Lãnh thổ quốc gia việt nam là gì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lãnh thổ là một phần bề mặt của Trái Đất có giới hạn gồm cả đất liền, nước và không gian. Thông thường nó được xem là thuộc sở hữu của một cá nhân, tổ chức, đoàn thể, quốc gia và có khi kể cả của loài vật. Về địa lý, chính trị và hành chính, lãnh thổ là một phần đất nằm dưới sự quản lý của cơ quan chính quyền của một quốc gia. Lãnh thổ cũng được dùng theo nghĩa "không gian hoạt động của một cộng đồng người". Đối với loài vật thì là vùng địa lý sinh sống và tự vệ của một con hay một đàn vật chống lại những con vật khác cùng loài hay khác loài.

Về chính trị hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh thổ với ý nghĩa rộng hơn quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Là toàn bộ bao gồm hết các vùng đất và vùng nước [nước sông hồ trong vùng đất và vùng nước biển], vùng trời, khoảng không và lòng đất nằm trên, dưới vùng đất và vùng nước đó của một quốc gia, kể cả những vùng đã thực hiện chủ quyền hoặc trong vòng tranh chấp.

Lãnh thổ trong khái niệm hẹp[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh thổ phụ thuộc một quốc gia

Những vùng đất xa xôi với phần đất chính của một quốc gia, thường là các cựu thuộc địa trước đây. Mặc dù có tổ chức chính quyền địa phương nhưng hiến pháp quốc gia chưa được áp dụng [hoặc nếu có chỉ có một phần nhỏ] tại những phần đất này. Ví dụ như Quần đảo Virgin thuộc Mỹ [người dân có quốc tịch Mỹ nhưng không được trực tiếp bầu Tổng thống Mỹ].

Lãnh thổ bên trong quốc gia
  • Vùng đất rộng nhưng có quá ít người ở để thành lập nên một đơn vị hành chính cấp bang [như tỉnh bang của Canada hay tiểu bang của Hoa Kỳ] và vì vậy được chính quyền trung ương trực tiếp quản lý và điều hành như các lãnh thổ sau đây: Lãnh thổ Yukon, Lãnh thổ Nunavut và Lãnh thổ Tây Bắc của Canada; Lãnh thổ miền Bắc của Úc...
  • Những đặc khu kinh tế, chính trị quan trọng, khu vực hành chính của chính phủ trung ương, vùng quanh thủ đô quốc gia như Lãnh thổ Thủ đô Úc, Lãnh thổ Jervis Bay của Úc.
  • Vùng đất có dân tộc thiểu số chiếm đa số hoặc có tỉ lệ đáng kể, thường được gọi là khu hay lãnh thổ tự trị như Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây và Ninh Hạ ở Trung quốc.

Các lãnh thổ trên thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Hải ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Tự trị[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

[Bqp.vn] - Lãnh thổ, cư dân và chính quyền là ba yếu tố cơ bản cấu thành một quốc gia độc lập có chủ quyền. Trong đó, lãnh thổ là vấn đề quan trọng hàng đầu, không gian cần thiết, cơ sở thực tế cho sự tồn tại của quốc gia. Chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia và biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập một số nội dung cơ bản về lãnh thổ quốc gia và những chế định cơ bản trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 [UNCLOS 1982] mà Việt Nam là thành viên.

Cảnh sát biển Việt Nam huấn luyện thực thi pháp luật trên biển. [ảnh: VP BQP]

Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời. Vùng đất của quốc gia là phần lãnh thổ chủ yếu và thường chiếm phần lớn diện tích so với các phần lãnh thổ khác. Vùng đất lãnh thổ gồm toàn bộ phần đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia [kể cả các đảo ven bờ và các đảo xa bờ]. Vùng đất quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của một quốc gia. Vùng nước là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên của từng quốc gia có biển hay không có biển mà các phần nước của mỗi quốc gia không giống nhau. Dựa theo vị trí, tính chất riêng từng vùng, người ta thường chia vùng nước thành các bộ phận: Vùng nước nội địa bao gồm nước ở các biển nội địa, hồ, ao, sông, ngòi, đầm... [kể cả tự nhiên và nhân tạo] nằm trên vùng đất liền hay biển nội địa. Vùng nước biên giới bao gồm các sông, hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới giữa các quốc gia.

Về bản chất thì vùng nước biên giới cũng giống vùng nước nội địa, nhưng do nằm ở trên khu vực biên giới nên quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước có liên quan trực tiếp đến quốc gia có chung đường biên giới. Do vậy, các quốc gia hữu quan thường ký kết các điều ước quốc tế quy định về sử dụng, khai thác, bảo vệ nguồn nước này vì lợi ích chung của các bên. Vùng nội thuỷ là vùng nước biển được xác định bởi một bên là bờ biển và một bên khác là đường cơ sở.

 Vùng nước nội thuỷ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia ven biển. Thực tế của các quốc gia có biển cho thấy vùng nước nội thuỷ bao gồm nhiều bộ phận có tính chất và quy chế pháp lý khác nhau, như: Các vịnh thiên nhiên, các cảng biển, các vũng đậu tàu, các vùng nước lịch sử... Trường hợp các quốc gia quần đảo thì vùng nước này là toàn bộ những vùng nước biển nằm trong biên giới quốc gia và được gọi là vùng nước quần đảo.

