Làm trò mèo nghĩa là gì

[Baonghean] - Mới đây, Malaysia - quốc gia chủ nhà SEA Games 29 đã gửi điều lệ bốc thăm các môn thuộc chương trình thi đấu đến các quốc gia thành viên, trong đó gây sốc nhất là việc nước chủ nhà tự cho phép mình quyền được chọn bảng đấu.

Biết được thông tin này, nhiều nước đã phản ứng ra mặt, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam khẳng định: “Nếu thông tin Malaysia tự cho mình quyền chọn bảng đấu là đúng thì Tổng cục sẽ có ý kiến và văn bản gửi tới BTC chủ nhà. Điều chủ nhà Malaysia đang làm là không đúng thông lệ quốc tế. Chúng tôi không đồng ý”.

Trên trang chủ của Liên đoàn bóng đá Việt Nam cũng đăng thông báo: “Nguyên tắc bốc thăm do chủ nhà Malaysia đưa ra, Liên đoàn bóng đá Việt Nam - VFF nhận thấy thiếu sự khách quan và không đảm bảo cân bằng về chuyên môn giữa các bảng đấu”. Về phía Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á - AFF, Tổng thư ký Ahmad Azzuddin cho biết: “Luật này quả chưa từng có. Vấn đề này liên quan đến môn bóng đá của các đội trong khu vực nhưng AFF không thể làm gì. Chỉ có Hội đồng Olympic, nơi tổ chức cuộc họp các Đoàn tham dự giải mới có thể đưa ra quyết định cuối cùng”.

Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên, nước chủ nhà một kỳ SEA Games làm “trò mèo” để làm sao mình có lợi nhất. Đó là những chiêu trò như: gạt bỏ một số nội dung mà mình không có lợi, mặc dù những môn này được thi đấu chính thức ở đấu trường lớn nhất quốc tế là Olympic và đưa vào những bộ môn mà đội chủ nhà có thế mạnh, mặc dù có những môn không được phổ biến tại các kỳ đại hội; những môn có đội chủ nhà tham dự thì họ cố tình thay đổi địa điểm, thời gian thi đấu, cho đến cách bốc thăm, chọn trọng tài… miễn sao đội nhà càng thuận lợi, càng có cơ hội đoạt huy chương càng tốt.

Còn nhớ, ở SEA Games 26 tổ chức tại Indonesia, hàng loạt môn như đánh bài, trượt patin, leo tường đã được nước chủ nhà đưa vào nội dung thi đấu. Hay SEA Games 27 ở Myanmar, nước chủ nhà cũng tranh thủ đưa môn thể thao biểu diễn chilone, rồi đua ngựa băng đồng vào nội dung tranh huy chương…

Trước đây, chủ nhà Việt Nam cũng từng gây sốc khi đưa bộ môn lặn vào SEA Games 22 và kết quả các kình ngư nước ta đã giành 13 trong tổng số 16 Huy chương Vàng. Các bộ môn chúng ta có lợi thế như Whusu, bắn súng, vật… cũng được chúng ta tận dụng tối đa, kết quả là môn vật, chúng ta đoạt 18 trong tổng số 22 HCV. Môn bắn súng, các xạ thủ của chúng ta đoạt 25 HCV, môn whusu đạt 13 HCV... Đó cũng là kỳ SEA Games chúng ta liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng từ ngày khai mạc cho đến bế mạc và xếp thứ nhất toàn đoàn với 158 HCV, trong khi đó Thái Lan về nhì với 90 HCV, Indonesia xếp thứ 3 với 50 HCV.

Chủ nhà Malaysia [áo sọc] đang tìm mọi cách để có được tấm HCV bóng đá tại SEA Games 29. Ảnh: Internet

Tất nhiên, không chỉ ở SEAGames mà ở các kỳ đại hội thể thao thế giới, bao giờ chủ nhà cũng có lợi thế về nhiều mặt, như VĐV không phải di chuyển xa, quen với điều kiện sống, và được sự ưu ái của trọng tài, Ban tổ chức… nhưng làm lộ liễu và thái quá thì chỉ có “vùng trũng” Đông Nam Á. Điều này tưởng chừng như đã được chấm dứt, khi một số nước như Thái Lan, Việt Nam, Singapore… đã bắt đầu chú ý đến đấu trường lớn hơn như ASIAD, OLYMPIC… chứ không tranh thủ giành huy chương ở “hội làng” Đông Nam Á để rồi hụt hơi tại các sân chơi lớn. Nhưng lần này với cách làm của chủ nhà Malaysia, xem ra “bệnh cũ” ở các kỳ SEA Games đã tái phát. Nếu như các thành viên tham gia không có ý kiến dứt khoát để thay đổi cách hành xử của chủ nhà Malaysia, thì SEA Games vẫn mãi chỉ là “hội làng”, khó có thể tiếp cận với các sân chơi thể thao lớn ở thế giới.

