Máy ảnh olympus có tốt không

Olympus hiện có bốn dòng máy ảnh point-and-shoot, được phân chia rõ ràng thành các phân khúc khác nhau: dòng FE giá rẻ, dòng Mju thời trang, dòng Mju Tough [trước là Mju SW] "nồi đồng cối đá" và dòng máy ảnh siêu zoom SP. Xuất thân từ một nhà sản xuất kính hiển vi được thành lập từ năm 1920 với tên gọi ban đầu là Takachiho Seisakusho, phải đến năm 1935 Olympus mới bắt đầu thiết kế và sản xuất những chiếc máy ảnh đầu tiên. Trước đó, ngoài kính hiển vi, sản phẩm được biết đến nhiều nhất của hãng này chính là những chiếc cửa trập dùng trong camera. Khi ngành công nghiệp nhiếp ảnh chuyển mình sang kỷ nguyên số, Olympus là một trong những hãng đầu tiên đón nhận trào lưu này. Năm 1996, hai chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên của Olympus mang tên Camedia C-800L và Camedia C-400L chính thức trình làng. Không lâu sau đó, dòng máy ảnh này nhanh chóng được mở rộng với các model mới và trở nên quen thuộc với những ai đang muốn chuyển từ máy phim sang máy số. Đến năm 2004, dòng Camedia được thay thế hoàn toàn bằng dòng máy có tên được đặt theo tiếng Hy Lạp là Mju [µ], viết tắt của từ "mikros", theo Olympus có nghĩa là "nhỏ gọn". Chiếc máy ảnh đầu tiên mang thương hiệu Mju là một mẫu máy phim được phát triển từ năm 1991, sau khi qua nhiều bước cải tiến đã chuyển hẳn sang sử dụng công nghệ số. Hiện nay, Olympus có bốn dòng máy ảnh point-and-shoot chính, thuộc các phân khúc thị trường khác nhau, nhắm đến những đối tượng khách hàng khác nhau. Dòng FE là dòng máy ảnh giá rẻ dành cho những người mới sử dụng lần đầu, đề cao tính kinh tế. Dòng Mju là dòng máy ảnh thời trang, nhắm đến những người dùng sành điệu đề cao thiết kế bên ngoài. Dòng Mju Tough [trước đây có tên là Mju SW] là dòng máy ảnh có khả năng chống sốc, chống nước, chịu được lực nén và nhiệt độ âm, dành cho những người mê du lịch hoặc những người làm việc trong các môi trường đặc biệt. Cuối cùng là dòng SP, nổi tiếng với những mẫu máy ảnh có khả năng zoom xa dẫn đầu thị trường cùng nhiều tính năng cao cấp, nhắm tới những khách hàng đề cao sức mạnh và hiệu năng hoạt động. Sau đây là những thông tin cơ bản về từng dòng máy ảnh point-and-shoot của Olympus: Khác với những dòng máy ảnh giá rẻ của nhiều hãng đối thủ, dòng FE của Olympus vẫn gây được ấn tượng khá mạnh ngay từ dáng vẻ bên ngoài, với thân máy mỏng và thiết kế thời trang. Cái tên "FE" được Olympus đặt cho dòng máy này bắt nguồn từ hai chữ Friendly [thân thiện] và Easy [dễ sử dụng]. Đó cũng chính là hai điểm mạnh của dòng FE-series. Với nhiều tính năng tự động, giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Olympus FE-series phù hợp với mọi đối tượng người dùng, thuộc mọi lứa tuổi. Đặc biệt, để những người lần đầu tiên sử dụng máy ảnh không cảm thấy quá bỡ ngỡ, tất cả các model của dòng máy này đều được trang bị phần mềm chỉ dẫn, giúp họ dễ dàng có được những bức ảnh ưng ý. Đại diện tiêu biểu của dòng này là chiếc Olympus FE-320. Máy có thiết kế mỏng manh rất ấn tượng nhưng vẫn đề cao sự đơn giản, tiện dụng. Các phím điều khiển quan trọng được đặt ở vị trí dễ thao tác, màn hình lớn cùng những tính năng hữu ích như nhận diện khuôn mặt, nhận diện nụ cười là những ưu điểm dễ nhận thấy ở chiếc máy này. Dòng Mju bao gồm những chiếc máy ảnh đề cao tính thời trang của thiết kế, với thân máy nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và bề mặt có nhiều đường cong, vừa làm tăng tính gợi cảm, vừa giúp người dùng cầm máy chắc chắn hơn. Có thể nói, Olympus đã dành rất nhiều tâm huyết cho thiết kế của dòng máy này, đến độ họ tự tin khẳng định ngay cả những tín đồ thời trang khó tính nhất cũng phải hài lòng về ngoại hình của các model thuộc Mju-series. Những chiếc camera này thường được trang bị hệ thống ổn định ảnh hoạt động trên cơ chế di chuyển cảm biến, đồng thời ống kính thường có khả năng zoom xa rất tốt. Đại diện của dòng máy ảnh thời trang này là chiếc Olympus Mju 1010. Mặc dù sở hữu thân hình mỏng manh, với thiết kế rất ấn tượng, nhưng không vì thế mà khả năng hoạt động của Mju 1010 bị đánh giá thấp. Nhiều người có thể cảm thấy không hài lòng vì máy thiếu ống kính góc rộng, đồng thời vẫn sử dụng định dạng thẻ nhớ xD-Picture không phổ biến, nhưng khi dùng thử sẽ dễ dàng bị tốc độ hoạt động và chất lượng ảnh của chiếc máy này chinh phục. Dòng máy ảnh có khả năng chống sốc, chống nước, chịu lực nén và nhiệt độ âm mới được Olympus đổi tên thành Mju Tough, còn trước đó có tên là Mju SW. Đối tượng khách hàng mà dòng máy này nhắm đến là những người mê du lịch mạo hiểm, hoặc đặc thù công việc phải sử dụng máy ảnh trong những điều kiện, môi trường khắc nghiệt. Mặc dù điểm mạnh nhất chính là sức bền và khả năng chịu đựng, nhưng các model của dòng Mju Tough cũng được Olympus rất chăm chút cho dáng vẻ bên ngoài. Đại diện đáng chú ý của dòng máy này là Olympus Mju 1030 SW. Mặc dù ra mắt từ đầu năm ngoái nhưng đây hiện vẫn là một trong những chiếc máy ảnh có khả năng chịu được các điều kiện khắc nghiệt tốt nhất trên thị trường. Theo Olympus, vỏ máy bằng kim loại của Mju 1030 SW đã vượt qua tất cả các cuộc kiểm tra của quân đội, nên có thể chịu rơi từ độ cao 2 mét, bị một vật nặng 100 kg đè lên mà không hề hấn gì. Ngoài ra, máy còn có thể hoạt động dưới mực nước sâu 10 mét và nhiệt độ -10 độ C. "SP" là viết tắt của cụm từ Special Performance. Đặt tên cho dòng máy này như vậy, Olympus ngụ ý rằng đây là dòng máy ảnh có khả năng hoạt động đặc biệt. Với một thân hình to lớn, cồng kềnh không khác gì những chiếc DSLR, dòng máy ảnh siêu zoom này cũng được trang bị nhiều tính năng chỉnh tay rất pro. Ngoài ra, các model thuộc dòng SP-series cũng hỗ trợ định dạng ảnh RAW. Đại diện tiêu biểu cho dòng máy ảnh siêu zoom này là model mang tên Olympus SP-570UZ. Máy được trang bị ống kính có zoom quang 20x, hỗ trợ góc chụp rộng 26mm. Ngoài ra, SP-570UZ còn sở hữu tính năng chỉnh phơi sáng bằng tay, hệ thống ổn định ảnh hoạt động trên cơ chế di chuyển cảm biến và hỗ trợ định dạng ảnh RAW. Đầu năm 2009 này, Olympus trình làng thêm một model mới có tên SP-590UZ, được trang bị ống kính có zoom quang lên tới 26x, cao nhất trên thị trường hiện nay.

Olympus thì bạn nên mua chiếc E-M5 nhé, đây là chiếc tốt nhất của hãng đấy. Với OM-D E-M5, Olympus làm sống lại cả tên tuổi và hình ảnh của một dòng máy ảnhthành công trong quá khứ của công ty để thu hút cảm giác hoài cổ trong một modelmáy ảnh kỹ thuật số hiện đại. E-M5 được trang bị một cảm biến 16 megapixel, một kính ngắm điện tử, cả hai đều lần đầu tiên có mặt trong một máy ảnh không gương lật của Olympus. Máy có hai lựa chọn màu sắc là bạc và đen, dự kiến có mặt chính thức trên thị trường từ tháng Tư này với giá 1000 USD cho thân máy, 1.100 USD nếu kèm một ống kính 14-42mm tiêu chuẩn, và 1.300 USD với ống kính 12-50mm f/3.5-6.3 EZ. Mặc dù khu vực chứa kính ngắm có hình dạng giống như lăng kính 5 mặt [pentaprism], nhưng thực tế không hề có lăng kính nào bên dưới. Điều này chủ yếu nhằm mang lại cảm giác hoài cổ cho chiếc máy ảnh. Những ai đã từng dùng qua hoặc yêu quý dòng máy phim Olympus OM trước đây [Olympus đã ngừng sản xuất dòng máy này từ năm 2002] hẳn sẽ tìm thấy đôi chút quen thuộc trên model kỹ thuật sốOM-D E-M5. Vậy, OM-D E-M5 có thực sự xứng với cái tên OM hay chỉ là tấm áo khoác bên ngoài? Câu trả lời sẽ lần lượt được trình bày ở bên dưới, qua con mắt đánh giá của các chuyên gia từ Imaging Resource, Photographyblog, dpreview… OM-D E-M5 có vẻ ngoài giống với các model OM dòng phổ thông hơn là dòng cao cấp, nhất là ở phần lăng kính khá lớn của nó. Do bên trong phần lăng kính chỉ là một kính ngắm điện tử mà không có lăng kính nào, nên một số người dùng sẽ có một chút thất vọng. So với máy ảnh OM cũ, E-M5 ngắn hơn, mỏng hơn và hẹp hơn. Nó có một phần báng cầm nhỏ ở phía trước với độ rộng vừa đủ để các ngón tay giữ máy được thoải mái. Nói chung, bạn có thể tì tay một cách chắc chắn trên vỏ máy. Phần báng cầm bằng cao su nên bạn có thể yên tâm khi cần giơ máy lên cao để chụp, hoặc khi cần xem lại ảnh. Một nút nhả ống kính có cùng hình dáng và vị trí như trên các máy PEN của Olympus, trong khi các máy ảnh OM vốn sử dụng nút nhả ống kính ngay trên thân ống kính. Chấm đỏ dùng để định hướng khi xoay lắp ống kính vẫn ở vị trí cũ như trên máy ảnh OM. Một đèn hỗ trợ lấy nét nằm phía trên nút nhả ống kính. Máy vẫn sử dụng thiết kế móc gắn dây đeo hình chữ D truyền thống. Ống kính chống chịu thời tiết có dải tiêu cự 12-50mm [24-100mm tương đương phim 35mm] có một cơ chế zoom độc đáo. Ở vị trí như hình trên, ống kính được zoom điện tử bằng một cái vặn sang trái hoặc phải khoảng 3mm, nghĩa là ống kính nhả ra khá nhanh. Nếu kéo ngược vòng zoom [zoom ring] thì máy sẽ chuyển sang chế độ zoom cơ. Điều thú vị là Olympus đang thiết kế những ống kính kiểu này cho các nhiếp ảnhgia. Chế độ zoom điện tử sẽ rất hữu ích khi cần zoom êm ái khi quay video, bất lợi duy nhất là việc kéo và đẩy vòng zoom có thể gây rung hình. Phía bên trái kính ngắm là một bánh xe chỉnh chế độ chụp [Mode dial], trong khi bên phải có hai bánh xe – mà ta tạm gọi là bánh xe trước và sau. Ở chế độ chụp Manual, bánh xe sau [có viền trắng] sẽ cho phép điều chỉnh tốc độ màn trập còn bánh xe trước điều chỉnh khẩu độ. Ở trung tâm của bánh xe trước là nút màn trập. Khi nhấn giữ một nửa nút màn trập, bạn sẽ thấy cảm giác hơi mềm nơi tay, nhưng khi nhấn hết để chụp thì sẽ thấy rất cứng. Ngay bên cạnh phía bên phải của nút màn trập là một nút mới gọi là Curves. Khi sử dụng hai bánh xe nói trên, bạn có thể điều chỉnh [thông qua màn hình] các chi tiết Shadows và Highlights và nhìn thấy ngay kết quả. Phía sau nút Curves là nút quay video.

Olympus Mju 1060 cũng rất tốt bạn nhé, nó có khá nhiều điểm khác biệt so với Mju 1010, với vẻ bề ngoài bóng bảy hơn và phần không gian dành cho ống kính được mở rộng hơn, chiếm gần hết bề mặt trước. Tuy nhiên, vị trí của đèn flash vẫn được giữ nguyên so với đời máy trước, nằm khá sát cạnh trái của máy, khiến đôi khi trong quá trình sử dụng, các ngón tay của người dùng thường vô tình che lấp. Ở mặt sau, các phím bấm được bố trí gọn gàng và được chú thích rõ ràng, dễ hiểu. Bánh xe chọn chế độ được thiết kế sát ra mép, giúp người dùng vận hành máy dễ dàng chỉ bằng một tay. Tất cả các phím điều khiển đều được trang bị hệ thống đèn nền, nhưng chúng chỉ sáng lên khi ta bấm phím. Điều này khiến cho ý nghĩa mà nó mang lại không thực sự lớn. Chỉ khi phải thay đổi chế độ chụp hoặc truy xuất tới các menu trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn mới thấy hệ thống đèn nền này ít nhiều có ích Về mặt tính năng, việc chỉ được trang bị cảm biến có độ phân giải 10 Megapixel khiến Olympus Mju 1060 không được chú ý nhiều bằng những model ra mắt cùng thời điểm, với độ phân giải lên tới 14 Megapixel. Tuy nhiên, nếu không có ý định in ra những bức ảnh cỡ lớn, bạn cũng không cần phải bận tâm đến thông số này, bởi mức 10 Megapixel của Mju 1060 cũng đã là quá đủ đối với những nhu cầu thông thường. Bù lại, chiếc máy ảnh thời trang này lại thu hút người dùng ở ống kính có zoom quang học lên tới 7x [37 - 260 mm]. Nhìn bề ngoài bóng bảy của Olympus Mju 1060, không ai nghĩ nó lại sở hữu ống kính có thể zoom xa đến vậy. Tuy nhiên, đáng tiếc là ống kính của chiếc máy này không phải là loại ống kính có góc chụp rộng.

Olympus Mju Tough 8000 có lẽ là một trong những mẫu máy ảnh có khả năng chịu lực tốt nhất trên thị trường. Máy không hề hấn gì sau khi rơi từ độ cao 2 mét, đồng thời hoạt động tốt dưới mực nước sâu tới 10 mét. Với những người ở xứ lạnh, Olympus Mju Tough 8000 sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng trong những chuyến leo núi, trượt tuyết, bởi nó có thể hoạt động bình thường trong điều kiện nhiệt độ -10 độ C. Ngoài ra, chiếc máy này cũng có thể chịu lực nén của một vật có cân nặng 100 kg. So với Mju 1050 SW, model cuối cùng mang thương hiệu Mju SW, những thông số trên rõ ràng ấn tượng hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu so sánh với Mju 1030 SW, model ra đời từ đầu năm ngoái, thì khả năng chịu đựng của Mju Tough 8000 cũng chỉ tương đương. Mặc dù vậy, một ưu điểm không thể chối cãi của chiếc máy mới này so với dòng máy cũ là được trang bị hệ thống ổn định ảnh hoạt động trên cơ chế di chuyển cảm biến. Nhờ đó, nếu có run tay khi phải cầm máy chụp ảnh trong tiết trời quá lạnh, thì bạn vẫn có thể yên tâm về chất lượng những bức ảnh chụp được. Độ phân giải của cảm biến đã được Olympus tăng lên mức 12 Megapixel ở Mju Tough 8000, trong khi những model ra đời năm 2008 chỉ dừng ở mức 10 Megapixel. Bên cạnh đó, thiết kế của chiếc máy này cũng bớt rườm rà hơn so với Mju 1050 SW, khi không có nắp đậy ống kính dạng trượt. Thay vào đó, Olympus sử dụng giải pháp giống như ở Mju 1030 SW, đó là nắp bảo vệ ống kính gắn trong. Nhờ đó, toàn bộ thân máy sẽ trở thành một khối thống nhất, giúp tăng khả năng chịu lực trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Máy ảnh giá rẻ lâu nay vẫn bị đánh giá thấp cả về thiết kế lẫn công nghệ. Tuy nhiên, Olympus FE-320 đã làm thay đổi định kiến đó, ít nhất là về ngoại hình của sản phẩm. Khi cầm máy trên tay, người dùng có thể dễ dàng bị chinh phục bởi thân hình mỏng manh nhưng cứng cáp, với vỏ máy được làm từ kim loại sành điệu. Do sở hữu thân hình vuông vắn, bằng phẳng, nên cạnh bên phải của FE-320 được Olympus thiết kế hơi lõm vào để lấy chỗ cầm máy. Ở mặt sau, phía trên màn hình LCD rộng 2,7 inch là hai phím bấm riêng biệt dành cho hai chức năng chụp và xem lại ảnh. Các phím điều khiển còn lại nằm bên phải màn hình. Bánh xe chọn chế độ được thiết kế thụt vào bên trong thân máy, nên người dùng chỉ có thể tiếp cận và xoay ở cạnh trên. Mặc dù hơi làm khó người dùng trong những lần sử dụng đầu tiên, nhưng khi đã quen, bạn thậm chí có thể vận hành máy chỉ bằng một tay. So với những model giá rẻ của các hãng khác, Olympus FE-320 được trang bị màn hình rộng hơn, với đường chéo 2,7 inch. Tuy nhiên, ống kính zoom quang 3x, dải tiêu cự 36 - 108 mm thì không có gì nổi trội. Với ống kính như vậy, máy sẽ gặp khó khăn trong việc chụp ảnh tập thể đông người. Olympus FE-320 được trang bị hệ thống ổn định ảnh kỹ thuật số, sử dụng phương pháp tăng độ nhạy sáng và tốc độ trập để bù lại những chuyển động của tay người dùng. Dĩ nhiên, hiệu quả mà công nghệ này mang lại không cao như ở những máy được tích hợp hệ thống ổn định ảnh quang học. Giống như ở những chiếc máy ảnh của Sony, Olympus FE-320 cũng được trang bị tính năng nhận diện nụ cười. Theo đó, nếu bạn lựa chọn chế độ có tên Smile Shot, máy sẽ tự động chụp liền một lúc ba bức ảnh khi phát hiện thấy trong khung hình có người cười. Để kích hoạt tính năng nhận diện khuôn mặt, người dùng phải vào menu AF Mode. Sau khi kích hoạt, máy có thể dò tìm và nhận diện tối đa ba khuôn mặt. Khi "bắt" được khuôn mặt nào, máy sẽ "đi theo" khuôn mặt đó. Mặc dù tốc độ hoạt động không thực sự nhanh, nhưng máy nhận diện khuôn mặt rất chuẩn, hỗ trợ tốt cho việc lấy nét.

Chủ Đề