Vùng nước lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng nước nội thuỷ của quốc gia [hoặc vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo] được quy định theo UNCLOS 1982. Lãnh hải bao gồm lãnh hải đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải quần đảo.

Vùng lòng đất là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia. Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo dài tới tận tâm Trái Đất.

Vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia. Trong các tài liệu, văn bản pháp lý quốc tế từ trước tới nay chưa quy định cụ thể và thống nhất về độ cao vùng trời quốc gia. Trong thực tiễn mỗi nước quy định khác nhau. Một số nước lấy độ cao của tầng khí quyển làm giới hạn, một số nước lại lấy độ cao quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh.

Vùng lãnh thổ đặc biệt là ngoài các vùng lãnh thổ quốc gia đã nêu trên, các tàu thuyền, các phương tiện bay mang cờ hoặc dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia, các công trình nhân tạo, các thiết bị, hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm… hoạt động hoặc nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của các quốc gia như ở vùng biển quốc tế, vùng Nam cực, khoảng không vũ trụ… cũng được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia. Các phần lãnh thổ này còn được gọi với tên khác nhau như: Lãnh thổ bơi, lãnh thổ bay...

Công ước UNCLOS 1982 ra đời quy định các nguyên tắc đảm bảo cho tất cả các quốc gia có quyền tự do biển cả, đồng thời mở rộng một phần chủ quyền cho quốc gia ven biển. Theo đó, các quốc gia ven biển được mở rộng quyền của mình ra hướng biển để khai thác các lợi ích kinh tế ngoài biên giới quốc gia của mình. Do vậy Luật Biển quốc tế đã hình thành các chế định về vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Các vùng này được coi là không gian đặc thù, không phải của riêng quốc gia ven biển, nhưng cũng không còn là vùng biển của cả nhân loại như các vùng biển quốc tế [biển cả]. Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được gọi là vùng thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.

Như vậy, theo Công ước UNCLOS 1982 quy định các vùng biển tiếp giáp lãnh thổ quốc gia ven biển và chế độ pháp lý của các vùng biển này bao gồm: Nội thủy, theo Điều 8 của UNCLOS 1982 quy định: Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình. Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở. Theo Điều 3 của UNCLOS 1982 thì chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý.

Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình. Chủ quyền đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải là tuyệt đối. Chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là tuyệt đối. Tuy nhiên, chủ quyền đối với vùng nước lãnh hải không được tuyệt đối như trong nội thủy bởi vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền đi qua không gây hại.

Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định để kiểm soát và giám sát tàu thuyền nước ngoài thực hiện việc qua lại lãnh hải của mình trong một số vấn đề [an toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; bảo vệ các thiết bị, công trình, hệ thống đảm bảo hàng hải; bảo vệ tuyến dây cáp và ống dẫn ở biển; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; ngăn ngừa vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến đánh bắt hải sản; bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển và ngăn ngừa các vi phạm về hải quan, thuế khóa, nhập cư, y tế] và quy định hành lang để tàu thuyền đi qua.

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý. Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. Quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải để trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở [vì lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý, nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng 188 hải lý]. Đây là một chế định pháp lý hoàn toàn mới vì theo luật biển quốc tế cho đến những năm 50 của thế kỷ 20, các quốc gia ven biển không có vùng biển này. Theo Điều 56 của UNCLOS 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật ở đó. Quốc gia ven biển cũng có quyền chủ quyền đối với các hoạt động khác như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. UNCLOS 1982 quy định các quốc gia khác, bất kể là quốc gia có biển hay không có biển, được hưởng một số quyền nhất định ở trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển như quyền tự do hàng hải, quyền tự do hàng không.

Thềm lục địa của quốc gia ven biển là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển. Trên thực tế, rìa ngoài của thềm lục địa ở các khu vực có khác nhau: Có nơi hẹp, không đến 200 hải lý; nhưng có nơi rộng đến hàng trăm hải lý. Điều 76 của UNCLOS 1982 quy định rất rõ ràng. Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối thiểu 200 hải lý [kể cả khi thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý]. Nếu thềm lục địa thực tế rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia ven biển có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500 mét. Tuy nhiên, để mở rộng thềm lục địa quá 200 hải lý thì quốc gia ven biển liên quan phải trình Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc báo cáo quốc gia kèm theo đầy đủ bằng chứng khoa học về địa chất và địa mạo của vùng đó. Sau đó, Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc sẽ xem xét và ra khuyến nghị. Điều 77 của UNCLOS 1982 quy định trong thềm lục địa của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình. Cần lưu ý là quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.

Việt Nam là một quốc gia ven biển đã chính thức phê chuẩn Công ước UNCLOS 1982 ngày 23/6/1994 và trở thành thành viên của Công ước, cam kết tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình được quy định trong Công ước UNCLOS 1982; đồng thời cũng yêu cầu các nước có liên quan thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình được quy định trong Công ước UNCLOS 1982.

Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Luật Biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với các quy định của Công ước UNCLOS 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Chủ Đề