Đức Dũng

     Trong dân gian thường lưu truyền câu nói “trò mèo” hoặc liên quan đến từ này như “lại giở trò mèo”, “”đúng là trò mèo”… Tuy nhiên, “trò mèo” là gì, chưa ai đưa ra lời giải thích. Phải chăng từ này xuất phát từ câu chuyện liên quan đến mua bán mèo ở nông thôn ngày xưa?

     Chả là theo tập quán quê tôi, khi nhà ai đó có mèo đẻ con, hàng xóm muốn mua một chú mèo nhỏ về nuôi để bắt chuột. Tuy nhiên, do sợ xúi quẩy nên người có mèo không muốn bán [sợ rằng bán mèo từ bán cái nghèo cho láng giềng], ngược lại, người cần mèo lại không muốn mua mèo [mua mèo còn được quan niệm là mua cái nghèo]. Hoặc vì nhiều lý do khác, nên người có mèo sẵn lòng cho không chú mèo con. Người cần cũng không muốn nhận không chú mèo. Chính vì thế nảy sinh câu chuyện: người có mèo “cho”, người cần mèo “nhận”, nhưng sau khi nhận, thường để lại một chút tiền cho gia chủ để mong “lấy may”. Thực ra, việc mua – bán mèo chỉ là hình thức và nhằm “lấy lòng nhau” mà thôi.

Nếu sự việc trên được coi là “trò mèo” thì cũng không có gì là lạ.

     Ấy vậy mà hiện nay, cái được gọi là “trò mèo” như thế lại đang được các vị cấp dưới hiện nay vận dụng để hối lộ cấp trên mà không sợ sai luật.

     Chuyện kể, có người muốn hối lộ xếp nhân dịp Tết cổ truyền. Nhưng nếu mang tiền hay vật phẩm đến sẽ sai qui định pháp luật và bị coi là hối lộ. Thế là họ nghĩ ra “trò mèo”: người nọ cho đàn em mang đến biếu xếp một cây cảnh bon-sai có giá chỉ vài trăm ngàn đồng [chưa bị coi là hối lộ]. Sau khi xếp nhận xong, anh ta đến khen cây đẹp và nằn nỳ đề nghị xếp bán lại cái cây đó với giá hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Xếp vui vẻ bán. Người mua, kẻ bán vui vẻ vì “thuận mua, vừa bán”. Ai dám bảo đấy là hối lộ, là tham nhũng?

     Có kẻ khác còn “thoáng hơn”. Khi “biết” xếp tung tin cần mua một căn hộ chung cư ở khu đô thị mới. Kẻ này đến mong muốn xếp thương tình mua cho căn hộ mà mình đã đăng ký, đã cầm sổ đỏ với giá… vài triệu đồng. Xếp đồng ý mua. Thế là phi vụ “thuận mua, vừa bán” có sự chứng kiến của hàng xóm láng giềng được diễn ra công khai, đúng luật. Xếp vui vẻ, kẻ bán hài lòng. Ai dám nói đó là hối lộ?

     Và còn nhiều câu chuyện khác đại loại như vậy. Thậm chí họ còn mua bán kiểu như trên cả ô-tô loại “xế hộp” nữa chứ.  Đố người thi hành pháp luật nào dám nói rằng những vụ mua bán trên là vi phạm và đó là sự hối lộ, biếu tặng quá qui định!!! Tất cả đều đúng qui định về mua bán, sòng phẳng về giá cả theo kiểu “thuận mua, vừa bán”. Đúng là một kiểu hối lộ tinh vi. Có thể coi đó là “trò mèo” được không các bạn?

     Ai cũng biết, hối lộ và tham nhũng là căn bệnh trầm kha của xã hội. Ở Việt Nam, căn bệnh này luôn được lên án và có nhiều phương thuốc chữa trị. Tuy nhiên, với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt đã gây nhiều khó khăn cho việc phát hiện và chữa trị./.

     Hải Linh

Bãy cảnh giác nếu chàng có những dấu hiệu sau, bởi rất có thể chàng đang chơi trò "mèo vờn chuột" với bạn...

