Lỗi lạng lách đánh võng nghị định 171 năm 2024

XỬ PHẠT LỖI LẠNG LÁCH, ĐÁNH VÕNG KHI LÁI XE THEO NGHỊ ĐỊNH 100/2019/NĐ-CP VÀ SỬA ĐỔI TẠI NGHỊ ĐỊNH 123/2021/NĐ-CP

Thứ Tư, 12/04/2023 - 10:08

Hành vi lạng lách, đánh võng khi tham gia giao thông không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn cho những người xung quanh. Hiện nay, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi nêu trên sẽ bị phạt nặng, cụ thể như sau:

  1. Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ.

Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu tái phạm thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

  1. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.

Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu tái phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

  1. Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Ngoài ra, người nào tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị tịch thu phương tiện.

Bên cạnh đó, không chỉ người điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng bị xử phạt mà những người tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng cũng bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 triệu đồng.

Đồng bào và các bạn thân mến!

Để hạn chế tối đa tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình và của xã hội. Hơn ai hết, mỗi người dân khi tham gia giao thông hãy ý thức và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, thay thế cho các Nghị định 34/2010/NĐ-CP, Nghị định 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định 44/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt và Nghị định 156/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 44/2006/NĐ-CP.

Thứ nhất, mức phạt đối với hành vi lạng lách, đánh võng trong trường hợp này là từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 theo quy định tại điểm b khoản 7 điều 6 Nghị định 107/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;”

Thứ hai, mức phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là 80.000 đồng đến 100.000 đồng theo quy định tại Nghị định 107/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;”

Thứ ba, về hành vi bỏ chạy khi cảnh sát giao thông xử phạt.

Về quyền hạn của cảnh sát giao thông tại Thông tư 01/2016/TT-BCA. “Điều 5. Quyền hạn 1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.”

Hành vi "tăng ga bỏ chạy" khi cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng xe sẽ bị xử phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng theo điểm m khoản 4 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong một tháng theo Khoản 10, Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)