Kỳ thi học sinh giỏi các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ lần thứ X năm 2022

Published on Nov 18, 2020

"Tổng hợp đề chính thức và đề xuất kì thi hsg khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn Hóa học khối 11 năm 2017 có đáp án" //app.box.com/s/0qco...

DẠY KÈM QUY NHƠN OLYMPIAD

Follow this publisher - current follower count:232

Công khai toàn bộ bài làm, quá trình làm bài của thí sinh

Kỳ thi học sinh giỏi các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ môn Tin học là hội thi học sinh giỏi thường niên dành cho các trường trung học phổ thông chuyên ở khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ.

Năm nay, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kỳ thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến trong ngày 14/8 với sự tham gia của 488 thí sinh khối 10 và 314 khối 11 đến từ 55 trường chuyên trong cả nước.

Điều đặc biệt, trong bối cảnh đa phần địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội, lần đầu tiên đa phần thí sinh đã phải ngồi tại nhà tham dự kỳ thi qua ứng dụng Zoom.

Thí sinh làm bài thi qua ứng dụng Zoom

Thầy giáo Lê Thanh Bình, Tổ trưởng tổ Tin, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương, thành viên Ban Tổ chức kỳ thi cho biết, tổ chức môt kỳ thi trực tuyến, với việc các thí sinh làm bài tại nhà là một thách thức lớn đối với Ban tổ chức. Cái khó nhất là làm sao đảm bảo được sự trung thực, minh bạch nhất có thể.

Một trong những giải pháp là ngay trước kỳ thi, Ban Tổ chức đã gửi thư kêu gọi sự tự giác của mỗi thí sinh.

“Do làm bài ở nhà, mọi phương pháp trông thi đều dễ dàng bị “hack”, các bạn sẽ rất dễ trao đổi, hỏi bài, search Internet.

Ban Tổ chức kêu gọi các bạn học sinh cố gắng xứng đáng là học sinh chuyên, xứng đáng với nỗ lực của các thầy cô giáo, giữ gìn danh dự và giữ vững trách nhiệm bản thân: Hãy trung thực trong khi thi”, thư viết.

Thầy Bình cho biết, các thầy cô trong Ban Tổ chức coi kỳ thi là một dịp để học sinh được rèn luyện tính trung thực. Tham dự kỳ thi, các em không chỉ thi về kiến thức, mà còn để các em có cơ hội thử thách bản thân, vượt lên chính mình và trưởng thành.

Trong quá trình thi, máy tính thí sinh không bị ngắt mạng, các em cũng không bị cấm nói chuyện qua mạng xã hội. Ban Tổ chức có dùng các biện pháp để giám sát các em, nhưng vẫn có những sự cố bất khả kháng, nếu muốn, các em vẫn có thể tìm cách “lách”, cho nên quan trọng nhất, vẫn kêu gọi ý thức của mỗi cá nhân.

Thầy giáo Hồ Đắc Phương, giáo viên phụ trách đội tuyển Tin, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên [Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội] cho biết, sau khi thí sinh nộp bài, bài làm của thí sinh được gửi đến cho toàn bộ giáo viên để họ có thể kiểm tra, giám sát, phát hiện gian lận [nếu có], mọi thắc mắc có thể gửi về Ban tổ chức kỳ thi. Quá trình thi của thí sinh cũng được quay lại và công khai trên youtube, các thí sinh có thể giám sát chéo lẫn nhau. Tất cả để đảm bảo sự minh bạch, trung thực nhất có thể.

"Đáng tiếc, Ban tổ chức đã nhận được báo cáo về việc có sự gian lận, giống nhau trong bài làm của thí sinh. Sau khi kiểm tra lại, bài làm của thí sinh đó đã nhận điểm 0. Tất cả để các em thấy rằng, kỳ thi đặt sự  trung thực, nghiêm túc lên cao nhất, chứ không phải vấn đề điểm số" - thầy Phương nói.

Vì sao thi online?

Thầy Lê Thanh Bình chia sẻ, theo kế hoạch, kỳ thi diễn ra vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, giữa tháng 5 dịch bùng phát, kỳ thi buộc phải hoãn. Đến tận tháng 8, dịch vẫn diễn biến phức tạp, Ban tổ chức đã bàn bạc, đi đến quyết định vẫn tổ chức kỳ thi cho các em, bằng hình thức làm bài từ xa.

Lý do là vì, các thầy cô muốn giữ lại cho các em một sân chơi bổ ích. Các thầy cô coi đây là cơ hội để giữ lửa cho phong trào học tập của các em.

“Và điều đặc biệt, việc tổ chức thành công kỳ thi sẽ truyền cho các em tinh thần vượt qua khó khăn, vượt lên dịch bệnh”, thầy Bình chia sẻ.

Thầy Bình cho biết, các thí sinh được chia làm 10 phòng thi trực tuyến, mỗi phòng đều có giám thị theo dõi và Ban Tổ chức có thể theo dõi được tất cả các thí sinh. 

Trong quá trình thi, cũng có một số sự cố xảy ra như mất điện, mất internet dẫn tới tạm dừng video… Đó là những thứ bất khả kháng, không tránh được. Tuy nhiên, theo thầy Bình, việc tổ chức kỳ thi thành công cho thấy, chúng ta hoàn toàn có thể tổ chức các kỳ thi trực tuyến, góp phần thúc đẩy phong trào học tập của các em.

Việc tham gia kỳ thi hoàn toàn là mong muốn, nguyện vọng của các em, không hề có sự ép buộc từ phía các thầy cô hay Ban Tổ chức. Tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… ngay trong tâm dịch, các thí sinh vẫn tham gia thi được.

"Điều đó cho thấy, nhu cầu có được một sân chơi trí tuệ của các em rất lớn. Và dù khó khăn, nhưng nếu có sự đồng lòng của các thầy cô giáo, nhà trường, phụ huynh và học sinh, chúng ta hoàn toàn có thể làm được những việc tưởng như không thể" - thầy Bình nói.

Em Phạm Quang Minh, học sinh lớp 11 Tin, Trường Phổ thông Năng khiếu [ĐH Quốc gia TPHCM], chia sẻ, việc giành được huy chương Vàng đối với em là niềm vui lớn. Minh từng là thủ khoa đầu vào lớp 10 chuyên Anh của trường nhưng đã chuyển hướng sang học Tin học.

"Suốt nhiều tháng học online do dịch bệnh, kết quả này giúp em thấy được kết quả của sự nỗ lực, cố gắng. Đặc biệt, khiến em tự tin hơn vào con đường đã chọn" - Minh cho biết.

Mai Nguyễn

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhằm đảm bảo an toàn và phòng chống sự lây lan, nhiều trường đại học có các bài thi năng khiếu để tuyển sinh đã quyết định chuyển sang hình thức thi trực tuyến [online].

Kỳ thi năm nay có tổng số 42 trường tham gia, trong đó không chỉ có các tỉnh thuộc khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ mà còn có cả các đơn vị đến từ khu vực trung du, miền núi phía Bắc, khu vực miền Trung, miền Nam, bao gồm các trường:

  1. Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Thái Nguyên;
  2. THPT Chu Văn An-Hà Nội;
  3. THPT Chuyên Bắc Giang;
  4. THPT Chuyên Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh;
  5. THPT Chuyên Biên Hòa-Hà Nam;
  6. THPT Chuyên Bình Long - Bình Phước;
  7. THPT chuyên Đại học Vinh - Nghệ An;
  8. THPT Chuyên ĐHSP Hà Nội;
  9. THPT Chuyên Hạ Long - Quảng Ninh;
  10. THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam;
  11. THPT Chuyên Hoàng Lê Kha - Tây Ninh;
  12. THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình;
  13. THPT chuyên Hùng Vương - Bình Dương;
  14. THPT chuyên Hùng Vương - Phú Thọ;
  15. THPT Chuyên Hưng Yên - Hưng Yên;
  16. THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt - Kiên Giang;
  17. THPT Chuyên KHTN - ĐHQG Hà Nội;
  18. THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa;
  19. THPT Chuyên Lào Cai - Lào Cai;
  20. THPT Chuyên Lê Khiết - Quảng Ngãi;
  21. THPT chuyên Lê Quý Đôn - Bình Định;
  22. THPT chuyên Lê Quý Đôn - Quảng Trị;
  23. THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng;
  24. THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Điện Biên;
  25. THPT Chuyên Lê Thánh Tông - Quảng Nam;
  26. THPT Chuyên Lương Văn Tụy – Ninh Bình;
  27. THPT Chuyên Ngoại Ngữ-ĐHNN – ĐHQG;
  28. THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam;
  29. THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành - Yên Bái;
  30. THPT Chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương;
  31. THPT Chuyên Quốc Học - TT.Huế;
  32. THPT chuyên Sơn La - Sơn La;
  33. THPT Chuyên Thái Bình - Thái Bình;
  34. THPT Chuyên Thái Nguyên  - Thái Nguyên;
  35. THPT Chuyên Trần Phú - Hải Phòng;
  36. THPT Chuyên Tuyên Quang - Tuyên Quang;
  37. THPT Chuyên Vĩnh Phúc - Vĩnh Phúc;
  38. THPT Hòn Gai - Quảng Ninh;
  39. THPT Yên Mỹ - Hưng Yên;
  40. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định;
  41. Trường THPT Đại học Giáo dục - Hà Nội;
  42. Trường THPT Năng khiếu - ĐH QG HCM.

Với sự góp mặt của 622 cán bộ, giáo viên và 1760 học sinh giỏi thuộc các trường chuyên trên phạm vi cả nước, trong đó có nhiều trường danh tiếng nằm trong tốp đầu toàn quốc, đây thực sự là một cuộc thi có tính cạnh tranh rất cao. Đoàn trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái tham gia 09 môn là Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh với tổng số 54 học sinh [mỗi môn có 06 học sinh, chia đều thành 2 khối lớp 10 và 11]. Kết quả, đoàn trường đã xuất sắc giành được 02 huy chương Vàng [môn Hóa 11 và Địa 10], 03 huy chương Bạc, 15 huy chương Đồng và 22 giải Khuyến khích, đạt tỉ lệ có giải là 78%. Đây là một kết quả khá tốt, giúp nhà trường giữ vững được thành tích trong nhiều năm tham gia sân chơi trí tuệ này.   

Đoàn giáo viên trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành phụ trách các môn thi

Trao thưởng cho các học sinh đại giải

Bên cạnh nội dung chính là thi học sinh giỏi các môn văn hóa, giáo viên và học sinh đến từ các tỉnh còn có điều kiện giao lưu, học hỏi chuyên môn, tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Thành Nam với các công trình nổi tiếng như: Đền Trần, tháp Phổ Minh, quảng trường trung tâm với bức tượng đồng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, khu mộ tưởng niệm của nhà thơ trào phúng Tú Xương, sân vận động Thiên Trường, hay các kiến trúc Pháp cổ còn được lưu giữ khá nguyên vẹn trong khuôn viên trường Chuyên Lê Hồng Phong, trường chính trị tỉnh,… Mảnh đất văn hiến này còn để lại ấn tượng trong bạn bè phương xa bởi nhịp sống vừa trầm mặc vừa hiện đại với những con phố cổ nhỏ nhắn, vuông vắn như ô bàn cờ kết nối với những đại lộ thênh thang, hoa lệ; những món đặc sản nức tiếng gần xa như phở bò gia truyền, kẹo sìu châu,… Thành phố tuy nhỏ nhưng không khí mát lành bởi còn có rất nhiều hồ nước, công viên, cây xanh trên khắp nẻo đường. Tạm biệt Nam Định với những ấn tượng tốt đẹp, hẹn gặp lại kì thi học sinh giỏi Duyên Hải lần thứ XII vào ngày này năm sau tại thành phố bên bờ di sản thiên nhiên thế giới - Quảng Ninh. 

Video liên quan

Chủ Đề