Lời giới thiếu bài hát Nhớ on thầy cô

                   CHỦ ĐỀ 3: NHỚ ƠN THẦY CÔ

                    Tiết 9       -  Học bài hát: Thầy cô là tất cả

                                     -  Nghe nhạc: Nhớ ơn thầy cô

I.Học hát Thầy cô là tất cả

1.Giới thiệu tác giả và bài hát

 *Tác giả:

- Nhạc sĩ Bùi Anh Tú sinh năm 1959 quê ở tỉnh Thái Bình, hiện sống và làm việc tại Hà Nội. Ông đã tham gia hoạt động âm nhạc ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Nhạc công, biên tập âm nhạc, sáng tác nhạc, giảng dạy âm nhạc... Ông sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau như : Ca khúc, giao hưởng, tứ tấu...

- Một số tác phẩm đã được công chúng đón nhận như: Anh hãy về quê em, Thái Bình quê hương tôi,... đặc biết là những ca khúc viết về thầy cô và mái trường như: Khúc ca người giáo viên, Nghề giáo tôi yêu (Thơ. Đinh Văn Nhã), Chim cúc cu (Thơ. Nghiêm Thị Hằng), Thầy cô là tất cả (Thơ. Nguyễn Trọng Sửu)

*Tìm hiểu bái hát.

                                      

Lời giới thiếu bài hát Nhớ on thầy cô

b.Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc (HS nghe và xem clip trên link gv gởi và tự thực hiện luyện tập vận động làm theo)

2.Hát theo các hình thức

 a. Lĩnh xướng, hòa giọng.

      b. Hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát

   * Vận dụng

HS tiếp tục luyện tập bài hát “Thầy cô là tất cả”  bằng các hình thức đã học, sử dụng bài hát trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa ở trường lớp, hát cho người thân nghe hoặc trong các buổi sinh hoạt cộng đồng.

II.Nghe nhạc

1.Nghe bài hát Nhớ ơn thầy cô: (GV gởi link bài hát HS mở nghe và cảm nhận vận động theo nhịp điệu bài hát)

                                         

Lời giới thiếu bài hát Nhớ on thầy cô

       Bài hát “Nhớ ơn thầy cô” của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện với giai điệu vui tươi nói về những kỉ niệm của thời Học sinh cùng những hồi tưởng khi được trở về thăm lại trường xưa. Hình bóng cô thầy đều được khắc họa trong bài hát với ca từ gần gúi thể hiện được những kỉ niệm cà công ơn của thầy cô dành cho các em học sinh

2.Cảm nhận nhịp điệu và vận động cơ thể theo bài hát Nhớ ơn thầy cô

 *HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

   - Bài vừa học:

- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học.

- Yêu cầu cá nhân/nhóm hoàn thành các câu hỏi ở nội dung nghe nhạc.

    -Bài sắp học:  

HS đọc và tìm hiểu các nội dung về nhịp 4/4 và trả lời các câu hỏi sau:

+ Số đứng đầu ở khuông nhạc gọi là gì? Ý nghĩa của nó?

+ Nhịp 4/4 là nhịp có mấy phách trong một ô nhịp? Mỗi phách có độ dài như thế nào?

                                   Kết thúc bài học

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS lắng nghe bài hát Nhớ ơn thầy cô.

https://www.youtube.com/watch?v=61GorQAiD9A

 - GV hát mẫu 1 lần cho HS nghe lại bài hát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Nêu một vài nét về tác giả Nguyễn Ngọc Thiện mà em biết và sưu tầm được.

- GV cho HS lắng nghe bài hát Khai trường một lần nữa, kết hợp quan sát bản nhạc.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu nội dung bài hát Nhớ ơn thầy cô

+ Bài hát được chia làm mấy đoạn?

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn.

- GV đàn và hát mẫu câu một 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát.

- GV tiếp tục đàn và hát mẫu từng câu và dạy hát ghép nối các câu; ghép đoạn 1; ghép đoạn 2 và hoàn thiện cả bài.

- GV sửa sai cho HS (nếu có).

- GV hướng dẫn HS kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi và thực hành theo học hát bài hát Khai trường hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS hát đúng cao độ, trường độ bài hát Khai trường.

- GV mời cả lớp hát đúng cao độ, trường độ bài hát Khai trường.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

1. Học bài hát Khai trường

a. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

- HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.

b. Giới thiệu tác giả

- Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện sinh năm 1951. Ông học khoa sáng tác tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Những ca khúc của ông có màu sắc trữ tình, trẻ trung, thường viết về đề tài tình yêu và tuổi trẻ. Ngoài ra, ông còn là một nha sĩ được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”.

- Ông có nhiều ca khúc được khán giả yêu thích như: đi cuộc sống mến thương, Ngọn lửa trái tim, Mùa xuân ơi, Những ước mơ, Như khúc tình ca, Ngày đầu tiên đi học, Xúc xắc xúc xẻ,

c. Tìm hiểu bài hát

 - Nội dung bài hát Nhớ ơn thầy cô. Bài hát thể hiện cảm xúc của các bạn HS nhân dịp về thăm lại mái trưởng - nơi gắn bó nhiều kỉ niệm của tuổi học trò, qua đó thể hiện tình cảm của mình đối với mái trưởng và các thầy, cô giáo,

- Bài hát chia làm 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Về lại trường xưa với bao kỉ niệm ... bay khắp phương trời.

+ Đoạn 2: Bây giờ, con về vang tiếng cổ thấy: 1. Khởi động giọng

d. Khởi động giọng

- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV.

e. Dạy hát

HS tập hát theo hướng dẫn của GV:

- Những tiếng  hát có dấu nối cần ngân đủ số phác: niệm, rời, phượng, mãi, trời,...

- Những tiếng hát có tiết tấu đảo phách: bây giờ, con về, con tim, cô thầy.

- Những tiếng hát có nhảy quãn: kỉ niệm, cánh phượng, vọng mãi

Về lại trường xưa với bao kỷ niệm Bóng dáng cô thầy vấn vương không rời. Một thời tuổi thơ trôi theo cánh phượng Lời thầy cô vọng mãi... Con nhớ cô thầy Dìu dắt con nên người Đưa con bay khắp phương trời. Bây giờ con về thăm ngôi trường xưa giờ già hơn trước. Con tìm cô thầy sau bao nhiêu năm tóc đã bạc phơ. Con về thăm lại ôi sân trường xưa một thời mơ ước. Cô thầy đâu rồi?

Nghe trong tim con vang tiếng cô thầy.