Lần đầu cho bé ăn dặm bao nhiêu là đủ

Ăn dặm là giai đoạn bé luyện tập kỹ năng nhai, nuốt, làm quen với hương vị thực phẩm ngoài sữa mẹ và hình thành thói quen ăn uống về sau. Vậy nên về nguyên tắc, ba mẹ nên cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn và khởi động từ 1 bữa xen kẽ với sữa lúc bé 6 tháng tuổi rồi tăng dần sang 3 bữa ăn/ ngày như người lớn sau khi bé được 1 tuổi.

Với lượng ăn dặm của bé 6 tháng tuổi, trong những bữa đầu, mẹ có thể cho bé ăn dặm 30-60ml/bữa. Nếu bé tỏ ra háo hức với thức ăn thì ba mẹ có thể tăng dần lên theo nhu cầu của trẻ. Lưu ý lượng thức ăn mỗi lần tùy thuộc vào độ tuổi và thể tích dạ dày. Theo thông tin từ WHO, thể tích tối đa mà dạ dày trẻ có thể chứa và tiêu hóa tốt là khoảng 30ml cho mỗi kg cân nặng.

Tuỳ vào khả năng ăn của bé mẹ có thể tăng lượng bột ăn dặm dần lên.

Ba mẹ lưu ý, khi lượng thức ăn dặm tăng dần, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt 1 năm đầu đời. Với trẻ 1 tuổi, sữa mẹ vẫn nên chiếm khoảng 55-60% khẩu phần ăn, ba mẹ không nên để trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào việc ăn dặm nhé!

Gợi ý lịch ăn dặm của bé 6 tháng tuổi

Để đảm bảo được lượng dinh dưỡng và năng lượng cần có mỗi ngày cho bé, bữa ăn mỗi ngày của trẻ có tần suất 4 – 6 bữa. Trong đó, trẻ sẽ cần 3 -4 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Song song đó, mẹ cần cho cho bé duy trì bú sữa mẹ theo nhu cầu trẻ. Ba mẹ hãy cùng tham khảo lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dưới đây nhé!

Trẻ nhỏ cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày để lớn lên khỏe mạnh và thông minh. Vào khoảng 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ/sữa công thức, hầu hết các bé đều đã bắt đầu được cho ăn dặm. Lúc này, con cần bú bao nhiêu sữa mẹ? Lượng ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi ra sao? Cùng Fitobimbi tìm hiểu cha mẹ nhé!

  • Trẻ 6 tháng bị táo bón: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
  • Trẻ 6 tháng đi ngoài mấy lần là bình thường?
    Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu ml là đủ?

Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Bạn băn khoăn về lượng ăn dặm cho bé 6 tháng? Bạn muốn biết bé 6 tháng ăn bao nhiêu ml cháo là đủ? Thông tin mà Fitobimbi cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mục đích chính của việc cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm là để con làm quen với thực phẩm mới. Vì vậy, trong thời gian này, cha mẹ không cần băn khoăn về liều lượng. Nếu con tỏ ra không thích, mẹ nên ngừng cho ăn và cho bé thử lại vào các bữa sau.

Khi mới cho bé ăn dặm, mẹ chỉ cần cho bé ăn khoảng 1 đến 2 thìa bột nhuyễn, sau đó tăng dần lên. Nếu trẻ tỏ ra háo hức với đồ ăn mới, thì cha mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm trong bữa ăn cho đến khi bé ăn được khoảng 50 – 100ml mỗi lần.

Thời gian đầu khi trẻ thực hiện ăn dặm, mẹ có thể cho con ăn một bữa mỗi ngày, cứ 2 tháng thì tăng thêm một bữa cho tới khi bé ăn được 3 bữa mỗi ngày. Như vậy, nếu bé 6 tháng mới bắt đầu tập ăn dặm với 1 bữa/ngày, thì khi bé được 8 tháng số bữa ăn sẽ tăng thành 2 bữa một ngày. Và số bữa ăn dặm của trẻ ở tháng thứ 10 có thể là 3 bữa/ngày.

Nếu con ăn ít hoặc ăn nhiều hơn so với những bé khác, song con vẫn phát triển khỏe mạnh, đạt được mốc cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn thì cha mẹ không cần lo lắng về lượng thực phẩm mà con ăn hàng ngày.

