Má trong bàn chân ở đâu

Tổn thương dây chằng cổ chân rất phổ biển, thường gặp nhất là do lật bàn chân vào trong. Các dấu hiệu chung là đau, sưng nề, ấn có điểm đau, nặng nhất ở vùng mắt cá chân trước bên. Chẩn đoán dựa vào thăm khám lâm sàng và phim chụp Xquang. Phương án điều trị là bất động, nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng chun và nâng cao chân [PRICE], vận động chịu lực sớm với đứt dây chằng nhẹ và giữ cố định theo liệu pháp vật lý trị liệu với đứt dây chằng trung bình và nặng; một số trường hợp rất nặng cần phải phẫu thuật.

[Xem thêm Tổng quan tổn thương dây chằng và các chấn thương mô mềm khác Tổng quan về bong gân và các tổn thương phần mềm khác .]

Các dây chăng cổ chân quan trọng nhất là:

  • Dây chằng delta [dây chằng khỏe phía trong cổ chân]

  • Dây chằng sên-mác trước và sau [các thành phần của dây chằng bên ngoài]

  • Dây chằng gót-mác [thành phần của dây chằng bên ngoài [xem hình Dây chằng mắt cá chân Các dây chằng cổ chân. ]

Dây chằng của cổ chân

Lật trong cổ chân [quay bàn chân vào trong] làm đứt dây chằng bên ngoài, thường bắt đầu với dây chằng sên-mác trước. Hầu hết các tổn thương dây chằng là do lật ngoài cổ chân. Đứt dây chằng độ 2 và độ 3 đôi khi gây khớp mất vững mạn tính và có xu hướng làm nặng thêm tình trạng tổn thương. Lật trong bàn chân cũng có thể gây ra vỡ vòm xương sên, có hoặc không có tổn thương dây chằng cổ chân kèm theo.

Lật ngoài cổ chân [xoay bàn chân ra bên ngoài] tác động lực mạnh vào khớp bên trong. Lực này thường gây ra gãy mắt cá trong hơn là đứt dây chằng vì dây chằng delta rất chắc khỏe. Tuy nhiên, xoay ngoài cũng có thể gây đứt dây chằng. Lật ngoài cổ chân cũng tạo lực lên các khớp ngoài; lực nén thường kết hợp với gấp cổ chân, có thể làm gãy đầu xa xương mác hoặc rách dây chằng khớp chày mác dưới syndesmosis [đứt dây chằng cổ chân cao]. Đôi khi lật ngoài cổ chân tạo lực truyền dọc xương mác, gây gẫy chỏm xương mác vị trí ngần khới gối [gọi là gãy Maisonneuve].

Đứt dây chằng tái diễn có thể dẫn đến mất vững khớp cổ chân do đó gây ra thêm tổn thương khác. Hầu hết đứt dây chằng cổ chân đều ở mức độ nhẹ [Độ 1 hoặc 2].

Triệu chứng và Dấu hiệu

Đứt dây chằng cổ chân gây đau, sưng, và thỉnh thoảng gây co cơ. Vị trí đau và sưng có thay đổi tùy theo loại thương tổn:

  • Đứt dây chằng do lật trong bàn chân: Hay tổn thương dây chằng bám mắt cá ngoài

  • Đứt dây chằng do lật ngoài bàn chân: Hay tổn thương dây chằng delta

  • Gãy Maisonneuve: Trên đầu gần của xương mác cũng như ở mắt cá trong và thỉnh thoảng ở mắt cá ngoài

  • Đứt dây chằng độ 3 [hoàn toàn, thường liên quan đến dây chằng phía trong và ngoài]: Thường lan tỏa [đôi khi cổ chân trông như hình quả trứng]

Nói chung, đau là dấu hiệu xuất hiện nhiều tại vị trí chằng tổn thương chứ không phải trên xương; Đau ở trên xương nhiều hơn trên dây chằng thường là dấu hiệu của gãy xương.

Trong chấn thương dây chằng cổ chân nhẹ [độ 1], đau và sưng thường ít, nhưng cổ chân bị yếu đi và có nguy cơ tái phát. Hồi phục mất hàng giờ đến vài ngày.

Đứt dây chằng cổ chân độ trung bình đến nặng [độ 2], cổ chân thường bị sưng và tụ máu; khó khăn khi đi bộ và gây đau. Hồi phục mất vài ngày đến vài tuần.

Đứt dây chằng rất nặng [độ 3], toàn bộ cổ chân có thể bị sưng và tụ máu. Cổ chân không vững và không thể chịu được trọng lượng. Thần kinh cũng có thể bị tổn thương. Sụn khớp có thể bị rách, dẫn đến đau kéo dài, sưng tấy, mất vững khớp, viêm khớp và thỉnh thoảng có bất thường về dáng đi. Điều trị tổn thương cổ chân rất nặng thường mất từ 6 đến 8 tuần.

Chẩn đoán

  • Đánh giá lâm sàng

  • Đôi khi chụp X-quang để loại trừ gãy xương

  • Hiếm khi cần MRI hay cắt lớp vi tính

Chẩn đoán đứt dây chằng cổ chân đầu tiên là lâm sàng; không phải mọi bệnh nhân đều cần đến chụp X-quang.

Nếu đánh giá tổn thương là không thể [ví dụ, do co cơ hoặc đau], cổ chân có thể được cố định trong vài ngày và sau đó kiểm tra lại sau khi đau và co cơ đã giảm bớt.

Nghiệm pháp áp lực để đánh giá độ toàn vẹn của dây chằng là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có dấu hiệu đau, sưng hoặc co cơ, các xét nghiệm thường trì hoãn cho đến khi X-quang loại trừ được gãy xương. Ngoài ra, sưng và co cơ có thể làm khó đánh giá độ vững của khớp; do đó, kiểm tra lại sau vài ngày. Cổ chân có thể được cố định cho đến khi có thể thăm khám được.

Test rút ngăn kéo trước được thực hiện để đánh giá sự vững của dây chằng sên-mác trước và do đó giúp phân biệt giữa độ 2 và 3 trong đứt dây chằng cổ chân bên ngoài. Đối với test này, bệnh nhân ngồi hoặc nằm ngửa với đầu gối hơi gấp; người khám dùng 1 tay ngăn cản sự di chuyển về phía trước của đầu xa xương chày, trong khi tay còn lại nắm gót chân, kéo nó về phía trước. Chuyển động về phía trước của bàn chân cho thấy một vết rách độ 3.

Đứt dây chằng cổ chân cao nên được cân nhắc khi xoay ngoài là một cơ chế và khi xoay ngoài làm đau; Khớp chày-mác dưới, vị trí gần vòm xương sên, có thể gây đau.

Nếu các phát hiện gợi ý đứt dây chằng delta hoặc mộng chày mác, bác sỹ nên kiểm tra để tìm các dấu hiệu gãy đầu gần xương mác.

Đứt dây chằng cổ chân nên được phân biệt với vỡ xương đốt bàn 5, chấn thương gân Achilles, và vỡ xương sên, có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang cổ chân trước sau, bên, và nghiêng được thực hiện để loại trừ gãy xương biểu hiện rõ trên lâm sàng. Các tiêu chuẩn lâm sàng [các nguyên tắc cổ chân Ottawa] được sử dụng để xác định xem liệu có cần chụp X quang hay không; các tiêu chuẩn này được sử dụng để giúp hạn chế tia X cho bệnh nhân có nhiều khả năng bị gãy xương cần điều trị đặc biệt. Chụp X-quang cổ chân chỉ được thực hiện nếu bệnh nhân có đau cổ chân và một trong những điều sau đây:

  • Tuổi > 55

  • Mất khả năng chịu trọng lượng ngay sau chấn thương và trong khoa cấp cứu [cho 4 bước], có kèm hoặc không đi khập khiễng

  • Cảm giác đau tại xương trong vòng 6cm từ cạnh sau hoặc đỉnh 2 mắt cá

Nếu có gãy xương Maisonneuve, chụp X-quang có thể thấy rộng khớp chày mác dưới [mortise].

Đứt dây chằng cổ chân gây đau sau 6 tuần có thể yêu cầu làm test bổ sung [ví dụ MRI] để xác định các tổn thương nhỏ và bị bỏ sót, chẳng hạn như gãy vòm xương sên, đứt syndesmosis hoặc các dây chằng khác.

Điều trị

  • RICE [nghỉ ngơi, chườm đá, băng chun và nâng cao chi] và vận động sớm với tổn thương nhẹ

  • Bất động và/hoặc phẫu thuật cho tổn thương mức độ vừa hoặc nặng

Hầu hết đứt dây chằng cổ chân hồi phúc tốt với sự can thiệp tối thiểu và vận động sớm. Nẹp làm giảm đau nhưng không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Nạng được sử dụng cho tất cả các trường hợp đứt dây chằng cổ chân cho đến khi bệnh nhân đi lại bình thường.

Các điều trị khác phụ thuộc vào mức độ nặng của tổn thương:

  • Đứt dây chằng nhẹ [ví dụ, độ 1]: PRICE PRICE [Xem thêm Tiếp cận chấn thương thể thao.] Bong gân là tổn thương ở dây chằng; căng cơ là tổn thương trong cơ. Tổn thương [đứt] cũng có thể xảy ra đối với gân. Bên cạnh bong gân, căng cơ, và... đọc thêm và tập đi và vận động ngay khi có thể chịu đựng được [thường trong vòng vài ngày]

  • Đứt dây chằng nhẹ [ví dụ: độ 2]: RICE, bao gồm cố định của mắt cá ở vị trí trung tính bằng nẹp hoặc miếng đệm có sẵn, sau đó là vận động và vật lý trị liệu

  • Đứt dây chằng nặng [ví dụ, độ 3]: C định [có thể bó bột], phẫu thuật để sửa chữa, và vật lý trị liệu

Đứt dây chằng cổ chân cao cần bó bột vài tuần.

Những điểm chính

  • Trước khi chẩn đoán đứt dây chằng cổ chân, hãy xem xét các gãy xương bàn chân ngón 5, chấn thương gân Achilles hoặc gãy xương sên.

  • Sử dụng các quy tắc cổ chân Ottawa để giúp quyết định xem liệu chụp X-quang có cần thiết.

  • Đánh giá độ vững của khớp bằng nghiệm pháp áp lực [ví dụ, nghiệm pháp rút ngăn kéo trước], nhưng nếu cần thiết, trì hoãn thử nghiệm này cho đến khi giảm sưng và đau.

  • Khuyến khích vận động sớm nếu tổn thương nhẹ.

Video liên quan

Chủ Đề