Người chủ động luôn là bạn

Bạn luôn là người chủ động nhắn tin, rủ anh ta đi chơi và và bạn cảm thấy nếu mình ngừng liên lạc thì sẽ không bao giờ nghe được tin tức gì từ anh ta. Khi bạn liên lạc, anh ta luôn trả lời, vui vẻ, thậm chí có thể còn tán tỉnh bạn. Anh ta còn chấp nhận cả lời mời đi chơi của bạn và dường như có vẻ rất thích bạn.

Đôi khi, anh ta cũng có thể chủ động liên lạc với bạn, nhưng có thể lặn mất tăm vài ngày hoặc vài tuần mà không liên lạc gì. Vì thế, bạn cảm thấy thực sự bối rối, khó hiểu về hành động của anh ta.

Khi một chàng trai đang lưỡng lự về tình cảm, anh ta có thể gửi những thông điệp hỗn hợp, chơi trò mèo vườn chuột với bạn và khiến bạn bối rối. Còn nếu anh ấy thực sự thích bạn, anh ấy sẽ kiên định. Nếu đây là tình huống bạn đang gặp phải, chỉ cần lùi lại một chút và xem anh ấy làm gì.

Anh ta thường cho bạn “leo cây”

Nếu anh ta thường xuyên hủy hẹn với bạn, đó là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy anh ta không coi trọng cảm xúc của bạn và không lo lắng về việc mất bạn. Khi một chàng trai thực sự thích bạn, anh ấy sẽ không hủy hẹn với bạn trừ khi có lý do chính đáng.

Việc anh ta hay hủy hẹn với bạn là dấu hiệu cho thấy không nghiêm túc với bạn, Hoặc có thể anh ta là một người ích kỷ, luôn đặt bản thân trên hết. Nó cũng chỉ ra rằng, anh ta vẫn đang tìm kiếm các lựa chọn khác. Và nếu anh ta đang chơi đùa với bạn thì có thể anh ta sẽ hủy hẹn với bạn khi có mối khác tốt hơn.

Tình cảm lúc nóng lúc lạnh

Anh ta có vẻ bị ám ảnh bởi bạn, liên lạc liên tục với bạn được một tuần và sau đó biến mất không dấu vết vào ngày tiếp theo. Đó là dấu hiệu cho thấy anh ta thờ ơ với bạn. Đàn ông không hành động như vậy với người phụ nữ mà họ thực sự quan tâm. Lúc khác bạn lại thấy anh ấy dường như rất quan tâm đến bạn và bạn cảm thấy thực sự tuyệt vời. Nhưng rồi khi anh ấy trở nên lạnh nhạt, lòng bạn lại tan nát và bối rối. Điều gì đang xảy ra trong đầu của anh chàng này vậy?

Rất nhiều phụ nữ cảm thấy bối rối trước những thông điệp trái chiều và cách cư xử lúc nóng lúc lạnh của người đàn ông. Thông điệp rất rõ ràng ở đây là, anh ta không chắc chắn về bạn. Rất có thể, anh ta thích bạn nhưng không thích bạn đủ nhiều nên cư xử như vậy

Bạn không hiểu nổi tình cảm của anh ta

Anh ta tốt bụng và thân thiện nhưng bạn không biết anh ta thực sự cảm thấy thế nào về bạn. Đôi khi có vẻ như anh ấy thực sự thích bạn, những lúc khác lại không hề quan tâm đến bạn. Anh ta không nói về cảm xúc của mình hay nói rằng muốn mối quan hệ đi đến đâu. Và bất cứ lúc nào bạn hỏi điều đó, anh ta đều pha trò hoặc lái sang chuyện khác.

Lý do anh ta muốn duy trì trạng thái không rõ ràng này là anh ta biết rằng mình không thực sự muốn có mối quan hệ với bạn nhưng lại có thể giữ bạn ở bên vì bạn không biết cảm giác thực sự của anh ta. Nhưng cũng có thể anh ta nghĩ rằng mình cần thêm thời gian để tìm hiểu cảm giác của mình. Dù thế nào thì trạng thái rối bời này cũng khiến bạn như muốn phát điên.

Giữ bí mật mối quan hệ của hai người

Anh ấy không giới thiệu bạn với bạn bè, gia đình của mình; không thực sự đưa bạn vào cuộc sống của anh ấy. Nếu mối quan hệ của bạn và anh ấy mới bắt đầu thì đây là điều bình thường và dễ hiểu. Nhưng nếu mối quan hệ đã được một vài tháng thì đây là hành vi kỳ quặc. Anh ta đang cố giấu điều gì đó với bạn hoặc cố giấu bạn với mọi người. Dù thế nào thì đây cũng là dấu hiệu không tốt cho mối quan hệ của bạn.

Không ở bên khi bạn cần

Anh ta xuất hiện khi cần điều gì đó hoặc muốn được đáp ứng nhu cầu của bản thân; nhưng khi bạn cần thì anh ta lại không ở bên bạn. Thật dễ dàng ở bên ai đó khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, nhưng anh ta sẽ thế nào khi mọi thứ trở nên khó khăn? Anh ta sẽ tiến về phía bạn, ở bên bạn hay lùi lại một bước?

Khi một chàng trai thực sự quan tâm đến bạn, anh ấy sẽ muốn ở bên bạn. Điều này không phải là gánh nặng hay việc phiền phức đối với anh ấy. Khi một chàng trai có thái độ lấp lửng nước đôi về tình cảm với bạn, anh ta sẽ viện bất cứ lý do gì để không thể ở bên bạn khi bạn cần.

Hành động và lời nói bất nhất

Đàn ông giao tiếp thông qua hành động nhiều hơn là lời nói. Điều này khiến nhiều chị em bối rối vì lời nói có ý nghĩa rất lớn đối với phụ nữ. Rất dễ dàng để một chàng trai nói: “Em yêu à, anh thích em nhiều lắm. Trước đây, chưa bao giờ anh có cảm giác này”. Nhưng phải xem anh ta thể hiện thế nào qua hành động. Nếu anh ta nói điều đó với bạn nhưng sau đó biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần, hoặc để bạn phải chờ đợi thì có thể anh ta đang phóng đại cảm xúc của mình thôi.

Khi cố gắng giải mã tình cảm của một chàng trai, hãy quan tâm đến hành động hơn là lời nói. Nếu lời nói và hành động của anh ta thống nhất thì thật tuyệt. Nếu không thì đó chỉ là thơ lãng mạn thôi, không có ý nghĩa gì cả. Còn nếu một chàng trai thực sự thích bạn, bạn sẽ không bao giờ phải giải mà vì điều đó sẽ thể hiện rõ ràng và hiển nhiên.

Cố tình làm bạn ghen

Đây là dấu hiệu mạnh mẽ của sự chưa trưởng thành và anh ấy cũng có thể đã học điều này từ những người được gọi là “nghệ sĩ tán gái” – người đã bảo anh ta hành động như một kẻ ngốc để khiến bạn thích anh ấy.

Anh ấy có thể nói về những người phụ nữ khác với bạn hoặc tán tình những phụ nữ khác trước mặt bạn. Đây có thể là cách anh ấy cố gắng khiến bạn thích hoặc là cách khẳng định rằng anh ấy không nghiêm túc với bạn để bạn không mong đợi quá nhiều.

Không muốn tìm hiểu về bạn

Khi chúng ta thực sự thích một ai đó, chúng ta muốn biết mọi thứ về họ. Chúng ta muốn biết cả quá khứ của họ với những câu chuyện, vết thương, nỗi buồn của họ. Ngược lại khi chúng ta thờ ơ với họ thì chúng ta cũng không quan tâm, muốn tìm hiểu về họ.

Nếu một chàng trai dường như chỉ quan tâm đến việc bạn nhìn thấy anh ấy như thế nào, bạn thích anh ấy thế nào thì anh ta chỉ đang lợi dụng bạn để thỏa mãn cái tôi của anh ấy và không xây dựng mối quan hệ thực sự với bạn đâu.

Trực giác của bạn cũng mách bảo vậy

Nếu bạn cho rằng anh chàng này đang chơi trò mèo vờn chuột và không nghiêm túc với bạn thì có lẽ bạn đã đúng. Vấn đề là bạn mong rằng mình đã cảm nhận sai. Bạn thực sự thích anh ấy và đang nắm bắt cứ điều gì để nắm giữ, hy vọng rằng bạn có thể đang cảm thấy không an toàn và trực giác của mình đã sai. Trực giác của phụ nữ rất nhạy bén và là một công cụ mạnh mẽ khi được sử dụng đúng cách. Vì thế, đừng bỏ qua những gì trực giác đang cố gắng nói với bạn./.

Lý Nam/VOV.VN [Nguồn: Anewmode]

Video liên quan

Chủ Đề