Làm sao để không nghĩ về một người

Suy nghĩ là những hoạt động thường ngày của trí óc con người. Nó giúp con người giải đáp được những thắc mắc trong cuộc sống hàng ngày, giúp con người vận hành cuộc sống. Tuy nhiên với xã hội hiện đại ngày càng áp lực và bộn bề công việc khiến nhiều người phải suy nghĩ quá nhiều gây ra mệt mỏi, căng thẳng và stress. Vậy làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều?

1. Tại sao suy nghĩ quá nhiều là một thói quen không tốt?

Suy nghĩ quá nhiều hay còn được gọi là “trầm tư” chính là việc mà bạn luôn liên tục suy nghĩ về một vấn đề gì đó theo một cách rất lo lắng và căng thẳng. Bên cạnh đó bạn không chuyển hóa thành hành động mà chỉ luôn ở trong trạng thái thụ động.

Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều?

Suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến bạn nghĩ rằng mình đang thực sự gặp vấn đề, và việc suy nghĩ như vậy không tạo ra giải pháp mà còn khiến vấn đề đó chuyển biến theo hướng nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, việc suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, tiêu tốn thời gian và năng lượng mà không giải quyết được việc gì.

Theo một nghiên cứu, những người hay trầm tư có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn tới 4 lần so với người khác. Việc trầm tư hay suy nghĩ quá nhiều thực sự không đem lại bất kỳ tác dụng nào, thậm chí nó còn làm giảm khả năng tìm ra cách giải quyết vấn đề. Cuối cùng, người có triệu chứng này sẽ càng cảm thấy bi quan và luôn ở trong trạng thái tồi tệ về cảm xúc.

Suy nghĩ quá nhiều không phải là giải pháp

Vậy làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều? Hãy tiếp tục giải đáp câu hỏi này trong phần tiếp theo của bài viết.

2. Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều?

2.1. Hãy tập nhận thức vấn đề của chính mình

Cảm xúc và hành động của bạn như thế nào sau mỗi lần suy nghĩ quá nhiều? Hầu hết những thứ mang lại đều tiêu cực: tâm trạng cáu kỉnh, lo lắng, cảm thấy căng thẳng nhiều hơn,... Bạn hãy để ý tới những phản ứng này và cố gắng thay đổi suy nghĩ của chính mình, bởi nhận thức chính là chìa khóa để thay đổi mọi suy nghĩ.

2.2. “Đánh lạc hướng” suy nghĩ

Một câu trả lời rất hiệu quả cho làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều đó chính là chuyển dòng suy nghĩ, hãy đứng dậy và thực hiện một công việc mà bạn yêu thích. Có thể là nấu một món ăn mà bạn thích, vẽ một bức tranh hay đọc một cuốn sách, tập yoga, chơi thể thao,...

Việc này sẽ giúp tâm trạng bạn cảm thấy tốt hơn, thoải mái hơn, khi đó các suy nghĩ sẽ chỉ tập trung vào việc bạn đang làm khiến hạn chế suy nghĩ lan man. Tuy nhiên việc mất tập trung sẽ có thể xảy ra do những suy nghĩ trước đó quay trở lại khiến tâm trạng bạn bất ổn. Khi đó hãy tạm dừng việc “đánh lạc hướng” suy nghĩ và đối diện với chúng. Bạn nên dành ra một khoảng thời gian để cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến bản thân suy nghĩ không ngừng và giải quyết chúng triệt để.

Đắm chìm tâm trí trong những cuốn sách giúp bạn không suy nghĩ quá nhiều

2.3. Thư giãn và hít thở sâu

Thư giãn cơ thể và điều chỉnh nhịp thở là một cách rất tốt để ngừng việc suy nghĩ quá nhiều. Việc này sẽ giúp cải thiện tâm trạng của bạn, khiến tâm trí thư thái và thoát khỏi những suy nghĩ không ngừng. Mức độ cao hơn của hành động này đó chính là thiền định, bạn có thể tham khảo các video hướng dẫn hoặc tham gia các lớp học thiền để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách hít thở sâu đơn giản mà bạn dễ dàng thực hiện như sau: trước tiên bạn hãy tìm một không gian thoải mái và nhiều ánh sáng để ngồi, sau đó hãy thư giãn cổ và vai, hai tay thả lỏng và bắt đầu hít thở sâu. Hãy hít vào bằng mũi và thở ra bằng mồm, thực hiện liên tục sẽ giúp cải thiện tâm trạng và khiến bạn thoát khỏi những suy nghĩ.

2.4. Nhìn nhận mọi việc một cách tổng quát hơn

Suy nghĩ sâu sắc và suy nghĩ quá nhiều chỉ cách nhau một ranh giới mong manh. Suy nghĩ sâu sắc là rất tốt, nó sẽ giúp bạn nhìn nhận và thấu hiểu vấn đề. Suy nghĩ quá nhiều thì ngược lại, chúng khiến bạn rơi vào cái bẫy của tâm trí và khiến bản thân tự hủy hoại những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chính vì vậy, mỗi khi lo lắng và suy nghĩ về một vấn đề gì đó, hãy tự vấn chính mình: vấn đề này còn ảnh hưởng đến mình trong 1 tuần tới, 1 tháng tới hay 1 năm tới nữa không?

Hãy sử dụng câu hỏi đơn giản này để nhìn nhận mọi việc một cách tổng quát hơn. Hãy mở rộng góc nhìn của mình để nhanh chóng thoát khỏi những suy nghĩ quá nhiều. Để dành tâm trí của mình cho những vấn đề có ích cho bản thân và những điều thực sự có ý nghĩa.

Hãy mở rộng góc nhìn và thoát ra khỏi những suy nghĩ

2.5. Tập đưa ra quyết định trong một khoảng thời gian giới hạn

Nhiều người thường rất khó đưa ra quyết định một cách nhanh chóng. Trước mỗi vấn đề trong cuộc sống, họ luôn suy nghĩ quá nhiều trong một thời gian rất dài rồi mới đưa ra quyết định. Chính vì vậy, hãy học cách đặt ra giới hạn cho mỗi kế hoạch hay quyết định trong cuộc sống hàng ngày của bạn, cho dù nó lớn hay nhỏ.

Ví dụ đơn giản có thể kể ra như:

  • Với những quyết định nhỏ như: mặc quần áo gì, ăn món gì hay khi nào đi tập thể dục, nấu ăn,... hãy giới hạn suy nghĩ trong vòng 30 giây hoặc ít hơn để đưa ra quyết định.

  • Với những quyết định lớn hơn thì hãy giới hạn thời gian rộng hơn. Ví dụ suy nghĩ 30 phút/ một ngày, tối đa trong vòng 1 tuần hoặc ít hơn để đưa ra quyết định.

Đây là một cách khá hiệu quả trong những cách làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều.

2.6. Đừng suy nghĩ, hãy hành động

Hãy rèn luyện cho mình thói quen hành động ngay chứ đừng suy nghĩ quá nhiều. Thói quen này sẽ giúp bạn ít trì hoãn hơn, ít có những ý nghĩ tiêu cực hơn do không phải suy nghĩ.

Chình vì vậy, mỗi khi bạn có một công việc hay nhiệm vụ gì đó, hãy đặt ra cho mình một giới hạn thời gian và thực hiện công việc đó ngay lập tức. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ nhất, cách này sẽ giúp bạn đỡ bị ngợp và trì hoãn công việc. Bạn sẽ vẫn có thể lo lắng và suy nghĩ nhiều thứ, tuy nhiên hãy tập trung hoàn thành từng bước nhỏ. “Tích tiểu thành đại”, hãy kiên trì và bạn sẽ làm được thôi!

2.7. Mục đích sống của bạn là gì? Hãy bắt đầu thực hiện nó ngay thôi!

Và đáp án cuối cùng cho câu hỏi: Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều đó chính là bạn hãy xác định mục đích sống của mình và lên kế hoạch thực hiện nó.

Một thống kê cho thấy có tới hơn 50% những người suy nghĩ quá nhiều là do họ có thời gian rảnh mà không biết làm gì có ích. Thay vì biến mình thành như vậy, tại sao bạn không hành động ngay theo những gì bản thân mình mong muốn đi?

Hãy tự nhận thức chính bản thân mình để tìm ra mục đích sống, lên kế hoạch nó, chia nhỏ và giới hạn thời gian thực hiện. Sau đó hãy tạm ngừng suy nghĩ và hành động ngay từng bước nhỏ. Hãy tập trung thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra và đừng suy nghĩ quá nhiều, chắc chắn bạn sẽ thành công!

Mục đích sống của bạn là gì?

Cuộc sống mặc dù nhiều khó khăn cùng bộn bề lo toan nhưng nó vẫn luôn tươi đẹp. Được sống trên thế gian này đó là một điều hạnh phúc, hãy cảm nhận cuộc sống. Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều. Hãy suy nghĩ “thoáng” hơn, bạn sẽ nhận ra cuộc sống này có rất nhiều điều thú vị mà bạn chưa khám phá tới. Hãy tận hưởng niềm vui của ngày hôm nay, của từng khoảng khắc trong hiện tại, để mình được sống một cách trọn vẹn nhất!

Bạn từng phát hiện thấy mình không thể dừng suy nghĩ về một ai đó và những gì họ đã nói hoặc làm, và bạn bị tổn thương ra sao bởi hành động của họ? Khi có ai đó gây tổn thương cho chúng ta, cho con chúng ta hoặc người chúng ta yêu thương, nói xấu sau lưng chúng ta hoặc có những hành động điên rồ làm chúng ta mất mặt, chúng ta có thể bị mắc kẹt trong những suy nghĩ về họ nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Chúng ta đang rửa chén, đang lái xe hoặc đang dắt chó đi dạo và chúng ta không thể dừng nghĩ về họ không tử tế, không chân thật và ích kỷ như thế nào. Hình ảnh của họ, lời nói của họ liên tục xuất hiện trong tâm trí chúng ta. 5 giờ, 5 ngày, 5 tuần sau đó, chúng vẫn ở đó – chúng ta nhìn thấy khuôn mặt họ trước mắt chúng ta, ngay cả khi chúng ta không gặp họ trong suốt thời gian đó. Làm thế nào chúng ta có thể dừng cảm giác xung đột trước sự điên rồ của người khác? Làm thế nào chúng ta có thể dừng nghĩ về họ – hoặc chúng ta nên làm gì khác đi khi những ý nghĩ đó cứ hay xuất hiện trong tâm trí chúng ta? Suy nghĩ độc hại theo chu kỳ. Đa số chúng ta biết rằng kiểu suy nghĩ nghiền ngẫm này là có hại cho chúng ta về mặt thể lý và tâm lý. Các nghiên cứu cho thấy, một tâm trí nghiền ngẫm, một đầu óc suy nghĩ lan man là một tâm trí bất hạnh và không lành mạnh. Khi tâm trí chúng ta chứa đầy những cuộc đấu khẩu, sự tức giận hoặc mất mát diễn đi diễn lại thì chúng ta đang ở trong tình trạng stress có hại. Các nhà khoa học có thể chỉ ra sự nghiền ngẫm đóng một vai trò như thế nào trong các loại bệnh bao gồm trầm cảm, ung thư, bệnh tim và bệnh về hệ miễn dịch. Những hóa chất stress chúng ta đắm mình trong đó thì nguy hại cho chúng ta nhiều hơn những chuyện thực tế đã xảy ra với chúng ta lúc đầu. Thêm nữa, suy nghĩ độc hại không làm bạn cảm thấy tốt. Nó giống như mắc vào một lực ly tâm, thú vị được vài phút và bây giờ nó chỉ khiến bạn cảm thấy phát ốm và muốn thoát khỏi. Nhưng bạn không thể thoát khỏi. Chúng ta rất nỗ lực để loại bỏ bất kì điều gì độc hại khỏi cuộc sống chúng ta. Chúng ta mua thực phẩm hữu cơ, chúng ta tránh thức ăn không lành mạnh, chúng ta loại bỏ những hóa chất khỏi ngôi nhà chúng ta. Chúng ta mua mỹ phẩm hữu cơ. Nhưng chúng ta ít nỗ lực để làm sạch tâm trí chúng ta. Giải pháp nào để làm sạch suy nghĩ độc hại? Trong cuốn sách của tôi, The Last Best Cure, tôi đã phát triển nhiều hiểu biết về làm sao để dừng nghiền ngẫm, lo lắng và tái diễn những suy nghĩ về một ai đó hoặc việc gì đó. 8 cách sau là có hiệu quả với tôi – nhiều cách dựa trên lời dạy của những vị lãnh đạo về thiền định và tỉnh thức. Hãy chọn những cách phù hợp nhất với bạn

1. Hãy chờ đợi và xem chuyện gì xảy ra tiếp theo. Chúng ta thường có thôi thúc muốn phản ứng lại ai đó hoặc tình huống khó khăn nào đó ngay lập tức. Nhà tâm lý Phật học Sylvia Boorstein khuyên rằng, chúng ta hãy cho phép bản thân chờ đợi và xem điều gì xảy ra.

2. Thoát khỏi trò chơi đổ lỗi. Chọn những sự kiện trong quá khứ và cố gắng đổ lỗi cho một ai đó hiếm khi hiệu quả. Những chuyện xấu và những sự hiểu lầm thường “xảy ra” thông qua một loạt sự kiện, giống như hiệu ứng domino. Không có một ai có lỗi hoàn toàn vì kết quả cuối cùng. Sylvia Boorstein có một câu nói nhắc nhở chúng ta về sự thật này: “Đầu tiên điều này xảy ra, tiếp đó điều kia xảy ra, sau đó điều đó xảy ra, rồi điều đó xảy ra. Và đó là cách chuyện gì đó đã xảy ra.”

3. “Xử lý vấn đề lớn nhất của bạn trước tiên.” Giáo viên dạy thiền định Norman Fischer cho rằng bất kể chuyện gì đã xảy ra, thì vấn đề lớn nhất chúng ta đối mặt đó là sự tức giận của riêng chúng ta. Sự tức giận của chúng ta tạo ra một đám mây cảm xúc ngăn không cho chúng ta đáp ứng theo cách hiệu quả. Sự tức giận của chúng ta thực sự là vấn đề lớn nhất của chúng ta. Xử lý bản thân bạn – ngồi thiền, tập thể dục, nói ít và dành cho bạn nhiều thời gian, bất kì điều gì nó cần – trước khi bạn quan hệ người khác.

4. Đừng cố suy đoán người khác. Đây là lời dạy khác của Norman Fischer. Hãy hỏi bản thân, nếu người khác đang cố suy đoán bạn đang nghĩ gì, hoặc động cơ của bạn là gì, thì bạn nghĩ họ đúng như thế nào? Họ có lẽ sẽ không có manh mối về điều gì thực sự đang diễn ra trong đầu bạn. Vậy tại sao lại cố suy đoán người khác đang nghĩ gì? Khả năng cao là bạn sẽ sai, nghĩa là tất cả những sự nghiền ngẫm của bạn về người khác là rất phí thời gian.

5. Những ý nghĩ của bạn không phải là sự thật. Đừng tin vào mọi điều bạn suy nghĩ. Chúng ta trải nghiệm những cảm xúc của chúng ta – lo lắng, căng thẳng, sợ hãi và stress – trong cơ thể chúng ta. Những cảm xúc của chúng ta là thuộc cơ thể. Nhưng chúng ta thường xem điều này như một dấu hiệu cho thấy những ý nghĩ của chúng ta nhất định là sự thật. Giáo viên phật học Tsokyni Rinpoche dạy rằng khi chúng ta bị tấn công bởi nỗi lo lắng, hối tiếc, sợ hãi, tức giận, hãy nhớ là trạng thái cảm xúc và cơ thể chúng ta đang trải nghiệm là “Thật nhưng không đúng.”

6. Bạn có thể phát triển như thế nào từ chuyện này? Nhà tâm lý Tara Brach cho rằng khi chúng ta tức giận, cảm thấy bị xúc phạm trước điều gì đó, hoặc chỉ trích, cáu kỉnh vì chúng ta bị người khác đối xử sao đó, chúng ta tăng thêm nỗi khổ của mình. Một sự kiện + phản ứng của chúng ta = đau khổ. Khi chúng ta có thể sống trong hiện tại với những cảm xúc của chúng ta và thẩm tra tại sao chúng ta trải nghiệm một phản ứng mạnh mẽ như vậy và những cảm xúc của chúng ta nói với chúng ta điều gì về bản thân, thì đó là một cơ hội học hỏi. Một sự kiện + thẩm tra + sự có mặt ở hiện tại = phát triển. Tập trung những ý nghĩ của bạn vào sự phát triển.

7. Tha thứ vì lợi ích của bạn. Nhà tâm lý Phật học Jack Kornfield dạy rằng, “Không cần thiết phải trung thành với nỗi khổ của bạn.” Chúng ta quá trung thành với đau khổ của chúng ta, “tập trung vào tổn thương tâm lý của ‘chuyện đã xảy ra với tôi.’ Vâng, nó đã xảy ra. Nó thật kinh khủng. Tha thứ không phải điều gì đó chúng ta làm vì người khác. Chúng ta tha thứ để chúng ta có thể thoát khỏi sự đau khổ sâu sắc đi cùng với việc bám chặt vào quá khứ.

8. Giải lao 90 giây. Bác sỹ tâm thần Dan Siegel nói rằng “Sau 90 giây, một cảm xúc sẽ hiện lên và hạ xuống như một con sóng trên biển.” Bạn chỉ mất 90 giây để thay đổi một tâm trạng, kể cả sự tức giận. Hãy cho bản thân 90 giây – khoảng 15 giây hít thở sâu – để không nghĩ đến người đó hoặc tình huống đó.

Nguồn Is Someone Driving You Nuts? Fifteen insights on how to stop thinking about someone who’s driving you crazy. Published on May 26, 2014 by Donna Jackson Nakazawa in The Last Best Cure

PsychologyToday

Video liên quan

Chủ Đề