Loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nào sau đây không được bảo hộ quyền tác giả

Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau: Tôi được biết không phải tác phẩm nào cũng được bảo hộ quyền tác giả. Vậy mong Phan Law trả lời giúp tôi biết hiểu như thế nào là tác phẩm? Các loại tác phẩm nào không được bảo hộ quyền tác giả?

Xin chân thành cảm ơn!

Ca dao, tục ngữ có được xem là tác phẩm thuộc về công chúng?
Ca sĩ đồng thời là chủ đầu tư có các quyền liên quan nào?

Tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ hay không?

Trả lời:

Theo quy định của Công ước Berne, tác phẩm được định nghĩa là sản phẩm sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học của tác giả là công dân của các quốc gia thành viên của Công ước. Các tác phẩm đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả, là tất cả những sáng tạo trí tuệ trên cơ sở độc lập, không sao chép các tác phẩm tồn tại trước đó và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Pháp luật về quyền tác giả ở nhiều quốc gia có sự phân biệt các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học với nhau.

Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung của nó và kể cả các tác phẩm không chứa nhiều nội dung có ít điểm chung với khoa học, nghệ thuật và văn học như hướng dẫn kỹ thuật đơn thuần, bản vẽ thiết kế máy, chương trình máy tính phục vụ cho tính toán cũng đều được bảo hộ quyền tác giả.

Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung

Tuy nhiên, nguyên tắc chung này cũng có một số ngoại lệ, cụ thể những sản phẩm trí tuệ của con người không được thể hiện dưới một hình thức thể hiện cụ thể nào, như là các ý kiến hoặc phương pháp đơn thuần, hoặc các tác phẩm luật và các quyết định hành chính hoặc tin tức hàng ngày nói chung được loại trừ ra khỏi sự bảo hộ quyền tác giả. .

Theo Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành của Việt Nam, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Theo quy định tại Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:

  • Tin tức thời sự thuần túy đưa tin: là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo
  • Văn bản hành chính, bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
  • Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Tác phẩm là gì và các loại tác phẩm không được bảo hộ quyền tác giả? Chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại những bài viết của Phan Law trên trang //phan.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các phương thức sau:

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 [sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019] chỉ sử dụng và đề cập đến thuật ngữ “quyền tác giả” chứ không sử dụng thuật ngữ “bản quyền”. Theo đó, khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 [sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019] định nghĩa: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Tuy nhiên, trên thực tế thuật ngữ “bản quyền” được sử dụng phổ biến hơn nhiều, và có thể thấy cơ quan chịu trách nhiệm về quyền tác giả có tên là: “Cục Bản quyền tác giả”! Thực chất, hai thuật ngữ này mang giá trị và nội dung tương đương nhau. Sự khác nhau của hai thuật ngữ này có thể xét đến lịch sử hình thành. Hai từ xuất phát từ hai hệ thống pháp luật khác nhau: hệ thống pháp luật châu Âu lục địa [Civil Law] và hệ thống pháp luật Anh – Mỹ [Common Law].

Theo đó, dựa trên nền tảng xã hội thực tiễn, hệ thống Civil Law chú trọng những giá trị truyền thống, chú trọng và tập trung bảo hộ quyền của tác giả đối với tác phẩm của hộ sáng tác và sử dụng thuật ngữ “quyền tác giả”. Ngược lại, đối với hệ thống Common Law, chú trọng hơn về giá trị thương mại thực tiễn mà tác phẩm mang lại cho chủ sở hữu và sử dụng thuật ngữ “bản quyền” – Copyright.

Như vậy, dù sử dụng thuật ngữ nào thì nội dung thể hiện vẫn không hề khác nhau. Bạn có thể thoải mái lựa chọn cách sử dụng mà bạn cảm thấy thích hợp với mình nhất. Nếu bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Phan Law Vietnam thông qua các phương thức sau:

PHAN LAW VIETNAM

Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888

Email:


Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung sáng tạo. Mặt khác, nếu hình thức thể hiện của một ý tưởng trùng với nội dung ý tưởng đó, thì hình thức cũng không được bảo hộ. Quyền tác giả chỉ tập trung bảo vệ hình thức thể hiện tác phẩm, không bảo vệ nội dung tác phẩm; quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định là tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không sao chép, bắt chước tác phẩm khác. Điều đó không có nghĩa là ý tưởng của tác phẩm phải mới, mà có nghĩa là hình thức thể hiện của ý tưởng phải do chính tác giả sáng tạo ra. Như vậy, một tác phẩm muốn được bảo hộ, phải do chính sức lao động trí óc của tác giả tạo ra. Tính nguyên gốc không có nghĩa là không có kế thừa. Luật pháp các nước có điểm chung là bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm là bảo hộ hình thức thể hiện chứ không bảo hộ nội dung của ý tưởng của tác phẩm.

Theo pháp luật Việt Nam, Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Luật Sở hữu Trí tuệ liệt kê 14 loại hình tác phẩm:

Truyện, kịch, tác phẩm tạo hình, phim, ảnh, video, chương trình máy tính, tài liệu bản vẽ, công trình khoa học, bài hát, v.v. Tác phẩm văn học, nghệ thụât và khoa học được nhà nước bảo hộ chia tác phẩm thành ba loại sau: tác phẩm viết [written works], tác phẩm âm thanh [sound recordings] và tác phẩm hình ảnh [motion pictures].

Song không phải bất kỳ hình thức thể hiện của một ý tưởng nào cũng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Để được bảo hộ, một tác phẩm phải được chấp nhận về mặt nội dung, được thể hiện dưới một hình thức nhất định và có tính nguyên gốc. Vấn đề xác định các tác phẩm nào là đối tượng được bảo vệ, tác phẩm nào là đối tượng không được bảo vệ về cơ bản Việt Nam có sự tương đồng với pháp luât các nước khác như các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả là: Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.. Văn bản quy phạm pháp luật,văn bản hành chính,văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. Song luật về quyền tác giả của Việt Nam nhấn mạnh đến tiêu chuẩn tối thiểu về mặt nội dung của tác phẩm như tác phẩm có nội dung chống phá chế độ, vi phạm giá trị đạo đức hay thuần phong mỹ tục của dân tộc không được bảo hộ.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan, các loại hình tác phẩm sau sẽ được bảo hộ quyền tác giả.

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a] Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác là tác phẩm được thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau. Đăng ký bản quyền tác phẩm viết

b] Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác là loại hình tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

c] Tác phẩm báo chí;

Tác phẩm báo chí bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

d] Tác phẩm âm nhạc;

Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

đ] Tác phẩm sân khấu;

Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm kịch [kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm], xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác.

e] Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự [sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh];

Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ, bao gồm loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác.

g] Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ hoạ, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.

h] Tác phẩm nhiếp ảnh; Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào [hoá học, điện tử hoặc phương pháp khác].

Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

g] Tác phẩm kiến trúc; Tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian [quy hoạch xây dựng] đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn.

Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập.

k] Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.

l] Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m] Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề