Trình bày các phương pháp kiểm tra áp suất nén trong từng xi lanh

  • 22/5/12

Em đang dung máy chẩn đoán GDS của hyundai Các bác cho em hỏi chút

GDS dựa vào đâu để đo được áp suất nén động cơ

  • 22/5/12

em chưa được sử dụng máy GDS như bác nói nhưng công dụng và chức năng của máy chắc cũng giống như các máy chuẩn đoán khác theo chuản OBD 2 theo em nghĩ, ECU sẽ tổng hợp các chỉ số của các cảm biến đưa về như lượng gió vào, nhiệt đọ khí nạp, liều lượng phun thời điểm phun, sau quá trình cháy là tín hiệu cảm biến Oxy... để thống kê được áp suất nén động cơ em thường đo bằng đồng hồ áp suất nên cũng chỉ có ý kiến thế

xin các bác bổ sung thêm

  • 22/5/12

EM cũng chưa nghe là GDS hay các máy đọc lỗi khác làm được điều này, cụ đo bằng đồng hồ đo áp qua lỗ bugi với máy xăng và qua lỗ của kim phun với máy dầu thôi

  • 23/5/12

Tôi nghĩ rằng đối với các động cơ thông dụng hiện nay thì máy chẩn đoán không đọc được áp suất nén của động cơ. Nó không thể dựa vào các thông tin như bạn TranDzung nêu ra để xác định áp suất nén được đâu. [Trừ trường hợp trong mỗi buồng cháy có một cảm biến áp suất-Cái này chỉ có ở động cơ làm thí nghiệm].
Nhưng cho hỏi bác Vungocton đã dùng máy chẩn đoán đo rồi hay đang thắc mắc là nó có thể đo được không. Nếu đo rồi thì cho biết nó báo như thế nào nhé? Hoặc bác chụp lại kết quả rồi up ảnh lên để mọi người cùng xem nhé. Cảm ơn!

Cái này bác Tôn phải hỏi nhà sản xuất là chắc ăn nhất nhưng mà chắc họ không dại gì mà tiết lộ đâu nhỉ. Em xin phép " đoán mò" thế này nhé: Máy chẩn đoán đã chứa các thông tin cơ bản về động cơ như đường kính xilanh, khối lượng piston thanh truyền trục khuỷu, tỷ số nén,.... Đến đây em suy nghĩ có có 2 hướng: - Một là dùng cảm biến khối lượng khí nạp để xác định nhiệt độ khí nạp và thể tích khí nạp vào động cơ rồi từ đó tính ra được áp suất nén và nhiệt độ khí nén lý thuyết của động cơ [ Cái này co công thức trong sách tính toán động cơ đốt trong]. Nhưng một vấn đề ở đây là có sự tổn hao áp suất do xecmang, xupat, gioăng quy lat. Cái này thì em không nghĩ nó tính kiểu gì hay là dựa vào cảm biến Oxy để tính:7::7:. Sau đó dùng cảm biến vị trí trục khuỷu để xác định áp suất nén của máy nào - Hai là dùng cảm biến vị trí trục khuỷu [ cảm biến tốc độ động cơ] đo số xung của cảm biến từ đó suy ra vận tốc góc của cụm piston thanh truyền trục khuỷu rồi tính ra được áp suất khí thể, sau cùng là tính ra áp suất nén của máy

Hai ý này là em dựa vào tài liệu tính toán động cơ đốt trong rồi "đoán mò" ra thôi các bác chém em nhẹ tay nhé!!!

  • 23/5/12

Cái này bác Tôn phải hỏi nhà sản xuất là chắc ăn nhất nhưng mà chắc họ không dại gì mà tiết lộ đâu nhỉ. Em xin phép " đoán mò" thế này nhé: Máy chẩn đoán đã chứa các thông tin cơ bản về động cơ như đường kính xilanh, khối lượng piston thanh truyền trục khuỷu, tỷ số nén,.... Đến đây em suy nghĩ có có 2 hướng: - Một là dùng cảm biến khối lượng khí nạp để xác định nhiệt độ khí nạp và thể tích khí nạp vào động cơ rồi từ đó tính ra được áp suất nén và nhiệt độ khí nén lý thuyết của động cơ [ Cái này co công thức trong sách tính toán động cơ đốt trong]. Nhưng một vấn đề ở đây là có sự tổn hao áp suất do xecmang, xupat, gioăng quy lat. Cái này thì em không nghĩ nó tính kiểu gì hay là dựa vào cảm biến Oxy để tính:7::7:. Sau đó dùng cảm biến vị trí trục khuỷu để xác định áp suất nén của máy nào - Hai là dùng cảm biến vị trí trục khuỷu [ cảm biến tốc độ động cơ] đo số xung của cảm biến từ đó suy ra vận tốc góc của cụm piston thanh truyền trục khuỷu rồi tính ra được áp suất khí thể, sau cùng là tính ra áp suất nén của máy

Hai ý này là em dựa vào tài liệu tính toán động cơ đốt trong rồi "đoán mò" ra thôi các bác chém em nhẹ tay nhé!!!

Các thông số áp suất, nhiệt độ...trong chu trình làm việc của động cơ thì người ta có thể tính toán bằng lý thuyết hoặc xác định bằng thực nghiệm rồi đưa ra kết quả như trong phần nguyên lý dưới đây. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi bộ hơi và xupap còn tốt và điều chỉnh đúng. Còn đối với một động cơ cụ thể với tình trạng khe hở piston/xilanh, độ mòn xéc măng, độ hở xupap...không xác định thì làm sao mà tính toán được áp suất nén.

Tham khảo các thông số qua nguyên lý động cơ dưới đây.



1. Chu trình làm việc của động cơ xăng 4 kỳ:

Kỳ hút: Pít tông di chuyển từ ĐCT tới ĐCD, xu páp nạp mở, xu páp xả đóng. Thể tích của khoang phía trên pít tông tăng dần tạo nên độ chân không, nhờ đó mà hỗn hợp khí cháy được hút vào xi lanh qua xu páp nạp. Kỳ hút kết thúc sau khi pít tông đã đi qua điểm chết dưới và đi ngược trở lại một đoạn ứng với góc quay của trục khuỷu là 40 độ 60 độ. Dù rằng lúc này pít tông đang đi lên nhưng trong một khoảng thời gian nhất định áp suất trong xi lanh vẫn còn thấp hơn áp suất khí quyển nên hỗn hợp khí nạp vẫn tiếp tục bị hút vào trong xi lanh. Ở cuối kỳ hút, áp suất trong xi lanh có giá trị khoảng 0,7 - 0,9 kG/cm2.
Kỳ nén: Pít tông di chuyển từ ĐCD lên ĐCT, các xu páp nạp và xả đều đóng. Thể tích làm việc trong xi lanh giảm xuống, áp suất tăng lên, do đó nhiệt độ của hỗn hợp khí bị nén cũng tăng lên. Ở cuối kỳ nén, áp suất trong xi lanh có thể đạt tới 7 - 12 kG/cm2, nhiệt độ lúc này khoảng 250 độ c - 300 độ C. Ở cuối của kỳ nén, vào một thời điểm thích hợp, bugi phát tia lửa điện làm hỗn hợp khí bốc cháy. Khi pít tông đi qua điểm chết trên thì quá trình cháy xảy ra mãnh liệt nhất, áp suất trong xi lanh tăng lên đột ngột.
Kỳ nổ: Các xu páp nạp và xả đều đóng, nhiên liệu tiếp tục cháy ở trong buồng đốt. Ở cuối quá trình cháy nhiệt độ trong xi lanh khoảng 2300 độ c - 2500 độ C với áp suất khoảng 30 - 40 kG/cm2. Áp suất khí cháy tạo áp lực lên đỉnh pít tông và đẩy pít tông đi từ ĐCT về ĐCD, đây chính là quá trình sinh công hữu ích, nghĩa là năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển thành cơ năng làm quay trục khuỷu. Tới cuối kỳ nổ nhiệt độ và áp suất trong xi lanh giảm xuống. Lúc này áp suất còn khoảng 5 - 6 kG/cm2 và nhiệt độ là 900 - 1100 độ C.
Kỳ xả: Khi pít tông còn cách ĐCD khoảng 40 - 60 độ tính theo góc quay của trục khuỷu thì xu páp xả mở và các khí đã cháy [khí thải] bắt đầu bị đẩy ra ngoài do áp suất trong xi lanh lúc này đang lớn hơn áp suất khí quyển. Sau đó, khi pít tông đã qua ĐCD và đi về phía ĐCT thì chính pít tông làm nhiệm vụ tiếp tục dồn khí thải ra ngoài. Tới cuối kỳ xả, trong buồng đốt vẫn còn sót lại một lượng khí thải nhất định. Áp suất lúc này khoảng 1,1 - 1,2 kG/cm2 với nhiệt độ từ 700 đến 800 độ C.

2. Chu trình làm việc của động cơ diesel 4 kỳ:


Kỳ hút: Pít tông đi từ ĐCT tới ĐCD, không khí được hút vào trong xi lanh qua xu páp nạp. Kỳ hút kết thúc khi pít tông đã đi qua ĐCD một đoạn ứng với góc quay của trục khuỷu là 40 - 60 độ. Ở cuối kỳ hút áp suất trong xi lanh khoảng 0,8 - 0,95 kG/cm2.
Kỳ nén: Pít tông đi về phía ĐCT, các xu páp đều đóng, không khí trong xi lanh bị nén lại. Ở cuối kỳ nén áp suất trong xi lanh có thể đạt 35 - 40 kG/cm2 và nhiệt độ khoảng 550 - 630 độ C. Khi pít tông còn cách ĐCT một khoảng ứng với góc quay của trục khuỷu là 15 -30 độ thì nhiên liệu được phun vào xi lanh dưới dạng bụi, nó hoà trộn với không khí nóng và bắt cháy. Khi pít tông đi qua ĐCT thì quá trình cháy xảy ra rất mạnh làm áp suất và nhiệt độ trong xi lanh tăng lên đột ngột.
Kỳ nổ: Cả 2 xu páp đều đóng, nhiên liệu tiếp tục cháy trong xi lanh. Vào cuối quá trình cháy nhiệt độ khí cháy lên tới 1800 - 2000 độ C, với áp suất khoảng 60 - 90 kG/cm2. Áp suất khí cháy đẩy lên đỉnh pít tông làm nó di chuyển về phía ĐCD, đây chính là quá trình sinh công hữu ích, nghĩa là năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển thành cơ năng quay trục khuỷu. Ở cuối kỳ nổ nhiệt độ và áp suất trong xi lanh giảm xuống [áp suất khoảng 4 -5 kG/cm2 và nhiệt độ là 600 - 700 độ C.
Kỳ xả: Khi pít tông đi gần tới điểm chết dưới [còn cách một khoảng 40 - 60 độ tính theo góc quay của trục khuỷu] thì xu páp xả mở ra cho khí cháy thoát ra ngoài. Sau đó trong quá trình di chuyển từ ĐCD về ĐCT pít tông tiếp tục đẩy khí cháy ra ngoài. Ở cuối kỳ xả vẫn còn sót lại một lượng khí xả nằm trong buồng đốt [áp suất khoảng 1,0 - 1,1 kG/cm2 với nhiệt độ khoảng 600 - 700 độ C.

  • 23/5/12

Cám ơn các bác chỉ bảo. Em lấy ví dụ trên con Santafe. Khách hàng vào xưởng phàn nàn là máy yếu, bằng kinh nghiệm thì kiểm tra được rằng hơi kém. Dùng máy chẩn đoán GDS kiểm tra thì kết quả máy số 3 có áp suất nén thấp nhất. Khi bổ máy ra đại tu kiểm tra thì kết quả là đúng máy số 3 kém thật[ xi lanh gờ, khe hở xéc măng lơn hơn các máy còn lại]. Như bác trandzung nói có thể tính toán được từ[ lưu lượng gió, nhiên liệu...] nhưng như thế thì nó dụa vào đâu để phân biệt giữa các máy với nhau.

Các bác cho em xin ý kiến tiếp ạ

theo em thì đo áp suât buồng cháy chỉ có đo đồng hồ đo áp xuất chứ làm sao co thể dùng máy chuẩn đoán đc. em nghĩ và đã dùng máy chuẩn đoán làm những việc như đo chu ky hoạt đọng của các bánh , kim phun. ..............chứ em chưa nghe đo áp xuất bao giờ. bác tôn xem lại nhe. đây là ý kiến của em nêu không phải các bác góp ý dùm em

  • 23/5/12

Cái này chính tay em đo bàng máy chẩn đoán GDS và em làm trong hyundai

máy đó máy hãng riêng biệt hay sao bác. em chưa nghe bao giờ

  • 23/5/12

bác chưa nghe, chứ không phải nó không có

bac có thể up hinh anh và ghi rõ tên và đời máy đó em xem đc không

  • 23/5/12

bác nói thế anh em còn hào hứng

Em thì mới thấy lúc đi học có thực tập chẩn đoán độ kín khít của buồng đốt thông qua cường độ dòng điện khởi động thôi.
Nếu độ kín buồng đốt thấp thì áp suất cuối kỳ nén thấp dẫn đến cường độ khởi động cũng thấp hơn so với lúc xe còn tốt.[ thông số này có thể lấy của nhà sản xuất.]

  • 23/5/12

bac có thể up hinh anh và ghi rõ tên và đời máy đó em xem đc không

Đề nghị trong mục thảo luận viết bài chất lượng đừng chém cá ngang xương nhiều người ăn bị hóc . Còn muốn biết GDS là cái quái quỷ gì xin mời search lên google từ khóa : " Hyundai GDS" HOẶC "Global Diagnostic System"

  • 23/5/12

Cụ Tôn cụ làm ơn up cái data list mà cụ cho nó là cái để đo tỷ số nén lên cho anh em chém cái, em nghĩ đo được máy nào yếu hơn hay máy nào bỏ máy còn đo tỷ số nén thì em cũng chưa thấy thật

Đề nghị trong mục thảo luận viết bài chất lượng đừng chém cá ngang xương nhiều người ăn bị hóc . Còn muốn biết GDS là cái quái quỷ gì xin mời search lên google từ khóa : " Hyundai GDS" HOẶC "Global Diagnostic System"

thank bác đã nhắc nhở

các bác baorko đo được thế e xin hỏi các bác 1 câu. trước khi sản xuất họ dùng cái gì để tính dc công suât máy,cái gi để cấu thành nên 1 động cơ. chính là máy tính,ho dùng máy tính để giả lập mô hình , và kêt quả thì máy tính sẽ tính toán và cho con người biêt. chứ không nhà sản xuât nào lại sản xuât máy móc trước rồi mới đo đac thông số sau cả. máy tinh thông minh hơn tar tưởng nhiều đấy.

vì vậy việc ấy là đon giản.

  • 23/5/12

Cụ Tôn cụ làm ơn up cái data list mà cụ cho nó là cái để đo tỷ số nén lên cho anh em chém cái, em nghĩ đo được máy nào yếu hơn hay máy nào bỏ máy còn đo tỷ số nén thì em cũng chưa thấy thật

Không phải đo tỉ số nén mà là đo áp suất nén Ánh ạ. Còn tỉ số nén = Thể tích toàn bộ/Thể tích buồng đốt, là không đổi đối với một động cơ cụ thể. Vấn đề này có lẽ phải đợi bác Tôn cho cái ảnh data list lên xem thực hư thế nào.

  • 23/5/12

- Theo ý kiến của em thì máy tính có thể tích được dựa vào các thông số giống như bác TranDung đã nói. và nó có cộng trừ thêm yếu tố nhiệt độ của nhiên liệu, khí nạp, và nhiệt độ buồng đốt. - Nếu nó không đo được thì làm sao khi thử động cơ máy tính có thể vẽ được đồ thị công và tính được công suất của động cơ đó? * Các bác đã bao giờ nghĩ hệ thống đánh lửa làm sao có thể đánh lửa chính xác đến từng NANO giây không? Em ví dụ: Với động cơ xe đua vận tốc vòng quay của động cơ có thể lên đến 25.000 V/p.

- Cho nên việc mà máy còn phát hiện ra máy nào yếu là chuyện bình thường. Tín hiệu đánh lửa xác định được máy nào đang nổ và công suất đưa ra vào thời gian đó giảm thì => máy đó yếu. Rất đơn giản.

Page 2

Theo tôi thì ECU nhận biết được máy nào yếu ngay vì nó nhận tín hiệu cảm biến áp suất đường ống nạp cho tất cả các xi lanh,vì vậy khi có 1 máy do piston,xi lanh bị mài mòn thì áp suất chân ko kỳ hút máy đó sẽ thay đổi,ECU sẽ nhận biết để điều khiển thời gian phun bù trừ đồng thời nó cũng ghi dữ liệu vào bộ nhớ,nên khi dùng máy quét,máy xẽ phát hiện ra,ae thấy thế nào?

  • 24/5/12

máy đó máy hãng riêng biệt hay sao bác. em chưa nghe bao giờ

Chưa nghe thì bây giờ nghe ,đó là máy GDS ,bác mua 1 cái về mà vọc.Bác ấy hỏi
GDS dựa vào đâu để đo được áp suất nén động cơ chứ không hỏi GDS có đo được áp suất nén hay không.Hỏi câu đó chắc chắn bác ấy đã tìm được item có thông số áp xuất động cơ rồi chứ?

Chưa nghe thì bây giờ nghe ,đó là máy GDS ,bác mua 1 cái về mà vọc.Bác ấy hỏi
GDS dựa vào đâu để đo được áp suất nén động cơ chứ không hỏi GDS có đo được áp suất nén hay không.Hỏi câu đó chắc chắn bác ấy đã tìm được item có thông số áp xuất động cơ rồi chứ?


hihi .em cũng tính mua máy nhưng chưa biết chọn Gcan hay là............

  • 24/5/12

đề nghị cụ anhtai viết bài có chiều sâu 1 chút chứ cứ đi hùa theo như thể dành thành tích vậy?

Kỳ nén: Pít tông đi về phía ĐCT, các xu páp đều đóng, không khí trong xi lanh bị nén lại. Ở cuối kỳ nén áp suất trong xi lanh có thể đạt 35 - 40 kG/cm2 và nhiệt độ khoảng 550 - 630 độ C. Khi pít tông còn cách ĐCT một khoảng ứng với góc quay của trục khuỷu là 15 -30 độ thì nhiên liệu được phun vào xi lanh dưới dạng bụi, nó hoà trộn với không khí nóng và bắt cháy. Khi pít tông đi qua ĐCT thì quá trình cháy xảy ra rất mạnh làm áp suất và nhiệt độ trong xi lanh tăng lên đột ngột.


[.

Áp suất cuối kỳ nén có thể đạt 34- 45kG/cm2 hả bác? Em đang làm con máy 1KZ TE[máy cũ]. EM dùng đồng hồ đo thì cuối kỳ nén áp suất chỉ đạt khoảng 15kG/cm2 thôi nến nó rất khó nổ. Hỏi mấy anh thợ thì họ bảo là áp suất này máy cũng nổ tốt. Giờ đang bí chả biết lý do tại sao lại khó nổ nữa. Đi kiểm tra kim phun thì nó OK.

  • 17/3/13

Cám ơn các bác chỉ bảo. Em lấy ví dụ trên con Santafe. Khách hàng vào xưởng phàn nàn là máy yếu, bằng kinh nghiệm thì kiểm tra được rằng hơi kém. Dùng máy chẩn đoán GDS kiểm tra thì kết quả máy số 3 có áp suất nén thấp nhất. Khi bổ máy ra đại tu kiểm tra thì kết quả là đúng máy số 3 kém thật[ xi lanh gờ, khe hở xéc măng lơn hơn các máy còn lại]. Như bác trandzung nói có thể tính toán được từ[ lưu lượng gió, nhiên liệu...] nhưng như thế thì nó dụa vào đâu để phân biệt giữa các máy với nhau.

Các bác cho em xin ý kiến tiếp ạ

Bác vungocton cho mình hỏi là trường hợp bác ví dụ là con Santa Fe máy dầu CRDi phải không ạ? Bác dùng GDS vào phần Compression test để chẩn đoán sơ bộ áp suất nén các xy lanh phải không nhỉ? Mình muốn chém tiếp nhưng không hiểu rõ câu hỏi của bác nên phải nhờ bác nói rõ lại ạ. Nếu đúng là bác dùng chức năng Compression Test thì theo mình hiểu GDS hoặc G-scan KHÔNG đo được áp suất nén thực tế [kg/cm2] trên từng xy lanh mà nó chỉ dựa vào sự phân tích ÁP SUẤT NÉN ở xy lanh nào tốt thì khả năng cản ở xy lanh đó lớn và tốc độ trục khuỷu khi xy lanh đó nén sẽ chậm hơn so với xy lanh có a/s nén yếu. [ý mình là nếu xy lanh bị tuột hơi thì đề quay re re nhẹ nhàng do không có sức cản] Bác đọc kỹ cái hướng dẫn sử dụng compression test sẽ hiểu rõ hơn về điều này. Còn việc vì sao GDS phân tích được tốc độ động cơ ở các xy lanh khác nhau là do GDS đọc được sự thay đổi ở xung cảm biến trục khuỷu.

Mình chỉ hiểu là như vậy không biết có đáp đúng ý bác muốn hỏi không nữa.

  • 17/3/13

Chưa nghe thì bây giờ nghe ,đó là máy GDS ,bác mua 1 cái về mà vọc.Bác ấy hỏi
GDS dựa vào đâu để đo được áp suất nén động cơ chứ không hỏi GDS có đo được áp suất nén hay không.Hỏi câu đó chắc chắn bác ấy đã tìm được item có thông số áp xuất động cơ rồi chứ?

Vụ này mình chưa nghe mà cũng chưa gặp bao giờ về chức năng đo áp suất nén trên động cơ của GDS. Mình nghĩ bác vungocton dùng chức năng Compression Test ở các động cơ CRDi đó Kia_service ui.

2 khái niệm đo áp thực tế và phân tích dữ liệu tốc độ trục khuỷu để "phán" áp suất nén trên từng xy lanh có yếu hay không là khác nhau hoàn toàn đó Kia_service.

  • 4/7/13

Cái vụ đo áp suất nén này như bác thaodinh nói là chính xác đó.máy gcan hay gds vẫn đo được as nén của động cơ dù nó không có cảm biến as trong từng xylanh.tức là nó không đo trực tiếp mà nó đo gián tiếp dựa trên thuật toán logic.mà cụ thể là nó phân tích tín hiệu từ cảm biến vị trí trục khuỷu và vị trí trục cam.trong đó tín hiệu chính là cảm biến vị trí trục khuỷu,còn cảm biến vị trí trục cam chỉ kết hợp để xác định vị trí máy 1. ví dụ với as của 4 máy bình thường và đều nhau thì khi tua máy biton đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên mất thời gian là 1s tức là 4 xung từ cảm biến trục khuỷu có tần suất đều nhau là 1s.nhưng khi một máy nào đó bị tụt hơi [mất áp] khi đó ở kỳ nén piton đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên chỉ mất thời gian nhỏ hơn 1s vì không có áp suất thì lực cản nhỏ hơn nên piton đi lên nhanh hơn. khi đó xung từ cảm biến trục khuỷu gửi về sẽ có 3 xung với tần số 1s và 1 xung có tần số nhỏ hơn [vd:0,5s] khi đó máy chuẩn đoán sẽ kết luận là máy đó as chỉ bằng 1 nửa so với 4 máy kia.

vấn đề gds hay gcan đo được as nén là chính xác.nhưng thông số đo được chính xác bao nhiêu % thì em cũng chưa kiểm nghiệm.

Chức năng Compression Test ở gcan cũng vậy, nhưng chỉ áp dụng đối với máy dầu thôi -lúc đó béc trở thành cảm biến áp suất-nhất cử lưỡng tiện- với các máy nhỏ kim béc nằm ngoài còn dễ đo hơi thủ công còn các loại máy lớn nằm trong hầm máy ví dụ như hyundai univer chẳng hạn thì đo áp suất thủ công tốn hàng giờ và khá mệt cho nên đo áp suất bằng máy test được là điều tuyệt vời. tuy nhiên phải tuân thủ các cảnh báo mà máy đưa ra để không xảy ra các tai nạn và hư hỏng đáng tiếc. chúc các cụ vui vẻ .

Mọi người cho e hỏi vs ạ: Mối liên hệ giữa áp suất trong xylanh đến TTKT động cơ là như thế nào ạ?

  • 3/6/19

Mọi người cho e hỏi vs ạ: Mối liên hệ giữa áp suất trong xylanh đến TTKT động cơ là như thế nào ạ?

Bác cho hỏi TTKT là cái quái gì ạ? Bác hỏi thì nên nói cho rõ, tôn trọng người đọc tý

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề