Mẫu hợp đồng đặt cọc mua hàng hóa năm 2024

Hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên là hình thức giao dịch vẫn còn mới lạ với nhiều doanh nghiệp. Hợp đồng mua bán 3 bên là gì? Nguyên tắc ký hợp đồng và các quy định về nội dung, hình thức của mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của iContract nhé!

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên là một dạng của hợp đồng mua bán. Hiểu đơn giản, đây là văn bản thỏa thuận giữa 3 bên tham gia trong việc xác lập quan hệ hợp đồng mua bán, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan.

Thông thường, hợp đồng sẽ được xác lập và thực hiện ngay sau khi 3 bên đạt được thỏa thuận.

Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng cung cấp thực phẩm với công ty B, nhưng yêu cầu giao thẳng thực phẩm đến nhà hàng C để tiêu thụ. Như vậy, đây là hợp đồng 3 bên. Công ty A là bên bán thực phẩm, đồng thời là bên giao hàng; công ty B là bên mua; nhà hàng C là bên nhận hàng.

2. Nguyên tắc ký hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên

Do có thêm 1 bên thứ 3 tham gia hợp đồng, nên việc các bên tham gia tuân thủ nguyên tắc chung là rất quan trọng. Các nguyên tắc này sẽ đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch, tránh phát sinh các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cụ thể:

  • Ghi rõ chính xác, đầy đủ các thông tin liên quan đến 3 bên tham gia hợp đồng: tên, tuổi, địa chỉ….
  • Minh bạch quyền và nghĩa vụ của từng bên trong điều khoản hợp đồng. Do sự hợp tác giữa 3 bên thể hiện qua quyền, nghĩa vụ của từng bên, nên để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm, tránh mâu thuẫn trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên cần minh bạch các điều khoản.

Nguyên tắc ký hợp đồng.

  • Điều khoản vi phạm hợp đồng cần được quy định rõ ràng để đảm bảo trách nhiệm, sự gắn kết giữa 3 bên tham gia.
  • Người tham gia thỏa thuận và ký kết hợp đồng phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự, thẩm quyền như: Người đại diện theo pháp luật của công ty, người được ủy quyền theo giấy ủy quyền…

3. Quy định về nội dung và hình thức của mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên

Về bản chất, hợp đồng 3 bên vẫn là hợp đồng nên cần tuân thủ một số quy định về nội dung và hình thức dưới đây:

3.1. Về nội dung của mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên

Theo quy định tại Điều 398, Luật dân sự 2015, nội dung hợp đồng bao gồm:

  • Đối tượng của hợp đồng: Các bên cần đảm bảo tính hợp pháp của loại hàng hóa vì không phải loại hàng hóa nào cũng được đưa vào kinh doanh, mua bán. Ngoài ra, điều kiện về số lượng, chất lượng, cách thức bảo quản hàng hóa sẽ do các bên tự thỏa thuận.
  • Giá trong hợp đồng: Ghi rõ tổng giá trị hợp đồng và đơn vị thanh toán [VNĐ].
  • Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán: Ghi rõ để tránh tranh chấp có thể xảy ra.
  • Thời điểm giao nhận hàng hóa: Bên mua cần quy định rõ thời điểm giao nhận hàng hóa đi kèm với những điều kiện về hàng hóa.
  • Thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
  • Các điều khoản khác: Trường hợp bất khả kháng, phạt chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp, quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật thông tin, cách thức thông báo giữa các bên trong hợp đồng…

3.2. Hình thức hợp đồng

Thông thường các hợp đồng dân sự với sự tham gia của 2 bên, có thể ký kết bằng các hình thức: văn bản, bằng miệng, bằng hành vi. Tuy nhiên, với mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên, việc xác lập hợp đồng bắt buộc phải thực hiện bằng hình thức văn bản.

  • Hợp đồng phải quy định rõ ràng từng điều khoản, quyền lợi và trách nhiệm của 3 bên.
  • Hợp đồng 3 bên chỉ có hiệu lực pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của cả 3 bên.

4. Giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên

Giá trị pháp lý là điều quan trọng nhất khi ký kết hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng có tính ràng buộc cao như hợp đồng mua bán hàng hóa.

Giá trị pháp lý là điều quan trọng nhất khi ký kết hợp đồng.

Dưới đây là một số điều kiện để xác định giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên:

  • Các bên tham gia phải có năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự.
  • Các bên tham gia ký kết trên tinh thần tự nguyện, không có dấu hiệu của sự ép buộc.
  • Hợp đồng khi ký kết phải đảm bảo đầy đủ cả về nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp 1 trong 3 bên của hợp đồng là tổ chức thì chủ thể ký kết phải đúng với thẩm quyền được giao.

Như vậy, nếu đảm bảo được những nguyên tắc trên, hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị pháp lý. Hy vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho quý độc giả về mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 3 bên.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——-*——– HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN HÀNG HÓA                                                       Hôm nay, ngày . tháng .năm..  Chúng tôi gồm có: BÊN ĐẶT CỌC [BÊN A]: Ông [Bà]:Năm sinh:. CMND số:Ngày cấp:..Nơi cấp:.. Hộ khẩu: Địa chỉ:.. Đại diện cho công ty: Địa chỉ :. MST : .. Điện thoại:..   SDĐ : BÊN NHẬN ĐẶT CỌC [BÊN B]: Ông [Bà]:   Năm sinh : .. CMND:.. Hộ khẩu: .. Địa chỉ:. Đại diện công ty :.. MST :.. Địa chỉ:.. Điện thoại:   ĐIỀU 1: TÀI SẢN ĐẶT CỌC [Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản đặt cọc: nếu là tiền số tiền là bao nhiêu, mệnh giá như thế nào, nếu là vàng bạc hoặc kim khí quý khác thì nêu rõ số lượng, cân nặng, hình dáng] ĐIỀU 2: THỜI HẠN, HÌNH THỨC ĐẶT CỌC Thời hạn đặt cọc là: ngày , kể từ ngày ..tháng năm Hình thức thanh toán đặt cọc là: ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC Bên A đặt cọc cho bên B nhằm mục đích mua [bán] hàng hóa, cụ thể: ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A 4.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây: Giao tài sản đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận; Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ mua bán hàng hóa đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ mua bán hàng hóa [mục đích đặt cọc không đạt được] thì Bên A bị mất tài sản đặt cọc; Các thỏa thuận khác. 4.2. Bên A có các quyền sau đây: Nhận lại tài sản đặt cọc từ Bên B hoặc được trả khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện giao dịch mua bán thành công [mục đích đặt cọc đạt được]; Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc [trừ trường hợp có thỏa thuận khác] trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán [mục đích đặt cọc không đạt được]; Các thỏa thuận khác. ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B 5.1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây: Trả lại tài sản đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện giao dịch mua bán [mục đích đặt cọc đạt được]; Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho Bên A [trừ trường hợp có thỏa thuận khác] trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện giao dịch mua bán [mục đích đặt cọc không đạt được]; Các thỏa thuận khác. cụ thể trọng lượng đủ 3kg cá/ hộp cá đảm bảo trắng sạch không hư hỏng và không đổi màu như thâm đen hàng hóa khô ráo không lộn ruốc..đảm bảo đúng cho bên mua 5.2. Bên B có các quyền sau đây: Sở hữu tài sản đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện giao dịch mua bán [mục đích đặt cọc không đạt được]. Các thỏa thuận khác. ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây: 7.1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc; 7.2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này; 7.3. Các cam đoan khác. ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CHUNG 8.1. Hai bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình được thỏa thuận trong hợp đồng này. 8.2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. 8.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày tháng .năm . đến ngày tháng .. năm . Hợp đồng được lập thành 02 bản giống nhau . Mỗi bên giữ 01  bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau. Bên A                                    Bên B

Đặt cọc hợp đồng bao nhiêu phần trăm?

Với số tiền cọc không vượt quá 5%, đại biểu Nguyễn Thị Lệ, đoàn Tp. Hồ Chí Minh, cho rằng đây là mức hợp lý theo thông lệ xã hội, bảo đảm tính chất của việc đặt cọc không nhằm mục đích huy động vốn, có giá trị đủ lớn để cả bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc cùng có ý thức tuân thủ.

Đặt cọc mua nhà bao nhiêu phần trăm?

"Để kiểm soát rủi ro, khách hàng khi ký hợp đồng đặt cọc chỉ nên rơi vào khoảng 5% giá trị BĐS hoặc 100 triệu đồng, 200 triệu đồng trở lại, không nên đặt cọc tiền tỉ. Đặt cọc mà lên đến 20 - 30% giá trị BĐS là quá rủi ro.

Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu khi nào?

Chiếu theo quy định này thì hợp đồng đặt cọc sẽ bị vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau: [1] Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội [quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015]. [2] Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do giả tạo [quy định tại Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015].

Tại sao mua hàng phải đặt cọc?

Khi mua bán nhà đất các bên thường thỏa thuận đặt cọc trước một khoản tiền để làm tin, nếu một trong các bên có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cọc, trừ khi có thỏa thuận khác. Đặc cọc là một trong những biện pháp bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng và được quy định rõ tại Bộ luật Dân sự 2015.

Chủ Đề