Lương thử việc của ngân hàng là bao nhiều

Bạn đang trong thời gian thử việc, bạn đã biết những quy định về lương tối thiểu cho người thử việc? và thời gian thử việc là bao nhiêu chưa? Luật lao động của Việt Nam đã quy định rõ ràng về những điều này.
* Quy định thời gian thử việc cho người lao động:Theo luật doanh nghiệp quy định thời gian thử việc của người lao động căn cứ vào tính chất, mức độ phực tạp của công việc người đó sẽ thực hiện tuy nhiên, người sử dụng lao động chỉ được thử việc một lần đối với một công việc hơn thế nữa phải đảm bảo những điều kiện sau:- Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh ngành nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng trử lên.- Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh ngành nghề cần phải sử dụng những trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, những công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ.

- Thời gian thử việc không quá 6 ngày đối với những công việc khác. Kể cả đối với những công ty vừa thực hiện xong quy trình thành lập doanh nghiệp cũng phải thực hiện đúng theo quy định thời gian thử việc trên đây.


* Quy định về mức lương trong thời gian thử việc:
Theo bộ luật lao động số 10/2012/QH13 tại chương III điều 26,27,31 có quy định tiền lương thử việc của người lao động ít nhất phải bằng 85%  mức lương của công việc đó. Nhà nước sẽ không can thiệp trước tiếp vào mức lương của người lao động tuy nhiên nhà nướ sẽ quy định mức lương tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Trong trường hợp người sử dụng tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì phải thanh toán hết số lương cho ngườilao động thử việc bằng mới mức lương đã ký hợp đồng thử việc rồi mới tiến hành ngưng.
* Nội dung của hợp đồng thử việc:- Họ và tên địa chỉ người sử dụng lao động hoặc người đại diện của pháp luật.- Những thông tin về người lao động: họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉthường trú, số chứng minh nhân dân, địa chỉ tạm trú.- Công việc đang làm.- Địa điểm làm việc.- Thời gian thực hiện hợp đồng.- Mức lương, hình thức trả lương, thời gian trả lương, các khoản phụ cấp cho người lao động.- Thời gian làm việc.- Trang thiết bị lao động cho người lao động nếu có.

Người sử dụng lao động và người lao động cần chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật đã để ra. Hãy liên lạc với Nam Việt Luật để được biết thêm nhiều thông tin cũng như được tư vấn về một cách chính xác về việc thành lập công ty cổ phần, …hay bất kỳ vấn đề nào có liên quan.


Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về cách tính mức lương thử việc trong hợp đồng thử việc theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật lao động khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Khi giao kết hợp đồng thử việc, người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn được quyền thỏa thuận về công việc làm thử, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Việc thỏa thuận được chính xác tiền lương trong thời gian thử việc là một việc quan trọng.

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật lao động 2019 về tiền lương trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận tuy nhiên cần đáp ứng được mức tối thiểu người sử dụng lao động chi trả cho người lao động là 85% so với mức lương của công việc này khi giao kết hợp đồng chính thức.

Vậy mức lương đối với một công việc khi người lao động tham gia làm việc chính thức được xác định như thế nào? Mức lương này đối với từng vị trí, yêu cầu công việc khác nhau thì người sử dụng lao động có thể đưa ra phù hợp với công việc đó hoặc trong lúc giao kết hợp đồng người lao động có thể thỏa thuận mức lương của mình với người sử dụng lao động và phải dựa trên mức lương tối thiểu vùng. Chính phủ dựa vào mức lương cơ sở, tình hình kinh tế đất nước và khả năng phát triển của từng vùng miền để quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu này được Chính phủ quy định và được phân chia theo vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV. 

Thông thường, hằng năm Chính phủ sẽ ra Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, trong đó quy định cụ thể mức tiền lương đối với từng vùng và ban hành kèm theo danh mục địa bàn nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng này. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng và danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Mức lương tính trong thời gian thử việc cũng không bao gồm các khoản trợ cấp, thưởng, hỗ trợ ăn, gửi xe,… như tính trong thời gian làm việc chính thức.

Tóm lại, mức lương thử việc được chi trả cho người lao động tối thiểu bằng 85% mức lương của công việc này khi giao kết hợp đồng lao động. Mức lương của công việc thì phải phụ thuộc vào mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Nếu trong thời gian thử việc, nếu thấy công việc làm thử của người lao động đạt kết quả tốt hay theo đề nghị của người lao động thì người sử dụng lao động có thể xem xét và tăng lương cho người lao động trong thời gian này. Nếu có việc tăng lương thì cần làm phụ lục hợp đồng để bổ sung nội dung hợp đồng thử việc.

Nếu trong thời gian thử việc mà người lao động có làm thêm giờ thì lương thêm giờ được bảo đảm tính theo quy định pháp luật. Theo đó, mức lương làm thêm giờ được tính như sau: bằng ít nhất 150% mức lương vào ngày thường, bằng ít nhất 150% mức lương vào ngày nghỉ hằng tuần; bằng ít nhất 300% mức lương vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Trừ những trường hợp đặc biệt bắt buộc phải làm thêm giờ thì việc làm thêm giờ phải được người lao động đồng ý và người sử dụng lao động phải đảm bảo thời giờ làm thêm cho người lao động trong thời gian thử việc theo quy định pháp luật.

Nếu người sử dụng lao động có vi phạm về mức lương khi giao kết hợp đồng thử việc thì sẽ được xử lý như sau:

Xem thêm: Lao động thử việc có phải nộp thuế TNCN? Tính thuế TNCN trong giai đoạn thử việc?

Trong trường hợp bên sử dụng lao động áp đặt mức lương thử việc và người lao động không hề có ý kiến gì hoặc kể cả lúc ký kết hợp đồng thử việc [tức đã có sự thỏa thuận thống nhất cả bên người lao động và người sử dụng lao động] quy định mức lương thử việc mà mức lương này thấp hơn 85% mức lương của công việc đó thì hoàn toàn đang vi phạm pháp luật. Khi có tranh chấp lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính khi vi phạm về quy định thử việc theo quy định tại Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động.

Trên đây là những quy định về cách tính lương thử việc trong hợp đồng thử việc. Mọi thắc mắc hay các yêu cầu dịch vụ liên quan về quan hệ lao động hãy liên hệ với Luật Dương gia để được giải đáp và hỗ trợ một cách tốt nhất. Một số dịch vụ của Luật Dương gia trong lĩnh vực này như:

1. Thời gian thử việc có phải đóng bảo hiểm cho người lao động

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi là quản công ở một xưởng sản xuất, vừa rồi có đợt tuyển lao động, chúng tôi có tuyển được khoảng 15 công nhân và thử việc 2 tháng theo hợp đồng thử việc. Tôi muốn hỏi luật sư theo quy định mới hiện nay, phải đóng bảo hiểm cho cả lao động trong thời gian thử việc có đúng không?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Bộ luật lao động 2019 thì nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc là:

– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

Xem thêm: Lao động đang thử việc trong thời gian nghỉ lễ có được hưởng lương không?

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Hơn nữa, theo hướng dẫn tại Công văn 3945/2015/CV-LĐTBXH-LĐTL thì:

2. Về tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian thử việc

Xem thêm: Xin nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần phải báo trước không?

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội [2006, 2014] thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên [từ ngày 01/01/2018 là hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên] thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo quy định tại Điều 26, Điều 27 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này, không bao gồm nội dung về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Căn cứ quy định nêu trên thì thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Quy định thời gian thử việc và mức lương thử việc

Tóm tắt câu hỏi:

Xin kính chào các anh các chị. Tôi xin phép được nhờ các anh các chị tư vấn giúp tôi về 1 vấn đề về luật lao động: Tôi mới xin vào làm cho 1 công ty sản xuất. Công ty yêu cầu tôi thử việc 3 ngày, nếu làm tốt tôi sẽ được kí hợp đồng thử việc 1 tháng và 3 ngày đầu tôi đi làm sẽ không được tính lương. Các anh chị có thể tư vấn thêm cho tôi là công ty làm như thế là đúng hay sai và có bộ luật nào quy định như vậy không? Tôi xin chân thành cảm ơn, rất mong được sự tư vấn của anh chị.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật lao động 2019 về thử việc:

“1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động thử việc mới chuẩn nhất năm 2022

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Vậy, bạn và công ty hoàn toàn có thể thỏa thuận về việc thử việc trước khi trở thành nhân viên chính thức, và việc thỏa thuận này phải được giao kết bằng hợp đồng thử việc, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên phải thực hiện. Đồng thời theo quy định tại Điều 26 Bộ luật lao động 2019 về tiền lương thử việc thì:

“Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Có thể thấy, không có quy định nào về việc thỏa thuận làm việc 3 ngày không lương như trường hợp của bạn, nên điều này sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa bạn và công ty, bạn hoàn toàn có quyền từ chối hoặc đồng ý đối với việc này và yêu cầu công ty thực hiện đúng quy định về hợp đồng thử việc và tiền lương  trong thời gian thử việc. Còn khi ký kết hợp đồng thử việc thì thời gian thử việc hay mức lương thử việc sẽ được tiến hành theo quy định trên. Đồng thời, khi kết thúc thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc, nếu bạn đáp ứng được các yêu cầu của công ty thì công ty phải có trách nhiệm ký kết ngay hợp đồng lao động với bạn.

3. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi được tuyển dụng vào vị trí trưởng nhóm của một công ty tài chính với thỏa thuận trực tiếp với sếp là 8 triệu và được nhận 100% lương tròn 2 tháng thử việc. Nhưng sau khi làm việc 40 ngày thì mức lương tôi nhận được là 2 triệu với lý do không đạt chỉ tiêu đưa ra. Công ty đưa tôi một bản thỏa thuận công việc có ghi mức lương cơ bản là 6 triệu, còn 2 triệu ghi phụ thuộc kinh doanh. Vậy, lương cơ bản người lao động được hưởng 100% trong thời gian thử việc hay phụ thuộc quy định của công ty. Công ty này có sai phạm gì hay không? Trong Bộ luật lao động 2019 lương cơ bản được hiểu như thế nào? Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Hợp đồng thử việc là gì? Quy định về mức lương và thời gian thử việc?

Người sử dụng lao động và người lao động có thể tự thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ của hai bên cũng như nội dung của hợp đồng thử việc theo quy định.

Tiền lương trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó. 

Như vậy, có thể hiểu tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc không có quy định phải bằng 100% mức lương chính thức. Tuy nhiên, Bộ luật lao động 2019 có quy định người sử dụng lao động và người lao động có thể tự do thỏa thuận, nhưng ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó.

Theo thông tin bạn cung cấp, thỏa thuận giữa bạn với sếp sẽ được hưởng 100% mức lương khi thử việc. Tuy nhiên, sau 40 ngày làm việc, bạn chỉ nhận  số tiền là 2 triệu đồng cho 1 tháng thử việc. Như vậy, mức lương này chưa đảm bảo quy định tiền lương thử việc phải ít nhất bằng 85% mức lương của công việc theo quy định. 

4. Trong thời gian thử việc người sử dụng lao động có được giữ lại một phần lương không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư ạ. Em đang làm việc cho nhà hàng đồ nướng thời gian thử việc là 1 tháng và lương là 2,5 triệu theo quy định thì mỗi tháng nhà hàng giữ lại 100.000đ nhưng tháng đầu tiên em lại bị giữ 900.000đ, hai bên không thực hiện giao kết hợp đồng vậy nhà hàng làm như thế có đúng với luật lao động không ạ? Rất mong luật sư giải đáp giúp em. Em cảm ơn nhiều ạ.

Luật sư tư vấn:

Nhà hàng nơi bạn làm việc còn phải có trách nhiệm trả đầy đủ số lương thử việc của bạn theo như những quy định trong hợp đồng được quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2019 về nguyên tắc trả lương:

“1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Có thể thấy, việc nhà hàng ký hợp đồng thử việc và xác định thời gian thử việc 1 tháng là phù hợp so với quy định của pháp luật lao động, mức lương cụ thể trong thời gian thử việc hai bên có thể tự thỏa thuận nhưng không dưới 85% mức lương chính. Ngoài ra, việc bạn thỏa thuận với nhà hàng về việc sẽ giữ lại 100 nghìn đồng mỗi tháng và nó đã được ghi nhận trong hợp đồng thì mặc định cả hai bên sẽ phải có trách nhiệm thực hiện theo hợp đồng đó, nhà hàng không thực hiện theo và tháng đầu tiên đã giữ 900 nghìn đồng của bạn là hành vi vi phạm hợp đồng và bạn có thể yêu cầu nhà hàng trả một hoản tiền phạt hợp đồng do vi phạm hợp đồng cho bạn, nếu trong hợp đồng quy định mức phạt thì sẽ căn cứ vào đó để quyết định, nếu không quy định thì sẽ do bạn và nhà hàng tự thỏa thuận. Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự 2015 về phạt hợp đồng như sau:

“1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.

3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”.

5. Trong thời gian thử việc tự ý nghỉ việc công ty có phải trả lương không?

Tóm tắt câu hỏi:

Dạ thưa luật sư! Cho tôi hỏi sau khi tôi kết thúc thời gian trong hợp đồng lao động thử việc, tôi tự ý nghỉ việc thì công ty có trả lương cho tôi không. Tôi có vi phạm điều gì về luật lao động không? Nếu có, nó có ảnh hưởng gì về việc làm sau này của tôi không ạ?

Luật sư tư vấn:

Bộ luật lao động 2019 quy định về thử việc, về mức lương và kết thúc thời gian thử việc tại các Điều 25, Điều 26, Điều 27.

Luật sư tư vấn pháp luật về tiền lương cho ngườ lao động:1900.6568

Căn cứ vào quy định của pháp luật trên, khi kết thúc thời gian thử việc nếu đạt yêu cầu thì công ty phải kí kết hợp đồng lao động với bạn nhưng nếu bạn không muốn làm việc tiếp bạn có thể nghỉ việc mà không cần báo trước cũng như không cần bồi thường và công ty phải trả lương cho bạn như thỏa thuận hoặc ít nhất là 85% mức lương chính thức của công việc đó. Việc bạn nghỉ việc không vi phạm quy định của pháp luật về lao động và cũng không ảnh hưởng đến việc làm sau này của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề