Luật pccc được sửa đổi bổ sung năm nào

Ngày 4/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC. Đây là một trong những Pháp lệnh được ban hành sớm nhất của Nhà nước ta, thể hiện được tầm quan trọng của công tác PCCC. Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật PCCC. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2001, trong đó quy định rõ: Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Luật cũng đã quy định lấy ngày 4/10 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy”.

Năm 2013, sau 12 năm thực hiện Luật PCCC, để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của xã hội, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Sau khi Luật có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Công tác phòng cháy chữa cháy là một việc làm hết sức quan trọng, bởi phòng cháy chữa cháy giúp hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro mà cháy nổ gây ra về người và tài sản. Hỏa hoạn, cháy nổ trong đời sống hằng ngày có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chính vì vậy nếu không có những biện pháp kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, không những vậy còn có thể ảnh hưởng đến những khu vực lân cận.

Để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng cháy chữa cháy, mỗi người cần nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm của bản thân trong phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, cần trang bị những kiến thức cơ bản khi có cháy nổ, hỏa hoạn.

Để giảm thiểu những vụ cháy nổ xảy ra tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty, hay các hộ gia đình cần trang bị những thiết bị giúp phòng cháy chữa cháy như bình chữa cháy, lắp đặt hệ thống chữa cháy, còi báo cháy, kiểm tra hệ thống điện, ổ cắm điện…

Công tác phòng cháy chữa cháy giúp ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất những vụ cháy nổ xảy ra, phát hiện sớm những nguyên nhân gây ra cháy nổ, giúp tránh những trường hợp xấu xảy ra làm thiệt hại người và tài sản của cá nhân và cộng đồng. Ngoài ra, công tác phòng cháy chữa cháy còn giúp ngăn chặn những người có ý đồ xấu, lợi dụng cháy nổ làm những việc trái với pháp luật, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Nếu bạn phát hiện ra những trường hợp đó, hãy báo ngay cho cơ quan cảnh sát để kịp thời xử lý.

PCCC là trách nhiệm chung của toàn xã hội, bởi an toàn PCCC liên quan mật thiết đến tính mạng, tài sản của tất cả mọi người. Vì thế, cùng với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, mỗi người dân, mỗi chính quyền địa phương, mỗi cơ quan, đoàn thể cần tích cực tham gia phong trào toàn dân PCCC, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Có như vậy, công tác đảm bảo an toàn PCCC mới đạt được hiệu quả; tai nạn cháy, nổ mới từng bước được đẩy lùi, góp phần xây dựng đất nước ngày càng bình yên, giàu mạnh./.

Luật Phòng cháy chữa cháy là một trong những văn bản khó tìm hiểu và dễ gây ra sự xáo trộn về thông tin nếu người đọc chưa hiểu về bản chất của văn bản Luật.

Trong bài viết về Luật PCCC mới nhất này, PCCC Thành Phố Mới sẽ giải thích cũng như liệt kê các thông tin cần thiết và quan trọng về Luật Phòng Cháy Chữa Cháy.

Đáp ứng 3 tiêu chí: Dễ hiểu – Dễ đọc – Chi tiết

Luật pccc được sửa đổi bổ sung năm nào

Luật PCCC là gì?

Luật phòng cháy chữa cháy (Luật PCCC) là gì?

Luật phòng cháy chữa cháy là văn bản luật quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Luật được ban hành với mục đích để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Vậy, cho tới nay. Luật PCCC mới nhất là văn bản nào?

Cho tới thời điểm hiện tại. Văn bản Luật PCCC 2001, Luật PCCC sửa đổi bổ sung 2013 và Văn bản hợp nhất Luật PCCC là 3 văn bản Luật PCCC mới nhất và vẫn còn hiệu lực thi hành .

Đi cùng với đó, văn phòng Quốc hội có ban hành thêm các văn bản thông tư – nghị định về hướng dẫn thi hành Luật PCCC đi kèm. Cụ thể 3 văn bản về Luật PCCC như sau:

Luật PCCC 2001

  • Luật 27/2001/QH10 Phòng cháy và chữa cháy Số ký hiệu 27/2001/QH10 Ngày ban hành 29/06/2001 Loại văn bản Luật Ngày có hiệu lực 04/10/2001 Nguồn thu thập Công báo số 33 Ngày đăng công báo 08/09/2001 Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh Phạm vi
  • Toàn quốc

Luật PCCC sửa đổi bổ sung 2013

  • Luật 40/2013/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy Số ký hiệu 40/2013/QH13 Ngày ban hành 22/11/2013 Loại văn bản Luật Ngày có hiệu lực 01/07/2014 Nguồn thu thập Công báo số 1005+1006, năm 2013 Ngày đăng công báo 30/12/2013 Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng Phạm vi
  • Toàn quốc

Văn bản hợp nhất Luật PCCC 2014

  • Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH – Hợp nhất Luật phòng cháy và chữa cháy Số ký hiệu 17/VBHN-VPQH Ngày ban hành 13/12/2013 Loại văn bản Luật Ngày có hiệu lực 01/07/2014 Nguồn thu thập Công báo số 33 đến số 34 Ngày đăng công báo 30/12/2013 Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký Quốc hội Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc Phạm vi
  • Toàn quốc

DÒNG THỜI GIAN (1) → (2) → (3)

Ngày ban hành Loại văn bản Tên văn bản Trang thái (1) Ngày 29/06/2001 Văn bản chính Luật PCCC 2001 Mất hiệu lực một phần (2) Ngày 22/11/2013 Văn bản sửa đổi, bổ sung Luật 40/2013/QH13 với mục đích sửa đổi bổ sung thêm một số điều của Luật PCCC 2001 Còn hiệu lực (3) Ngày 13/12/2013 Văn bản hợp nhất Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật phòng cháy và chữa cháy Còn hiệu lực

Nên tìm hiểu văn bản Luật PCCC nào?

Với nhiều văn bản chính, bổ sung và hợp nhất. Vậy tôi nên đọc và tìm hiểu văn bản nào là hợp lý và đầy đủ nhất???

Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 chính là văn bản đầy đủ và chính xác nhất nếu bạn đang muốn tìm hiểu về Luật phòng cháy và chữa cháy – Quy định chung về công tác phòng cháy và chữa cháy

Luật PCCC 2015 → 2022

Trên mạng thường có các nội dung và tiêu đề bài viết dạng như:

  • Luật phòng cháy chữa cháy 2015
  • Luật phòng cháy chữa cháy 2015
  • Luật phòng cháy chữa cháy 2016
  • Luật phòng cháy chữa cháy 2017
  • Luật phòng cháy chữa cháy 2018
  • Luật phòng cháy chữa cháy 2019
  • Luật phòng cháy chữa cháy 2020
  • Luật phòng cháy chữa cháy 2021
  • Luật phòng cháy chữa cháy 2022
    TẤT CẢ ĐỀU LÀ NỘI DUNG SAI SỰ THẬT! VĂN BẢN LUẬT MỚI NHẤT CHỈ CÓ VĂN BẢN HỢP NHẤT LUẬT PCCC (17/VBHN-VPQH) CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH TỪ 01/07/2014

Luật pccc được sửa đổi bổ sung năm nào

Tải về văn bản Luật PCCC

Tải về cả 3 văn bản chính – văn bản bổ sung – văn bản hợp nhất theo liên kết dưới đây.

► Luật 27/2001/QH10 Phòng cháy và chữa cháy.pdf

► Luật 27/2001/QH10 Phòng cháy và chữa cháy.doc

► Luật 40/2013/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của PCCC.pdf

► Luật 40/2013/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của PCCC.doc

► Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật PCCC.pdf

► Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật PCCC.doc

Thời gian đếm ngược sau khi bấm TẢI VỀ? Click để xem

Là khoảng thời gian ước tính để xử lý yêu cầu tải xuống từ server. Vui lòng chờ đợi trong giây lát, liên kết tải về sẽ hiện ra sau khi thời gian đếm ngược kết thúc!

Ngoài văn bản Luật quy định chung, Chính phủ có ban hành thêm các thông tư và nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật PCCC.

Thông tư và nghị định hướng dẫn Luật PCCC

Nghị định – Thông tư hướng dẫn chung về Công tác PC&CC, cứu nạn cứu hộ

  • Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
  • Thông tư 08/2018/TT-BCA về hướng dẫn Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
  • Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
  • Thông tư 149/2020/TT-BCA hướng dẫn thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi và Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi (Hiệu lực 20/02/2021)
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ

Quyết định – Chỉ thị của Thủ tướng CP về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PC&CC

  • Quyết định 369/TTg về việc lấy ngày 4/10 hàng năm là ngày phòng cháy, chữa cháy toàn dân
  • Chỉ thị 1634/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trọng tâm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
  • Quyết định 1110/2012/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đến năm 2020″

Quy định về trang phục, phương tiện PCCC, lực lượng tham gia PCCC

  • Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT/BXD-BCA hướng dẫn cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp
  • Thông tư 48/2015/TT-BCA quy định về trang phục chữa cháy của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
  • Thông tư 60/2015/TT-BCA quy định về tiêu chuẩn, định mức trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
  • Thông tư 150/2020/TT-BCA quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
  • Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (hiệu lực 22/3/2021)
  • Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy, thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy (hiệu lực 15/8/2021)

Quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác PCCC

  • Nghị định 78/2011/NĐ-CP quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng
  • Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-BCA-BQP hướng dẫn Nghị định 78/2011/NĐ-CP quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng
  • Thông tư 55/2020/TT-BCA quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ của lực lượng Công an nhân dân

Quy định về PCCC trong ngành ngành nghề kinh doanh có điều kiện

  • Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
  • Thông tư 42/2017/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 96/2016/NĐ-CP
  • Thông tư 08/2019/TT-BCA về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an (Hiệu lực 10/5/2019)

Nghị định hướng dẫn về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

  • Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
  • Nghị định 97/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 23/2018/NĐ-CP về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các phí liên quan đến lĩnh vực PCCC

  • Thông tư 258/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy
  • Văn bản hợp nhất 52/VBHN-BTC năm 2019 hợp nhất Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy
  • Thông tư 52/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 258/2016/TT-BTC

Một số tiêu chuẩn (TCVN) liên quan đến lĩnh vực PCCC

  • TCVN 12314-2:2022 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy tự động kích hoạt – Phần 2
  • TCVN 13455:2022 về PCCC: Ống mềm bằng kim loại kết nối đầu phun trong hệ thống sprinkler tự động
  • TCVN 13456:2022 về Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn
  • TCVN 13457-1:2022 Phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy gốc nước – Phần 1
  • Quyết định 914/QĐ-BKHCN năm 2009 công bố tiêu chuẩn quốc gia về Phòng cháy chữa cháy, Phương tiện phòng cháy chữa cháy, Hệ thống chữa cháy bằng khí và Phương tiện chữa cháy
  • TCVN 4878:2009 về Phòng cháy và chữa cháy – Phân loại cháy
  • TCVN 5740:2009 về Phương tiện phòng cháy chữa cháy – Vòi đẩy chữa cháy
  • TCVN 7161-1:2022 về Hệ thống chữa cháy bằng khí – Phần 1: Yêu cầu chung
  • TCVN 7161-9:2009 về Hệ thống chữa cháy bằng khí – Phần khí chữa cháy HFC-227ea
  • TCVN 7161-13:2009 về Hệ thống chữa cháy bằng khí – Phần khí chữa cháy IG – 100
  • TCVN 8060:2009 về Phương tiện chữa cháy – Vòi chữa cháy
  • TCVN 7161-5:2021 (ISO 14520-5:2019) về Hệ thống chữa cháy bằng khí
  • TCVN 13333:2021 về Hệ thống chữa cháy bằng Sol – Khí
  • TCVN 3890:2023 – Quy định trang bị phương tiện PCCC
  • TCVN 5040:1990 về thiết bị phòng cháy và chữa cháy – Ký hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy
  • TCVN 7435-1:2004 về phòng cháy, chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy – Phần 1: Lựa chọn và bố trí
  • TCVN 7435-2:2004 (ISO 11602-2 : 2000) về phòng cháy, chữa cháy – bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy – Phần 2: Kiểm tra và bảo dưỡng
  • Thông tư 57/2015/TT-BCA hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
  • Thông tư 148/2020/TT-BCA sửa đổi Thông tư 57/2015/TT-BCA hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Một số thủ hành chính về PCCC

  • Thủ tục nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
  • Thủ tục thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy
  • Thủ tục phê duyệt phương án chữa cháy cơ sở
  • Hồ sơ phòng cháy chữa cháy đơn vị trường học
  • Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cháy, nổ
  • Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy
  • Thủ tục cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy
  • Thủ tục cấp biên bản kiểm tra xác nhận các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy
  • Thủ tục cấp Giấy chứng nhận Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
  • Thủ tục kiểm tra các điều kiện về PCCC theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở
  • Thủ tục cấp, đổi, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

Các thông tư – nghị định đã hết hiệu lực

(Cập nhật 03/2023)

  • TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng (Thay thế: TCVN 3890:2023)
  • TCVN 7161-1:2009 về Hệ thống chữa cháy bằng khí – Phần 1: Yêu cầu chung (Thay thế: TCVN 7161-1:2022)
  • Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 06:2021/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình (Thay thế: QCVN 06:2022/BXD)

(Cập nhật 06/2022)

  • Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 06:2010/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình (Thay thế: QCVN 06:2020/BXD)
  • Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 06:2020/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình (Thay thế: QCVN 06:2021/BXD)
  • Nghị định 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (Thay thế: Nghị định 79/2014/NĐ-CP)
  • Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi (Thay thế: Nghị định 136/NĐ-CP)
  • Danh mục cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào hoạt động (Cập nhật theo Nghị định 136/NĐ-CP)
  • Nghị định 46/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 35/2003/NĐ-CP
  • Danh mục dự án, công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (Cập nhật theo Nghị định 136/NĐ-CP)
  • Thông tư 04/2004/TT-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP
  • Thông tư 41/2007/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
  • Nghị định 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
  • Thông tu 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể về điều kiện ANTT đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
  • Quyết định 44/2012/QĐ-TTg quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng và chữa cháy
  • Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
  • Thông tư 220/2010/TT-BTC hướng dẫn bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
  • Thông tư 14/TT-BCA năm 2012 ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an
  • Thông tư 66/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 79/2014/NĐ-CP (Thay thế: Thông tư 149/2020/TT-BCA)
  • Thông tư 36/2018/TT-BCA sửa đổi Thông tư 66/2014/TT-BCA
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy (Thay thế: Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Nội dung Luật PCCC

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 17/VBHN-VPQH

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2013

LUẬT

PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 10 năm 2001, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Luật số 40/2013/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Luật này quy định về phòng cháy và chữa cháy[1].

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.

2. Chất nguy hiểm về cháy, nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hóa, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ.

3.[2] Cơ sở là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và công trình độc lập khác theo danh mục do Chính phủ quy định.

4. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là cơ sở trong đó có một số lượng nhất định chất nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của Chính phủ.

5. Đội dân phòng là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú.

6.[3] Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

7. Khu vực chữa cháy là khu vực mà lực lượng chữa cháy triển khai các công việc chữa cháy.

8. Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.

9.[4] (được bãi bỏ)

Điều 4. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy

1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.