Cha mẹ không cần quá để ý về lượng ăn dặm cho bé 6 tháng

Lượng sữa cho bé 6 tháng tuổi

Bé 6 tháng bú bao nhiêu là đủ? Khi được 6 tháng tuổi, dạ dày của con đã phát triển hơn, lượng sữa bé 6 tháng cần bú hàng ngày trong khoảng 750 – 900ml, chia thành 5 lần bú, mỗi cữ bú khoảng 120 – 180ml sữa. Khoảng cách giữa các cữ bú là 3 – 4 tiếng.

Tuy nhiên, lượng sữa bé cần bú mỗi ngày cũng có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào cân nặng, tình trạng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của từng bé. Nếu bé ăn nhiều thức ăn dặm thì lượng sữa mà con bú hàng ngày có thể giảm xuống một chút.

Mẹ có thể áp dụng công thức dưới đây để tính lượng sữa mà con cần bú mỗi cữ.

Công thức tính lượng sữa con cần bú mỗi cữ theo cân nặng:

Lượng sữa 1 cữ bú = 2/3 x cân nặng của con [kg] x 30ml

Ví dụ: Con bạn nặng 8kg thì lượng sữa 1 cữ bú mà con cần là: 2/3 x 8 x 30 = 160ml sữa/cữ bú.

Hướng dẫn cho bé 6 tháng ăn dặm

Cho trẻ ăn dặm khi con đã sẵn sàng

Hầu hết trẻ 6 tháng tuổi đều đã sẵn sàng ăn dặm. Những để chắc chắn con đã có thể bắt đầu làm quen với thực phẩm mới, cha mẹ hãy tìm kiếm các dấu hiệu sau:

  • Bé có thể ngồi và giữ đầu ổn định;
  • Bé có khả năng phối hợp mắt, tay và miệng [nhìn vào thức ăn, bốc thức ăn và đưa vào miệng];
  • Bé nuốt thức ăn [thay vì nhổ ra].

Ăn từ lỏng tới đặc

Khi mới cho bé ăn dặm, cha mẹ nên cho bé ăn lỏng trước sau đó tăng dần độ đặc. Lý do là bởi, dạ dày bé từ trước đến nay chỉ quen hấp thụ sữa, vì vậy, nếu cho ăn đặc ngay, bé sẽ không kịp thích nghi.

Bé ăn dặm nên bắt đầu với thức ăn xay mịn, tăng dần độ nhám rồi chuyển sang nghiền hoặc thức ăn mềm cắt khúc nhỏ trong vài tuần. Việc ăn thức ăn nhám đặc, có nhiều cục hơn giúp bé tập nhai và phát triển cơ miệng, phục vụ cho kỹ năng nói sau này.

Cha mẹ nên cho bé ăn dặm từ lỏng tới đặc

Thay đổi đa dạng thức ăn

Khi nấu thức ăn dặm cho bé 6 tháng, cha mẹ không nên cho bé ăn cố định một món, mà nên thay đổi món hàng ngày. Điều này giúp con làm quen với các loại kết cấu, hương vị, thực phẩm mới.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho con ăn nhiều loại rau không quá ngọt, chẳng hạn như súp lơ xanh, súp lơ trắng, rau chân vịt, bơ, rau ngót,… Điều này sẽ giúp bé làm quen với nhiều loại hương vị [thay vì chỉ thích những thức ăn ngọt như cà rốt, khoai lang, xoài,…]; giúp ngăn bé trở thành một đứa trẻ kén ăn.

Không thêm đường, muối, mật ong vào thức ăn dặm của trẻ

Cha mẹ không nên thêm đường hoặc muối vào thức ăn dặm của trẻ 6 tháng tuổi. Trẻ nhỏ ăn mặn sẽ ảnh hưởng xấu tới thận; ăn thực phẩm chứa đường sẽ khiến bé dễ bị no bởi năng lượng rỗng, dẫn tới không muốn ăn vào bữa chính.

Trẻ dưới 1 tuổi không được ăn mật ong vì có nguy cơ cao bị ngộ độc botulinum.

Tăng dần số lượng và nhóm thực phẩm

Trong quá trình cho con ăn dặm, cha mẹ nên tăng dần số lượng và sự đa dạng của các nhóm thực phẩm. Ban đầu, mẹ có thể cho con làm quen trước với rau củ quả, bột ăn dặm; sau đó tăng thêm các thực phẩm giàu đạm, sản phẩm bơ sữa,…

  • Rau: Cha mẹ cần nấu chín mềm, sau đó nghiền hoặc xay nhuyễn trước khi cho con ăn. Hãy cho con ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau: súp lơ xanh, củ cải, bí xanh, đậu hà lan, rau chân vịt, cà rốt, cải xoăn, bí đỏ, bắp cải,…
  • Hoa quả: Cha mẹ có thể nghiền hoặc trộn các loại trái cây chín mềm thành hỗn hợp phù hợp cho bé. Trái cây cứng như lê, táo cần được hấp hoặc nướng để mềm hơn trước khi cho trẻ ăn.
  • Thực phẩm giàu tinh bột: Cha mẹ có thể nấu bột ăn dặm hoặc nấu cháo, sau đó xay nhuyễn rồi cho con ăn.
  • Đạm: Nhóm thực phẩm này bao gồm thịt, cá, trứng, đậu,… Ngoài việc cung cấp chất đạm cho bé, những thực phẩm này còn chứa các chất dinh dưỡng hữu ích khác [chẳng hạn như sắt và kẽm] rất quan trọng đối với trẻ.
  • Sản phẩm bơ sữa: Cha mẹ có thể sử dụng sữa bò nguyên kem [còn nhiều chất béo] hoặc sữa dê, sữa cừu đã tiệt trùng để nấu ăn cho bé. Nhưng không được cho bé dùng sữa bò, sữa cừu,… dưới dạng thức uống cho đến khi bé được 12 tháng.

Có thể kết hợp hoặc chế biến các thực phẩm riêng lẻ

Khi nấu thức ăn dặm cho con, mẹ có thể kết hợp nhiều loại thức ăn cùng nhau hoặc cho con tập ăn dặm từng món một.

Nếu gia đình có tiền sử dị ứng, cha mẹ nên cho con ăn một món mỗi bữa. Bằng cách này, cha mẹ có thể nhận biết loại thức ăn nào bé bị dị ứng hoặc không hợp khẩu vị.

Nếu gia đình có tiền sử dị ứng, cha mẹ nên cho con ăn riêng lẻ từng loại thực phẩm

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Khi bé được 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho bé ăn 1 – 2 muỗng nhỏ thức ăn dặm sau khi bú vào bữa trưa hoặc bất cứ khi nào mà mẹ và bé cảm thấy phù hợp.

Vào tuần đầu tiên, cha mẹ có thể cho con ăn rau củ quả nghiền một cách đơn lẻ. Sang tuần thứ 2, cha mẹ hãy trộn lẫn một số loại rau củ quả phù hợp với nhau. Mẹ cũng có thể thử nấu bột ăn dặm hoặc nghiền trái cây với sữa bé thường bú để con nhanh chóng làm quen với thức ăn mới.

Nên cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa?

Về nguyên tắc tăng số bữa ăn dặm, mẹ có thể ghi nhớ cho trẻ bắt đầu bằng 1 bữa/ngày trong 2 tháng đầu tiên, sau đó tăng thêm 1 bữa trong 2 tháng tiếp theo đến khi trẻ có thể ăn được 3 bữa/ngày. Lưu ý, khi cho trẻ ăn dặm mấy bữa mỗi ngày tăng lên cùng lượng thức ăn, lượng sữa trẻ bú mẹ sẽ giảm.

Khi nào nên cho bé ăn 3 bữa 1 ngày?

Khi trẻ từ 8-9 tháng tuổi, bố mẹ mới nên bắt đầu tăng hàm lượng thức ăn lên 2 bữa 1 ngày. Sau 9 tháng, bố mẹ có thể cho bé ăn dặm 3 bữa 1 ngày, bao gồm 2 bữa chính và 1 bữa phụ để đảm bảo dinh dưỡng. Sau 12 tháng, thì bé có thể ăn 3 bữa chính như người lớn.

Nên cho bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy bữa?

Bé 6 tháng Đây là giai đoạn tập ăn dặm. Mẹ có thể cho ăn bột hoặc cháo một ngày một bữa. Sau đó tăng lên 2 bữa một ngày và tăng cả lượng lên. Buổi sáng: ngủ dậy hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức.

Nên cho trẻ ăn dặm vào lúc mấy giờ?

Các mẹ thắc mắc rằng nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày phù hợp nhất? Thì câu trả lời chính là khoảng thời gian giữa buổi sáng và buổi trưa. Bởi lúc này bé đang không quá đói hay không quá no cho nên cơ thể sẽ hấp thu được chất dinh dưỡng tốt hơn so với khoảng thời gian khác.

Chủ Đề