Làm thế nào để trẻ hết trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là từ dùng để mô tả sự vận động ngược vào thực quản của những thành phần có trong dạ dày như không khí, thức ăn, dịch dạ dày, muối mật. Trào ngược thường gây trớ ít sữa ra miệng, hoặc kèm theo tiếng ợ. Tình trạng này thường xảy ra trong khi bú hoặc sớm sau khi bú. Đa số trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe, không cần làm xét nghiệm hay uống thuốc.

2. Nguyên nhân nào gây trào ngược dạ dày thực quản?

Trào ngược xảy ra do sự đóng lại không kín của cơ thắt ở phía đầu trên của dạ dày. Hơn 50% số trẻ sơ sinh bị trào ngược, tình trạng này là bình thường và vô hại. Trào ngược là vấn đề khi nó gây chậm tăng cân, gây nghẹt thở do hít vào đường thở, hoặc acid trong dịch dạ dày gây viêm thực quản. Những biến chứng này chỉ gặp vào khoảng 1% số trẻ.

3. Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài trong bao lâu?

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sẽ cải thiện dần dần khi trẻ lớn lên. Trong đa số trường hợp, trào ngược giảm dần và biến mất khi trẻ được 7-8 tháng tuổi. Lý do chủ yếu là trẻ ở lứa tuổi này có thể ngồi và ăn những thức ăn đặc hơn. Đến khi trẻ biết đi được vài tháng, tình trạng trào ngược nặng cũng có thể biến mất.

4. Bạn nên chăm sóc trẻ trào ngược như thế nào?

- Cho bú số lượng nhỏ: Khi bạn cho bú quá mức, vượt quá dung tích của dạ dày, sẽ gây ra trào ngược. Nếu con bạn đang tăng cân tốt, hãy giảm số lượng sữa [giảm khoảng 30ml trong mỗi lần bú so với số lượng sữa bạn đang cho]. Khoảng cách giữa các lần bú ít nhất 2 tiếng rưỡi đồng hồ đủ để cho dạ dày được làm trống. Chú ý: không áp dụng cách thức này nếu trẻ dưới 1 tháng và trẻ không tăng cân tốt.

- Tránh đè ép lên vùng bụng của trẻ, nhất là sau khi bú.

- Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng sau bú 30 phút.

- Cho trẻ ợ để làm giảm tình trạng trào ngược. Nên cho trẻ ợ sau khi kết thúc bữa bú, không dừng giữa chừng để cho trẻ ợ. Thời gian cho trẻ ợ mỗi lần không quá 1 phút, nên dừng sau đó nếu trẻ không ợ, vì không phải tất cả các trẻ đều ợ.

- Tư thế đúng lúc ngủ: Tất cả các trẻ có vấn đề về trào ngược nên ngủ ở tư thế nằm ngữa [không nên nằm sấp để tránh nguy cơ đột tử ở trẻ], và đầu giường nên kê cao hơn một chút. Nếu con bạn có vấn đề về hô hấp [thở nhanh, khó thở,…], bạn nên đưa đi khám bác sĩ.

Trào ngược dạ dày thực quản là sự di chuyển các phần thức ăn trong dạ dày vào thực quản. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD] là trào ngược gây ra các biến chứng như kích thích, các vấn đề ở đường hô hấp và chậm phát triển. Chẩn đoán thường dựa trên lâm sàng, bao gồm thử thay đổi chế độ ăn uống, nhưng một số trẻ cần phải chụp một loạt phim đường tiêu hoá trên, sử dụng đầu dò đo pH thực quản và đầu dò trở kháng và đôi khi cần nội soi. Trào ngược dạ dày thực quản chỉ cần trấn an. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bắt đầu bằng việc thay đổi cách tư thế khi cho ăn và sau khi cho ăn; một số trẻ nhỏ cần phải dùng các loại thuốc ức chế axit như là thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc chẹn H2. Rất ít khi cần đến phẫu thuật chống trào ngược.

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ, biểu hiện dưới dạng trớ sau khi ăn. Tỷ lệ bị trào ngược dạ dày thực quản tăng trong thời gian trẻ từ 2 đến 6 tháng tuổi [có thể là do tăng lượng đồ ăn lỏng vào mỗi lần cho ăn] và sau đó bắt đầu giảm sau 7 tháng tuổi. Trào ngược dạ dày thực quản khỏi ở khoảng 85% số trẻ nhỏ khi được 12 tháng tuổi và ở 95% số trẻ khi được 18 tháng tuổi. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD], đó là trào ngược gây ra các biến chứng, ít phổ biến hơn nhiều.

  • Cơ thắt thực quản dưới [LES] không thể ngăn chặn trào ngược các phần thức ăn trong dạ dày vào thực quản.

Áp lực cơ thắt thực quản dưới có thể giảm thoáng qua một cách tự phát [giãn cơ không thích hợp], đó là nguyên nhân gây trào ngược phổ biến nhất, hoặc sau khi tiếp xúc với khói thuốc lá và caffein [trong đồ uống hoặc sữa mẹ]. Thực quản thường có áp lực âm tính, trong khi dạ dày có áp lực dương. Áp lực trong cơ thắt thực quản dưới phải vượt quá gradient áp lực đó để ngăn ngừa trào ngược. Các yếu tố làm tăng gradient này hoặc làm giảm áp lực ở cơ thắt thực quản dưới có xu hướng gây trào ngược. Gradient áp lực có thể tăng lên ở trẻ nhỏ ăn quá nhiều [thức ăn dư thừa làm áp lực dạ dày cao hơn] và ở trẻ nhỏ bị bệnh phổi mạn tính [áp lực trong lồng ngực thấp hơn làm tăng gradient toàn bộ cơ thắt thực quản dưới] và do thay đổi tư thế [ví dụ: ngồi làm tăng áp lực dạ dày].

Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu là do axit dạ dày kích thích và do thiếu hụt calo vì thường xuyên bị trào ngược thức ăn.

Triệu chứng chính của trào ngược dạ dày thực quản là

  • Trào ngược thường xuyên [trớ]

Những người chăm sóc thường gọi tình trạng khạc nhổ này là nôn mửa, nhưng thực chất không phải là nôn mửa vì nó không phải do co bóp nhu động dạ dày. Trớ xảy ra dễ dàng và đặc biệt là không có gắng sức.

Trẻ nhỏ trong số những trẻ có trào ngược gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thêm các triệu chứng, như là dễ cáu, không muốn ăn và/hoặc các triệu chứng hô hấp như ho Ho ở trẻ em Ho là một phản xạ giúp tống các chất dịch trong đường thở ra ngoài, làm sạch đường thở, bảo vệ đường thở khỏi các dị vật xâm nhập, và có thể là triệu chứng của bệnh. Ho là một trong những triệu... đọc thêm hoặc khò khè Khò khè và hen ở nhũ nhi và trẻ nhỏ Thở khò khè là tiếng có âm độ tương đối cao do luồng không khí thổi qua các đường thở nhỏ bị hẹp và chèn ép. Khò khè thường xảy ra trong những năm đầu đời và điển hình là do nhiễm virut đường... đọc thêm tái đi tái lại và đôi khi là thở rít Thở rít Thở rít là một âm thanh có âm sắc cao, chủ yếu ở thì hít vào. Nó thường liên quan đến các bệnh lý cấp tính, như dị vật đường thở, nhưng cũng có thể là do các bệnh lý mạn tính hơn, chẳng hạn... đọc thêm . Rất ít khi trẻ bị ngưng thở ngắt quãng hoặc có các cơn uốn cong lưng và quay đầu sang một bên [hội chứng Sandifer]. Trẻ nhỏ có thể chậm tăng cân hoặc có khi, ít gặp hơn là giảm cân.

  • Đánh giá lâm sàng
  • Thường là chụp một loạt phim đường tiêu hóa trên
  • Đôi khi đo pH thực quản hoặc nội soi

Trẻ nhỏ dễ dàng trớ, trẻ phát triển bình thường và trẻ không có các triệu chứng khác [đôi khi được gọi là “trớ sinh lý”] có trào ngược dạ dày thực quản và không cần phải đánh giá thêm.

Bởi vì trớ rất phổ biến, nên nhiều trẻ nhỏ bị các tình trạng nghiêm trọng cũng có tiền sử bị trớ. Dấu hiệu cảnh báo trẻ có bệnh lý nào đó chứ không phải là chỉ trào ngược bao gồm nôn vọt, căng chướng bụng, nôn có máu hoặc mật, sốt, chậm tăng cân Chậm phát triển [FTT] ở trẻ em Chậm phát triển ở trẻ em là cân nặng liên tục dưới phân vị thứ 3 đến phân vị thứ 5 theo độ tuổi và giới tính, cân nặng giảm dần xuống dưới phân vị thứ 3 đến phân vị thứ 5 hoặc giảm 2 phân vị... đọc thêm , máu trong phân, tiêu chảy Tiêu chảy ở trẻ em Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước ở các trẻ bình thường. Tiêu chảy có thể kèm theo biếng ăn, nôn mửa, giảm cân cấp tính, đau bụng, sốt, hoặc đi ngoài phân máu. Nếu tiêu chảy nặng... đọc thêm dai dẳng và phát triển bất thường hoặc có các triệu chứng thần kinh [ví dụ: thóp phồng, co giật]. Trẻ sơ sinh có những dấu hiệu như vậy cần được đánh giá nhanh chóng. Nôn ra dịch mật Buồn nôn và Nôn mửa ở trẻ sơ sinh và trẻ em: Buồn nôn là cảm giác nôn sắp xảy ra và thường đi kèm với những thay đổi tự chủ, chẳng hạn như nhịp tim tăng lên và tiết nước bọt. Buồn nôn và nôn thường xảy ra theo trình tự; tuy nhiên, chúng... đọc thêm ở trẻ nhỏ là một cấp cứu nội khoa vì nó có thể là triệu chứng của và xoắn Tắc ruột non Tắc ruột là tình trạng suy giảm cơ học đáng kể hoặc bị ngừng hoàn toàn việc vận chuyển các chất trong ruột do bệnh lý gây tắc ruột. Các triệu chứng bao gồm đau thắt, nôn ói, bí trung đại tiện... đọc thêm

đoạn ruột giữa.

Biểu hiện kích thích do nhiều nguyên nhân, bao gồm các bệnh nhiễm trùng và các rối loạn thần kinh nghiêm trọng, cần được loại trừ trước khi kết luận rằng biểu hiện kích thích là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Trẻ nhỏ có các triệu chứng phù hợp với bệnh trào ngược dạ dày thực quản và không có các biến chứng nặng có thể được điều trị thử bằng điều trị nội khoa bệnh trào ngược dạ dày thực quản; nếu các triệu chứng cải thiện hoặc mất đi sẽ gợi ý chẩn đoán là bệnh trào ngược dạ dày thực quản và khi đó các kiểm tra khác là không cần thiết. Cũng có thể cho trẻ nhỏ ăn sữa thuỷ phân hoàn toàn [không có chất gây dị ứng] trong 2 đến 4 tuần để xem các triệu chứng có phải là do dị ứng thức ăn hay không.

Trẻ nhỏ không đáp ứng với điều trị thử, hoặc có các dấu hiệu biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, có thể cần phải được đánh giá thêm. Thông thường, chụp hàng loạt phim đường tiêu hóa là bước kiểm tra đầu tiên; nó có thể giúp chẩn đoán trào ngược và cũng có thể xác định bất kỳ tình trạng bất thường nào về giải phẫu là nguyên phát gây trào ngược. Phát hiện có trào ngược barit vào thực quản đoạn trên hoặc đoạn giữa rõ ràng hơn nhiều so với trào ngược chỉ ở thực quản đoạn dưới. Đối với trẻ nhỏ bị trào ngược sau khi ăn nhiều giờ, có thể bị liệt nhẹ dạ dày, có thể cần phải chụp quá trình làm rỗng dạ dày bằng dịch.

Nội soi đường tiêu hóa trên và sinh thiết đôi khi được thực hiện để giúp chẩn đoán nhiễm trùng hoặc dị ứng thức ăn, phát hiện, và đánh giá mức độ viêm thực quản. Nội soi thanh-khí-phế quản có thể được thực hiện để phát hiện viêm thanh quản hoặc các nốt ở dây thanh âm. Trước đây, sự hiện diện của các đại thực bào chứa nhiều lipid và/hoặc pepsin trong dịch hút phế quản được cho là giúp chẩn đoán trào ngược và hít phải thức ăn. Tuy nhiên, các đại thực bào chứa nhiều lipid hiện được công nhận là không có lợi ích gì và đo pepsin có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp.

  • Thay đổi chế độ ăn
  • Tư thế
  • Có thể dùng liệu pháp ức chế axit
  • Hiếm khi cần phẫu thuật

Đối với trẻ nhũ nhi có trào ngược dạ dày thực quản, điều trị cần thiết duy nhất là trấn an người chăm sóc trẻ rằng các triệu chứng là bình thường và sẽ không tiến triển. Trẻ nhỏ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần được điều trị, thường bắt đầu với các phương pháp bảo tồn.

  • Thức ăn đặc
  • Chia thành các bữa nhỏ hơn, tăng số bữa
  • Đôi khi sử dụng sản phẩm dinh dưỡng công thức [sữa công thức] không có chất gây dị ứng
  • Đối với trẻ bú mẹ, thay đổi chế độ ăn của mẹ

Bước đầu tiên, hầu hết các bác sĩ lâm sàng khuyến nghị cho ăn thức ăn đặc, có thể thực hiện bằng cách thêm 10 đến 15 mL [1/2 đến 1 thìa súp] ngũ cốc gạo vào 30 mL sản phẩm dinh dưỡng công thức [sữa công thức]. Công thức thức ăn đặc dường như ít gây trào ngược hơn, đặc biệt là khi trẻ nhỏ được giữ trong tư thế thẳng đứng từ 20 đến 30 phút sau khi cho ăn. Sữa công thức bổ sung thức ăn đặc có thể không chảy qua đầu bình sữa, do đó có thể cần phải cắt chéo núm vú của bình sữa để sữa có thể đi qua.

Chia thành các bữa nhỏ và cho ăn nhiều bữa hơn sẽ giúp giảm áp lực trong dạ dày và giảm thiểu lượng thức ăn trào ngược. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải duy trì đủ lượng sữa trong 24 giờ để đảm bảo sự tăng trưởng đầy đủ cho trẻ. Ngoài ra, vỗ lưng cho trẻ sau mỗi lần cho ăn 1 - 2 ao sơ có thể giúp giảm áp lực dạ dày bằng cách loại bỏ không khí trẻ nuốt vào.

Nếu các biện pháp bảo tồn thất bại, cần phải sử dụng sản phẩm dinh dưỡng công thức không có chất gây dị ứng ở trẻ bú sản phẩm dinh dưỡng công thức trong 2 đến 4 tuần vì những trẻ này có thể bị dị ứng thực phẩm. Sữa công thức không có chất gây ứng thậm chí vẫn hữu ích cho trẻ không bị dị ứng thức ăn vì có thể cải thiện quá trình làm rỗng dạ dày. Dị ứng sữa bò có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và có thể là một nguyên nhân của GERD. Một thử nghiệm về việc đưa bà mẹ vào chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt không chứa chất đạm từ sữa bò trong vài tuần có thể có hiệu quả. Tất cả trẻ em nên tránh xa các chất cafêin và khói thuốc lá.

Sau khi cho ăn, trẻ nhũ nhi được giữ ở vị trí thẳng đứng, không ngồi trong khoảng 20 đến 30 phút [ngồi, như ở ghế dành cho trẻ nhỏ, làm tăng áp lực dạ dày và không tốt cho trẻ].

Ba loại thuốc có thể được sử dụng trên trẻ nhũ nhi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản không đáp ứng với việc thay đổi chế độ ăn và tư thế khi ăn:

  • Thuốc điều hòa nhu động ruột

Hướng dẫn thực hành đồng thuận 2018 của các hiệp hội chuyên khoa Bắc Mỹ và châu Âu khuyến cáo rằng trẻ nhỏ và trẻ em bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản không đáp ứng với việc điều chỉnh thức ăn và tư thế cần phải được cho dùng thuốc ức chế bơm proton [PPI]. Nếu không có sẵn hoặc không thể sử dụng được thuốc ức chế bơm proton, thì có thể sử dụng thuốc chẹn H2. Các loại thuốc này không được khuyến nghị một cách đơn giản để điều trị khóc/buồn rầu và/hoặc nôn trớ có thể nhìn thấy. Phác đồ điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton thông thường là lansoprazole 2 mg/kg uống một lần mỗi ngày. Nếu trẻ đáp ứng, tiếp tục dùng thuốc trong vài tháng và sau đó giảm dần liều và dừng.

Thuốc điều hòa nhu động ruột [tăng nhu động] về mặt lý thuyết đem lại lợi ích bằng cách tăng tốc độ làm rỗng dạ dày và do đó làm giảm lượng thức ăn trong dạ dày và thời gian có phần thức ăn bị trào ngược. Các loại thuốc có thể bao gồm baclofen, bethanechol, cisapride, domperidone, erythromycin và metoclopramide. hướng dẫn thực hành đồng thuận đồng thuận khuyến nghị không nên sử dụng các loại thuốc điều hòa nhu động ruột làm phương pháp điều trị đầu tay, mặc dù baclofen có thể được thử dùng trước khi phẫu thuật cho trẻ nhỏ đã thất bại trong điều trị bằng thuốc chặn axit. Trong số các loại thuốc khác, bethanechol, cisapride, domperidone và metoclopramide không được khuyến nghị vì có khả năng gây tác dụng phụ. Đối với trẻ nhỏ bị viêm dạ dày, có thể sử dụng erythromycin. Một số bác sĩ lâm sàng đang sử dụng amoxicillin/clavulanate vì các đặc tính điều hòa nhu động của thuốc, nhưng điều này không được đưa vào hướng dẫn đồng thuận.

Trẻ nhỏ bị biến chứng nặng hoặc đe dọa đến tính mạng do trào ngược không đáp ứng với điều trị nội khoa có thể được xem xét để điều trị bằng phẫu thuật. Kiểu phẫu thuật chống trào ngược chủ yếu là phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị. Trong thủ thuật này, phần trên của dạ dày được bọc quanh thực quản đoạn xa để giúp thắt chặt cơ thắt thực quản dưới. Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị có thể rất hiệu quả trong việc giải quyết trào ngược nhưng có một số biến chứng. Nó có thể gây đau khi trẻ nôn [ví dụ: trong viêm đường tiêu hóa cấp] và nếu bọc quá chặt, trẻ có thể bị khó nuốt. Nếu có khó nuốt, có thể nong phần bọc đó bằng nội soi. Một số nguyên nhân về mặt giải phẫu cũng có thể phải được điều trị bằng phẫu thuật.

  • Hầu hết trào ngược ở trẻ nhỏ không gây ra các triệu chứng hoặc biến chứng khác và tự khỏi khi trẻ 12 đến 18 tháng tuổi.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD] được chẩn đoán khi trào ngược gây ra các biến chứng như viêm thực quản, các triệu chứng về hô hấp [ví dụ: ho, thở rít, thở khò khè, ngưng thở] hoặc chậm lớn.
  • Nếu các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhẹ có thể kê đơn điều trị thử bằng việc thay đổi chế độ ăn cũng như tư thế sau khi cho trẻ ăn.
  • Cân nhắc kiểm tra bằng cách chụp hàng loạt phim đường tiêu hóa trên, chụp quá trình làm rỗng dạ dày, đầu dò thực quản, hoặc nội soi cho trẻ nhỏ có triệu chứng nặng hơn của bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc cho trẻ có điều trị thử không hiệu quả.
  • Ức chế axit bằng thuốc ức chế bơm proton hoặc chẹn H2 có thể có tác dụng trên trẻ nhỏ có bệnh trào ngược dạ dày thực quản đáng kể.
  • Hầu hết trẻ nhỏ có bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc, nhưng một số ít trẻ cần phải điều trị bằng phẫu thuật.

Sau đây là một nguồn thông tin bằng tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

Làm thế nào để biết trẻ bị trào ngược dạ dày?

Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:.

Khó chịu khi nôn trớ.

Khó chịu sau khi ăn..

Nằm ngửa trong hoặc ngay sau khi ăn..

Ho hoặc nôn khan khi bú.

Tăng cân kém..

Chán ăn hoặc bỏ ăn..

Colic..

Đau bụng..

Trẻ bị trào ngược dạ dày khi nào hết?

Trào ngược dạ dày thực quản [GERD] Hầu hết trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đều bị trào ngược và sẽ tự động khỏi khi bé mới biết đi. Tuy nhiên nếu sau 18 tháng tuổi, trẻ vẫn tiếp tục bị trào ngược thì đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác nghiêm trọng hơn, đó là trào ngược dạ dày thực quản [GERD].

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cho bé bị trào ngược dạ dày.

Rau xanh: Rau củ quả tự nhiên có khả năng làm giảm lượng axit trong dạ dày [gợi ý: rau bí, bắp cải, súp lơ,…]..

Các loại đậu: Đậu chứa nhiều chất xơ, amino axit tốt cho trẻ bị trào ngược dạ dày [gợi ý: đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ...]..

Tại sao bé lại bị trào ngược dạ dày?

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cơ tâm vị yếu nhưng cơ môn vị lại rất phát triển. Do đó, thức ăn dễ ứ đọng lâu trong dạ dày và tạo điều kiện thuận lợi để gây ra hiện tượng trào ngược thực quản dạ dày ở trẻ em. Ngoài ra, dạ dày ở trẻ sơ sinh nằm ngang nên cũng rất dễ khiến trẻ bị trào ngược dạ dày.

Chủ Đề