Lớp học cảm thụ âm nhạc cho bé

Hiện nay theo nhu cầu và cũng theo phong trào, chúng ta có thể thấy có rất nhiều trung tâm, trường lớp mở ra các lớp học nhạc mang khái niệm Cảm thụ âm nhạc. Thực tế suy nghĩ của nhiều ba mẹ khi đăng ký cho con tham gia những lớp học này là “ vui là chính”, chỉ cần có giá trị tinh thần với trẻ là đủ. Tuy nhiên, việc các thầy cô giáo dạy trẻ những bài học và các hoạt động được tiến hành trong lớp ngoài việc kích thích các hoạt động tinh thần cho trẻ còn bao gồm cả các kiến thức nhạc lý đi kèm, nhưng những kiến thức đó được tiến hành dạy như thế nào? Cùng với bài viết của tác giả Nguyễn Anh Việt - đăng trên Tạp chí giáo dục ba mẹ có thể theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn. 

Những yếu tố cơ bản của âm nhạc được dạy trong giáo trình Cảm thụ âm nhạc

Cao độ

Cao độ [ hay độ cao] là độ cao thấp của âm thanh được đo bằng tần số dao động, tần số dao động càng nhiều thì âm thanh càng cao và ngược lại. Trong âm nhạc người ta đã sắp xếp các âm thanh tự nhiên theo trật tự từ thấp đến cao [ đồ, rê, mi, fa, son…] được ký hiệu bằng các chữ cái trên khuông nhạc. 

Trẻ 0-3 tuổi đã có thể hiểu về âm nhạc ở mức độ sơ đẳng, các âm thanh của âm nhạc tác động đến trẻ như mọi âm thanh khác, chúng có thể nhận biết bất kỳ âm thanh nào phát ra mà trẻ nghe được. Nhưng âm thanh thanh mà bé cảm nhận được chỉ mang tính bản năng, chưa có sự phân biệt giữa âm thanh và tiếng động, chưa thể phân biệt được âm nhạc [ tiếng động có độ cao xác định] và tiếng ồn [ tiếng động có độ cao không xác định]. Tuy nhiên trẻ sẽ thích các âm thanh âm nhạc hơn, bởi tính chất mềm mại, dễ tiếp nhận. 

Vì vậy ở lứa tuổi từ 0-3, các lớp cảm thụ âm nhạc cho bé đơn thuần là để bé làm quen với những âm thanh mang tính nhạc, và thường ít có trung tâm hay trường nhạc có lớp cảm thụ cho bé ở lứa tuổi này, phần lớn sẽ tập trung cho các bé từ 3-5 tuổi với các chương trình học nâng dần theo độ tuổi. Vậy các bé 3-5 tuổi sẽ học gì?

Một tiết học Hello Music dành cho bé từ 3-6 tuổi tại Việt Thương Music School

Trẻ từ 3-5 tuổi có khả năng nhận biết cao độ, âm sắc của các nhạc cụ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của cơ quan thính giác. Trẻ có khả năng nghe thấy được những âm thanh được sắp xếp theo trình tự [7 âm] hoặc sự xáo trộn các âm không theo trình tự. 

Đối với các trẻ thông thường thì dừng lại ở việc trẻ nghe và cảm nhận được âm thanh đó bên trong mà chưa có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài. Với những trẻ có năng khiếu âm nhạc, những gì nghe thấy sẽ được thể hiện ra bên ngoài bằng thái độ, hành động, cử chỉ như hát lại các cao độ đã nghe một cách chính xác. 

Dựa vào yếu tố này, các lớp cảm thụ âm nhạc cho bé các giáo viên sẽ kết hợp giữa việc học mà chơi – chơi mà học chơi trẻ bằng các trò chơi âm nhạc, các hoạt động liên tục trong giờ học như nhận biết nhạc cụ mới, cách tạo ra âm thanh nhạc cụ, cách nhận biết cao độ, hát lại cao độ theo hướng dẫn, bước đầu hướng trẻ theo cách học nhạc chính quy. 

Trẻ em trên 5 tuổi đã có nhận thức tốt hơn nên khả năng cảm nhận tốt hơn, khá rõ ràng và thuận thục. Vì vậy ở lứa tuổi này trẻ sẽ được quan tâm nhiều đến việc phát triển năng khiếu, chứ không còn dừng ở mức độ cảm thụ nữa. Đặc biệt có những trẻ 5 tuổi đã có thể nhớ được nốt la thanh mẫu trong đầu, nếu được tiếp xúc thường xuyên và luyện tập một cách bài bản thì những biểu hiện, phản ứng, sự nhạy bén, khả năng của trẻ dần được hình thành và ngày càng tăng lên theo thời gian. 

Dựa theo biên độ phát triển âm nhạc thông thường như vậy, sau 5 tuổi khi các bé đã qua quá trình cảm thụ âm nhạc, ba mẹ có thể hướng các bé tập trung vào một bộ môn nhạc cụ cụ thể nếu bé thực sự yêu thích và có khả năng. 

Trường độ

Trường độ là độ dài ngắn của âm thanh, phụ thuộc vào thời gian dao động của nguồn phát âm, tầm cũ dao động càng rộng thì thời gian ngân vang càng kéo dài. Trẻ có thể nghe được âm thanh có trường độ khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển của cơ quan thính giác và có thể bắt chước lại nếu trẻ trong độ tuổi từ 3-5 tuổi. Chính vì vậy, ngoài những bài hát, trò chơi nhận biết cao độ, giáo viên dạy học sẽ có những bài học để trẻ nhận biết trường độ dài ngắn của âm thanh xen lẫn, tạo nền tảng cho quá trình học nâng cao hơn sau 5 tuổi. 

Cường độ

Cường độ là độ to nhỏ của âm thanh, phụ thuộc vào tầm cữ của nguồn phát âm. Trong giờ học giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ nhận biết âm thanh to nhỏ khi phát ra, điều này biểu hiện rõ nét ở các bản nhạc cổ điển, khi được nghe trẻ sẽ nhận biết một cách rõ ràng. 

Tiết tấu

Tiết tấu là hệ thống mối tương quan về các độ dài giữa các âm thanh nối tiếp nhau. Tiết tấu chính là mặt biểu hiện phức tạp của trường độ bởi nó liên quan tới nhịp độ trong âm nhạc. Nếu trường độ là những âm thanh rời rạc thì tiết tấu là sự kết hợp nhiều âm thanh đó theo quy luật nhất định. 

Trẻ 3-5 tuổi có thể cảm nhận được nhịp điệu đơn giản, có thể phân biệt được các dạng tiết tấu khác nhau, có thể phân loại được được tiết tấu nhanh hay chậm, vừa dựa theo nhịp điệu của bản nhạc. bằng các bài hát nhẹ nhàng, hay sôi động giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ sử dụng các nhạc cụ đơn giản thực hiện theo tiết tấu. Hoặc các vận động tay chân theo tiết tấu bài hát đang chơi. 

Đối với những trẻ có năng khiếu, giáo viên sẽ theo dõi phát hiện ra các em từ chính những bài tập tiết tấu để có thể tư vấn cho ba mẹ tập trung tốt hơn cho bé, có thể đào tạo theo hướng chuyên nghiệp.  

Giai điệu

Giai điệu là sự nối tiếp các âm thanh thành một bè có tổ chức về phương diện điệu thức, tiết nhịp, tiết tấu. Đây là hình thức biểu hiện cao nhất của cao độ kết hợp tiết tấu. Trẻ có thể nhận ra khi một giai điệu thay đổi đường nét lên xuống, trẻ có thể nhớ một giai điệu hoàn chỉnh. 

Trẻ 3-5 tuổi có thể nhận biết được các giai điệu đơn giản dựa trên sự thay đổi trật tự các âm thanh, và có thể biểu hiện theo cách riêng của chúng. Có trẻ nhún nhảy hào hứng vỗ tay theo điệu nhạc một cách tự phát, có trẻ lạ ý thức hơn nhắm vào đường nét giai điệu hát nhẩm theo một cách chính xác. Sự cảm thụ âm nhạc còn biểu hiện ở việc trẻ muốn nghe loại nhạc nào và không thích loại nào. 

Đây cũng là một yếu tố xác định mức độ năng khiếu, khả năng âm nhạc của trẻ. Các giáo viên sẽ lồng ghép để làm nổi bật phần giai điệu giúp trẻ dễ thuộc dễ nhớ, đồng thời kích phát trí nhớ của trẻ trong mỗi bài học. 

Một tiết học Soundtree thuộc chương trình Cảm thụ âm nhạc Kawai Music của Việt Thương Music Shool

Những yếu tố phức tạp mà giáo viên dạy trẻ trong chương trình cảm thụ âm nhạc

Âm sắc

Âm sắc là màu sắc của âm thanh, màu sắc ở đây là trong, đục, khàn, gay gắt, êm dịu, chói tai … của âm thanh. Mỗi nhạc cụ, mỗi vật phát âm đều có âm sắc khác nhau dù có cùng cao độ. Âm sắc có thể phân biệt rõ nhất là giọng hát nam hay nữ. 

Giáo viên sẽ dạy trẻ phân biệt âm sắc, giọng cao hay giọng thấp qua các bài tập phân biệt âm thanh của đồ vật, con vật… Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào sự tiếp xúc của trẻ với đồ vật với con vật có trong bài tập. Nâng cao hơn nữa là phân biệt âm sắc của các loại nhạc cụ khác nhau cho trẻ, phụ thuộc vào việc trẻ được tiếp xúc với các nhạc cụ ấy hay không. 

Hòa âm

Hòa âm là sự kết hợp các âm thanh thành chồng âm và có sự liên hệ nối tiếp nhau có quy luật của các chồng âm đó, hòa âm chắp cánh cho giai điệu thêm bay bổng, tăng hiệu quả diễn đạt cho giai điệu. Đối với trẻ giai đoạn đầu thì hòa âm là một khái niệm xa vời. Tuy nhiên, các giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ bước đầu phân biệt sự pha trộn của các âm thanh là mềm mại, hòa hợp hay gay gắt căng thẳng trong các bài học. 

Âm hưởng vang lên trẻ có thể thấy cái hay của âm nhạc, dù chưa hiểu biết nhiều nhưng cũng đủ kích thích niềm hứng khởi, làm trẻ dễ chịu và có cái nhìn thiện cảm với âm nhạc sau này. 

Tạm kết

Những yếu tố được nêu trong bài là những yếu tố cơ bản nhất của âm nhạc, và được các giáo viên lồng ghép một cách nhuần nhuyễn trong bài học. Thời lượng của mỗi buổi học Cảm thụ âm nhạc có tên Music For Little Mozart hoặc Kawai Music của Trường nhạc Việt Thương Music gói gọn trong 1 tiếng đồng hồ, cả giáo viên và học sinh đều hoạt động liên tục, kết hợp tất cả các yếu tố từ đơn giản đến phức tạp trong bài vừa nêu, mang đến cho các em quá trình cảm thụ âm nhạc sinh động, đặt nền tảng hiệu quả nhất cho quá trình học nhạc sau này nếu bé có năng khiếu và yêu thích, hoặc chỉ với mục đích học để biết. 

Đọc thêm: Đào luyện chứng chỉ âm nhạc quốc tế LCM

                 Lớp học Cảm thụ âm nhạc Music For Little Mozart

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 1800 6715

[4 votes, average: 5.00 out of 5]
Loading...

Trước khi bấm những phím đàn đầu tiên, rất nhiều lớp học nhạc [piano] các cô giáo thường cho các bé nhỏ tuổi học một khóa “cảm thụ âm nhạc”. Hôm nay mình xin chia sẻ một chút về học cảm thụ âm nhạc mà bé nhà mình đã được học khi 3 tuổi. Điều tâm đắc nhất đó chính là mỗi buổi học con đều rất vui và con cảm thấy yêu thích âm nhạc.

Ở lứa tuổi 2~4 tuổi, rất khó có thể ép các bé ngồi ngoan học tập trung trên 15 phút. Ngoài ra, về mặt thể chất, tay của các bé còn yếu, chưa đủ lực để bấm phím đàn piano cũng như kéo đàn violin. Bởi vậy, ở lứa tuổi 2~4, rất nhiều giáo viên khuyến khích các bậc cha mẹ nên cho con học khóa học cảm thụ âm nhạc trước để làm quen với âm nhạc và các nhạc cụ cũng như nuôi dưỡng cảm xúc với môn nghệ thuật này. Sau khóa học này các bé sẽ bắt đầu học chơi đàn thực thụ.

CẢM THỤ ÂM NHẠC LÀ GÌ
Cảm thụ âm nhạc là phương pháp cho trẻ tập làm quen, tiếp cận với âm nhạc thông qua các hoạt động, các trò chơi sáng tạo trong vận động, chú ý lắng nghe, ca hát, chia sẻ cảm xúc, kể chuyện,… về âm nhạc. Các hoạt động này sẽ được thay đổi liên tiếp để phù hợp với đặc điểm tập trung ngắn ở trẻ khiến trẻ luôn cảm thấy thích thú, hào hứng. Cảm thụ âm nhạc khiến trẻ có hứng thú với âm nhạc và sau đó sẽ tiến dần đến niềm yêu thích, say mê với âm nhạc.

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC HỌC CẢM THỤ ÂM NHẠC + Cảm thụ âm nhạc kích thích trí sáng tạo. + Cảm thụ âm nhạc tăng khả năng ngôn ngữ giúp trẻ biết lắng nghe, quan sát và đưa ra ý kiến của mình + Khả năng biểu lộ tình cảm, cảm xúc + Cảm thụ âm nhạc đối với kĩ năng vận động, thể chất

+ Cảm thụ âm nhạc giúp bổ trợ các kiến thức về tự nhiên và xã hội

Bé nhà mình bắt đầu với 1 năm học cảm thụ âm nhạc. Mỗi buổi học của con thường có những nội dung sau:
– Nghe nhạc chuẩn [CD] của nghệ sĩ lớn chơi. Cô bảo nếu cho con nghe, hãy cho nghe nhạc chuẩn và hay để nuôi dưỡng cảm âm của đôi tai. Hãy cho con nghe nghe và nghe thật nhiều.
– Khi nghe, cô cho con 1 tờ giấy và bút màu để tự vẽ cái con thích, ý là cảm nhận âm thanh rồi con tự chuyển thành hình ảnh của riêng mình.
– Mỗi buổi đều học hát. Cô chơi đàn những bài hát thiếu nhi và con sẽ đứng hát cùng cô. Cô bảo đó là để giúp con bắt đúng nhịp, sau này chỉ cần nghe bắt được nhịp và nhớ nhịp điệu thì sẽ đánh được nhanh và chuẩn hơn.
– Chơi trò chơi âm nhạc. Ví dụ như video ở đây, cô cho con chơi trò “tìm đuôi của nốt nhạc”. Cô sẽ bấm 1 phím đàn, con nhắm mắt và nghe tìm đuôi của nốt nhạc đó khi nào tiếng nhạc kết thúc. Hoặc con đoán âm cao hay âm thấp, hợp âm hay đơn âm.
– Trẻ con mà, không thể ngồi yên được nên cô luôn cho chơi trò vận động cùng âm thanh. Chơi piano là dùng cả hai tay nên những vận động đều cần sự hài hoà cả 2 tay và cả cơ thể. Mình thấy bạn nhà mình tất khoái trò này nên cô thường để thời điểm giữa buổi, chịu khó hát hò ngoan sẽ được chơi.
– Cô dạy theo phương pháp Suzuki của Nhật nhưng mềm mỏng hơn, hoàn toàn học bằng tai chứ không học nốt nhạc. Bé nhà mình sau 1 năm cảm thụ âm nhạc, học tiếp 2 năm piano mà không hề biết 1 nốt nhạc, cứ nghe và đánh đàn lại. Khi bé bắt đầu biết đọc [hiragana] thì cô cũng bắt đầu cho học nốt nhạc.

– Nếu như nghe con phải nghe nhạc chuẩn thì khi chơi đàn con cũng phải chơi đàn chuẩn. Nếu có điều kiện, bạn nên đầu tư mua cho con một cây đàn piano up-right hoặc tốt hơn nữa là đàn piano grand ngay từ đầu phải chọn đàn chuẩn âm thanh chuẩn cho con.
※Một điểm mình thấy rất hay đó là cô tạo thói quen chăm sóc cây đàn cho con. Mỗi buổi cô đều lau đàn và con phải rửa sạch tay mới được cham vào đàn. Và từ khi nào con đã tự có ý thức trân trọng yêu quý cây đàn của mình. Tự biết phủ đàn gập đàn lại sau mỗi lần tập.

HỌC CẢM THỤ ÂM NHẠC CÓ CẦN THIẾT KHÔNG???

Đây là câu hỏi thắc mắc của khá nhiều mẹ đã hỏi mình. Thật ra mình cũng chỉ là một người “ngoại đạo” với môn nghệ thuật này nên cũng không phán xét được. Tuy nhiên, với phương pháp như cô giáo của bé nhà mình được học thì mình thấy khá hữu hiệu, tạo bước đệm tốt để con học piano và yêu thích môn nghệ thuật này.

PIANO CHO TRẺ EM

Hy vọng rằng bài viết này của KVBro cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết:

[4 votes, average: 5.00 out of 5]
Loading...

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản



DU LỊCH NHẬT BẢN VỚI  Japan Wireless
HÃY DÙNG COUPON JWKVBRO GIẢM GIÁ 15% 

Xịt mũi Nazal chữa viêm xoang hiệu quả của Nhật Bản là một trong những sản phẩm xịt mũi được tin dùng hàng đầu hiện nay, với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên và rất lành tính, dành cho nhiều đối tượng từ trẻ em và người lớn đều có thể sử dụng được.Bạn có thể mua tại sản phẩm này tại các hiệu thuốc Drug Store tại Nhật cũng như mua online tại các trang bán hàng lớn như Yahoo, Amazon hay Rakuten.


Bệnh đau dạ dày là một trong những bệnh thường gặp do thói quen ăn uống không đều đặn, đúng giờ, đúng bữa hay thiếu vận động, stress. Đau dạ dày ảnh hưởng không nhỏ đến ăn uống, học tập công việc, đời sống… thế nên nếu như bạn thấy có những triệu chứng đau bụng đầy hơi ợ chua ợ nóng thì các bạn nên đi khám ngay tại các bệnh viên gần nhà hoặc mua thuốc dạ dày uống ngay đừng để bệnh trở nặng nhé.



April 2022 S M T W T F S
 12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930

Video liên quan

Chủ Đề