Mẹ bầu ăn chua có tốt không

Sữa chua nổi tiếng với khả năng làm đẹp và tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng với mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không để cải thiện tình trạng táo bón, sạm da. Câu trả lời sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây, các mẹ cùng tham khảo để có thêm những thông tin hữu ích chăm sóc súc khỏe thật tốt.

Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không?

Sữa chua là món ăn nhẹ phổ biến mà bầu 3 tháng đầu có thể ăn được. Tuy nhiên, để đảm bảo không gây ra những tác dụng phụ mẹ bầu chỉ nên ăn sữa chua ít đường và 100% làm từ sữa tiệt trùng. Sữa chua chứa nhiều protein, canxi, kali,… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ổn định huyết áp và đặc biệt là làm đẹp da cho các mẹ bầu.

Phần tiếp theo sẽ giải đáp cụ thể hơn về những thành phần cũng như những lợi ích tuyệt vời mà sữa chua mang lại cho sức khỏe mẹ bầu 3 tháng.

Sữa chua là món ăn nhẹ phổ biến mà bầu 3 tháng đầu có thể ăn được

2. Lợi ích của bà bầu 3 tháng đầu khi ăn sữa chua

Trong sữa chua có chứa probiotic giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Ngoài ra trong 100g sữa chua còn chứa những thành phần dinh dưỡng nổi trội khác như:

Thành phần dinh dưỡngĐịnh lượngProtein3.3gCanxi120mgSắt0.1mgKali155mgKẽm0.59mgVitamin C1mgVitamin A25mmgVitamin B10.04mgVitamin B50.4mgVitamin B120.37mmg

Nhờ những thành phần dinh dưỡng như protein, canxi, các vitamin nhóm B,… mà sữa chua mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi 3 tháng, điển hình như:

2.1 Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua giúp tăng cường tiêu hoá

Trong giai đoạn 3 tháng đầu, sự gia tăng các hoocmon chorionic gonadotropin [hCG] và estrogen dẫn đến tình trạng ốm nghén, khó tiêu ở mẹ bầu. Sữa chua có chứa 2 lợi khuẩn là lactobacillus acidophilus và bifidobacterium. Những lợi khuẩn này làm nhiệm vụ tăng cường tiêu hóa, điều trị chứng khó tiêu và táo bón thường gặp ở mẹ bầu 3 tháng.

2.2 Ăn sữa chua giúp bà bầu tăng cường miễn dịch

Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không? Sữa chua có khả năng tăng cường hệ miễn dịch vì có chứa protein. Trung bình 100g sữa chua có chứa khoảng 3.3g protein. Ngoài ra các lợi khuẩn có trong sữa chua cũng tương trợ nhau ngăn chặn sự tấn công từ các vi khuẩn có hại. Như vậy, bổ sung sữa chua sẽ giúp tăng cường miễn dịch, phòng chống các vi khuẩn, virus ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

2.3 Cung cấp canxi cho sự phát triển của thai nhi và bà bầu

Mẹ bầu 3 tháng ăn sữa chua còn giúp cung cấp canxi. Cứ 100g sữa chua cung cấp khoảng 120mg canxi. Lượng khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển khung xương của thai nhi. Ngoài ra bổ sung đủ canxi trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu còn giúp mẹ bầu phòng tránh các triệu chứng đau lưng, tê chân, chuột rút,…

Sữa chua cung cấp canxi cho sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu 3 tháng

2.4 Bà bầu ăn sữa chua giúp cân bằng huyết áp, tốt cho tim mạch

Mẹ bầu 3 tháng đầu dễ gặp các vấn đề về huyết áp, tim mạch. Vì trong giai đoạn này, các mạch máu thường sẽ mở rộng để máu chảy về tử cung nuôi thai nhi. Trong 100g sữa chua chứa khoảng 155mg Kali có tác dụng ổn định huyết áp cho mẹ bầu 3 tháng đầu hiệu quả.

2.5 Ăn sữa chua giúp đẹp da, giữ dáng đẹp

Không phải ngẫu nhiên mà sữa chua được biết đến là một trong những nguyên liệu làm đẹp được phái đẹp yêu thích. Sự gia tăng hormone progesterone và estrogen trong thai kỳ khiến cho làn da mẹ bầu dễ bị nổi mụn hoặc bị nám, sạm. Sữa chua chứa hàm lượng lớn vitamin A, C và các vitamin nhóm B như B1, B2, B5, B12,… Lượng vitamin này có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa, kích thích tế bào da mới phát triển.

Ngoài ra, lợi khuẩn lactobacillus có trong sữa chua còn giúp cơ thể mẹ bầu 3 tháng giải phóng mỡ thừa bằng việc ngăn ngừa sự phát triển của hormone cortisol. Đây là một loại hormone dễ gây béo phì. Thêm vào đó lượng protein hấp thu được khi ăn sữa chua cũng được chứng minh là làm tăng cảm giác no. Như vậy, mẹ bầu ăn sữa chua có thể giúp đẹp da và giữ dáng trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu.

2.6 Ăn sữa chua giúp giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở bà bầu

Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không? 0.59mg kẽm có trong sữa chua có tác dụng thúc đẩy và phối hợp với insulin để điều tiết lượng đường trong máu. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu 3 tháng.

Bà bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua giúp giảm nguy cơ tiểu đường

Như vậy, mẹ bầu 3 tháng có thể bổ sung sữa chua vào thực đơn dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng và cung cấp khoáng chất có lợi cho sự phát triển thai nhi.

3. Hướng dẫn bà bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua đúng cách

Ngoài việc quan tâm đến bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không thì các mẹ bầu cũng nên quan tâm đến việc ăn sữa chua đúng cách. Bởi mặc dù sữa chua mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu 3 tháng nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều. Liều lượng khuyến khích mỗi ngày chỉ khoảng 200 – 400g. Bởi vì nếu mẹ bầu quá nhiều sẽ khiến axit dịch vị tăng quá mức, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe.

Để cơ thể có thể tận dụng tối đa những dưỡng chất mà sữa chua cung cấp, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên bổ sung sữa chua vào các thời điểm sau:

  • Sau bữa ăn sáng 1 – 2 tiếng: Sau bữa sáng, dịch vị dạ dày đã bị loãng, độ PH trong dạ dày sẽ là môi trường thích hợp để lợi khuẩn phát triển. Do đó, sữa chua kết hợp cùng ngũ cốc hoặc trái cây sẽ là món ăn giúp làm dịu hệ thống tiêu hóa của mẹ bầu hiệu quả.
  • Sau bữa trưa 1 – 2 tiếng: Bổ sung một hộp sữa chua vào thời điểm này sẽ giúp mẹ bầu tránh căng thẳng, mệt mỏi vào buổi chiều. Vì trong sữa chua có chứa thành phần Tyrosine và Vitamin B có tác dụng xoa dịu những căng thẳng mệt mỏi sau một buổi sáng hoạt động.
  • Trước khi đi ngủ 30 phút: Buổi tối là thời điểm mà hàm lượng canxi dễ dàng được cơ thể hấp thu nhất. Do đó, nếu mẹ bầu 3 tháng ăn sữa chua vào thời điểm này sẽ giúp thai nhi phát triển tốt hơn, cao lớn và cứng cỏi hơn.

Mẹ bầu 3 tháng nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều sữa chua

4. 4 món ngon từ sữa chua dành cho bà bầu 3 tháng đầu

Các món ngon từ sữa chua mà mẹ bầu 3 tháng đầu có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn như:

SỮA CHUA

Nếu mẹ bầu không có nhiều thời gian thì một hũ sữa chua ít đường cũng được xem là món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu không nên ăn sữa chua quá lạnh vì có thể khiến các mạch máu ở dạ dày và đường ruột bị co thắt đột ngột, nguy cơ bị đầy bụng, tiêu chảy,… Và mẹ bầu cũng chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 hũ sữa chua tương đương khoảng 200 – 400g mỗi ngày để không gặp phải các tác dụng phụ.

SINH TỐ SỮA CHUA

Nguyên liệu:

  • 1 hộp sữa chua
  •  2 thìa sữa đặc
  • 100 ml nước
  • Các nguyên liệu kèm [có thể là trái cây tùy thích hoặc bột cacao không đường]

Cách làm:

  • Nếu nguyên liệu kèm là trái cây thì gọt vỏ, bỏ hạt,… rửa sạch sau đó cắt thành từng miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố.
  • Cho thêm 1 hũ sữa chua vào đồng thời cho thêm 2 thìa sữa đặc [có thể cho lượng ít hơn tùy thích] và 100ml nước lọc rồi xay nhuyễn.
  • Cuối cùng thì cho ra ly rồi thưởng thức

Bà bầu 3 tháng đầu ăn sinh tố sữa chua mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu

NGŨ CỐC SỮA CHUA

Nguyên liệu:

  • 1 hũ sữa chua ít đường, 100% tiệt trùng
  • 20 – 30g ngũ cốc nguyên hạt

Cách làm:

Mẹ bầu chỉ cần trộn đều ngũ cốc yêu thích với sữa chua không đường vào một cái bát là đã có thể tạo nên một món ăn dinh dưỡng rồi.

Ngũ cốc sữa chua là bữa sáng giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng

SỮA CHUA THẬP CẨM

Nguyên liệu:

  • 1 hộp sữa chua không đường
  • Trái cây tùy thích như: cam, xoài, bơ, chuối, dâu tây, táo…

Cách làm:

  • Các loại trái cây gọt vỏ, bỏ hạt,… rửa sạch, thái miếng vừa ăn [có thể thái hạt lựu cũng được].
  • Cho các loại trái cây vào một cái bát lớn đồng thời cho thêm sữa chua vào, trộn đều và hưởng thức.

5. Lưu ý bà bầu 3 tháng đầu khi ăn sữa chua

Mẹ bầu 3 tháng khi ăn sữa chua cần có những lưu ý sau để tránh các ảnh hưởng xấu không mong muốn:

Không nên ăn sữa chua lúc đói bởi vì sữa chua có tính axit, nếu ăn lúc bụng rỗng có thể khiến dạ dày bị tổn thương.

Không nên ăn sữa chua ngay sau bữa chính, bởi vì lúc này, dạ dày cần thời gian để tiêu hóa lượng thực ăn mới nạp vào. Nếu mẹ bầu ăn sữa chua, có thể gặp tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Đồng thời các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn và trong sữa chua cũng không được hấp thụ tối đa.

Không nên ăn sữa chua ngay trước khi ngủ vì sẽ khiến dạ dày hoạt động nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra ăn sữa chua rồi đi ngủ liền dễ khiến mẹ bầu sẽ cảm thấy nhanh đói bụng hơn và dễ thức giấc hơn.

Mẹ bầu không nên ăn sữa chua ngay sau bữa chính

Tuyệt đối không sử dụng sữa chua bị hỏng hoặc hết hạn. Bất kì loại thực phẩm nào cũng vậy, nếu để quá hạn đều không tốt cho hệ tiêu hóa nói chung, đặc biệt là với mẹ bầu. Khi ăn sữa chua bị hỏng, các vi khuẩn sinh sôi có thể gây ra các cơn co thắt dạ dày, tiêu chảy, đau bụng nghiêm trọng,…

Những mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc tim mạch nên chọn các loại sữa chua ít béo, ít đường. Bởi vì chất béo và lượng đường có trong những loại sữa chua thông thường có thể làm bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Đối với các loại sữa chua ít đường, mẹ bầu không nên sử dụng nếu đã mở nắp 2 giờ. Vì khi đó, vi khuẩn gây hại đã xâm nhập và phá vỡ cấu trúc của sữa. Nếu mẹ bầu ăn phải, có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy,…

Tóm lại, Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không? Xữa chua là món ăn mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được. Không chỉ trong 3 tháng đầu, mà mẹ bầu có thể ăn sữa chua trong suốt thai kỳ. Hãy thêm loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống của mình để có thể bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

Tại sao mang bầu thèm chua?

Việc thèm chua của bà bầu cũng tương tự như thế. Nó liên quan đến hoocmone gonedotripin từ màng đệm nhau thai bài tiết. Hoocmone này khống chế acid dạ dày bài tiết, gây giảm bớt lượng bài tiết acid dạ dày và giảm thấp khả năng tiêu hóa của mẹ bầu [ốm nghén thể cũng từ đó mà ra].

Thèm chua là dấu hiệu của bệnh gì?

Thèm chua => Hệ miễn dịch kém Nhưng cũng thể bạn đang gặp vấn đề về hệ miễn dịch. Trong hoa quả chua có một lượng lớn acid và vitamin C nên khi hệ miễn dịch vấn đề chúng phát ra tín hiệu kích thích người ta nạp thêm những chất này.

Tại sao bà bầu không nên ăn dưa chua?

Rau củ muối chua thường có chứa nhiều muối. Do đó, nếu bạn dễ bị tăng huyết áp trong thai kỳ thì món ăn này rất không tốt cho bạn. Ăn quá nhiều có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến các biến chứng không mong muốn như co giật, tổn thương thận, làm hỏng mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé.

Mẹ bầu ăn sữa chua có tác dụng gì?

Sữa chua mang lại lợi ích cho mẹ bầu? Lợi khuẩn đường ruột trong sữa chua giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn nhờ đó mà khả năng hấp thụ thức ăn cũng được cải thiện. Thân nhiệt của thai phụ thường tăng lên so với người bình thường nên dễ cảm giác nóng trong người, tăng axit dạ dày và dễ ợ chua.

Chủ Đề