Làm thế nào để mua cổ phiếu vinamilk

VNM là mã cổ phiếu của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam [Vinamilk]. Nhiều năm nay, Vinamilk luôn giữ vị trí số 1 trong ngành sữa Việt Nam và công ty đang tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu.

Sự phát triển bài bản, “chắc tay” của doanh nghiệp này là điều tạo nên sức hút cho cổ phiếu VNM trong thời gian vừa qua. Năm 2022, thị trường liên tục rung lắc và lao dốc mạnh nhưng giá cổ phiếu VNM đang thể hiện một sự ổn định đáng kinh ngạc. Việc mua vào để nắm giữ lâu dài cổ phiếu này trong thời gian tới được nhiều chuyên gia khuyến khích.

Thông tin về doanh nghiệp

Vinamilk là công ty sữa chiếm thị phần cao nhất tại Việt Nam với 240,000 điểm bán lẻ kênh truyền thống; 5,400 điểm bán lẻ kênh siêu thị; 2,400 điểm bán lẻ kênh cửa hàng tiện lợi, 12 trang trại chuẩn Global G.A.P; 132,000 tổng đàn bò khai thác

VNM – Cổ phiếu của Vinamilk

Lĩnh vực kinh doanh

Công ty đang hoạt động trong các lĩnh vực:

Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ sữa.

  • Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu, sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè, café…
  • Bán lẻ thực phẩm và đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh.
  • Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê BĐS, kho bãi, bến bãi, vận tải hàng bằng ô tô, bốc xếp hàng hoá…

Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp

  • Năm 1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm nhà máy sữa Thống Nhất [tiền thân là nhà máy Foremost], nhà máy sữa Trường Thọ [tiền thân là nhà máy Cosuvina], nhà máy sữa Bột Dielac [tiền thân là nhà máy sữa bột Nestlé – Thụy Sỹ]. Khi đó công ty có tên gọi là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam
  • Năm 1982: Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp Thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I.
  • Năm 1992: Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ.
  • Năm 2003: Chính thức chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức CTCP với tên gọi là CTCP Sữa Việt Nam.
  • Từ những năm 2000, Vinamilk mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường nước ngoài. Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem tại New Zealand với dây chuyền công suất 32,000 tấn/năm. Ngoài ra, Vinamilk còn đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% doanh thu và tiếp tục tăng cao.

Đội ngũ lãnh đạo

Sự lớn mạnh và thành công của Vinamilk là thành quả từ công sức và tâm huyết của tất cả những thành viên trong công ty, đặc biệt là của những nhân sự chủ chốt – những con người luôn hết mình vì sự nghiệp chung của Vinamilk.

Nổi bật nhất trong số đó có bà Mai Kiều Liên, với hơn 27 năm kinh nghiệm trong vai trò Tổng Giám đốc của Vinamilk. Bà đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như Huân chương lao động Hạng Nhất do Nhà nước trao tặng [2006]; 4 lần được Forbes bình chọn là Một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á [2012 – 2015]; giải thưởng Nhà quản trị doanh nghiệp xuất sắc [2014] do Corporate Governance Asia bình chọn; giải thưởng Nikkei, giải New Zealand Asia cho những đóng góp của bà; giải thưởng “Thành tựu trọn đời” do Forbes lần đầu vinh danh [2018].

Thông tin về mã cổ phiếu VNM

Thông tin chung về mã cổ phiếu

Năm 2006, mã cổ phiếu VNM được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chung liên quan đến mã cổ phiếu VNM:

  • Mã giao dịch: VNM
  • Sàn giao dịch: HOSE
  • Nhóm ngành: Sản xuất
  • Ngành: Sản xuất thực phẩm
  • Ngày niêm yết: 19/01/2006
  • Vốn điều lệ doanh nghiệp: 20,899,554,450,000 [tháng 12/2022]

Lịch sử giá và giao dịch cổ phiếu VNM trong năm 2022

Từ 01/01/2022 đến 30/12/2022

  • Biến động giá: -4,647 VNĐ [-5.76%]
  • Giá đóng cửa cao nhất: 83,507 VNĐ [05/12/2022]
  • Giá đóng cửa thấp nhất: 61,287VNĐ [15/06/2022]
  • KLGD/ ngày: 2,243,846 cổ phiếu
  • Phiên có KLGD nhiều nhất: 9,645,800 cổ phiếu [31/03/2022]
  • Phiên có KLGD ít nhất: 712,300 cổ phiếu [22/07/2022]

Điểm nổi bật về doanh nghiệp và mã cổ phiếu VNM

Tiềm năng của Vinamilk: Theo Hiệp hội sữa Việt Nam, mỗi người Việt Nam hiện tại chỉ đang tiêu thụ trung bình khoảng 27 lít sữa một năm, đây là mức khá thấp nếu so với mức 38 lít/người/năm tại châu Á và 100 lít/người/năm trên thế giới. Cùng với mức tăng trưởng GDP cao và cơ cấu dân số trẻ, thị trường sữa Việt Nam mặc dù đã tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn còn dư địa tăng trưởng trong tương lai. Ước tính thị trường sữa Việt Nam sẽ tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 2023-2026 với CAGR ở mức 8%.

Ngoài ra, các thị trường nước ngoài vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng trong các năm tới do thị phần của Vinamilk còn nhỏ, công ty đang dần thâm nhập vào các thị trường lớn, đầy tiềm năng như Trung Quốc và những nước có tỷ lệ tiêu thụ sữa khiêm tốn và có dư địa tăng cao như Campuchia. Các chuyên gia cho rằng CAGR của mảng doanh thu tại nước ngoài của Vinamilk vẫn sẽ đạt mức 10%-12% cho giai đoạn 2022-2026.

Về cổ phiếu VNM: Vinamilk là doanh nghiệp có truyền thống chi trả cổ tức cao hàng năm. Trong suốt gần 17 năm niêm yết, chưa năm nào doanh nghiệp này không chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Tỷ lệ chi trả cổ tức những năm gần đây thường xuyên duy trì từ 40-60%. Đây là con số cao so với các công ty khác trên thị trường, cho thấy hiệu quả kinh doanh và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp đầu ngành sữa.

Cổ phiếu này đang giao dịch quanh mức P/E 2022 là 18,x thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực. Mức định giá có thể tiếp tục rẻ hơn trong năm 2023 khi lợi nhuận được dự báo sẽ phục hồi.

Chứng khoán Pinetree miễn hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và lãi suất Margin 9,9%/năm từ 03/01/2023 không kèm điều kiện. Đây là chính sách tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Để mua mã cổ phiếu VNM, nhà đầu tư có thể tải app AlphaTrading, mở tài khoản eKYC chỉ 2 phút và giao dịch miễn phí tại đây.

Chủ Đề