Mẹo chữa đau răng dân gian

Đau nhức răng là bệnh lý mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Đau nhức răng có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đau đớn và thậm chí là không thể ăn uống. Nếu không tìm ra nguyên nhân gây đau nhức răng và cách chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Các nguyên nhân gây đau răng

Nguyên nhân gây đau nhức răng phổ biến

Các bệnh về nướu

Trong số các nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức răng thì các bệnh về nướu là nguyên nhân rất phổ biến. Những mảng bám ở viền của nướu nếu không được vệ sinh sạch sẽ tạo ra vi khuẩn có hại. Những vi khuẩn này sẽ gây nên tình trạng viêm nướu và tiêu bất thường của vùng ổ xương bao quanh nâng đỡ răng. Do đó, ảnh hưởng trực tiếp lên răng của bạn gây đau nhức răng. 

Nguyên nhân gây đau nhức răng là các bệnh về nướu

Sâu răng, viêm tủy

Sâu răng nếu không được phát hiện sớm thì sẽ khiến cho người bệnh bị đau nhức răng. Nếu như người bệnh không chữa trị sớm sẽ dẫn đến viêm tuỷ, thậm chí là mất răng.

Hội chứng khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm có chức năng giữ hàm ăn khớp với sọ nên cũng gây nên tình trạng đau nhức răng nếu bệnh nhân gặp phải những chấn thương cấp tính, tình trạng viêm khớp thoái hóa, sự co thắt của các cơ xung quanh khớp.

Do chấn thương răng, nứt răng

Răng miệng muốn khoẻ mạnh thì cần được chăm sóc và bảo vệ. Nếu không được giữ gìn cẩn thận, răng có thể dần suy yếu và dễ dàng nứt vỡ khi gặp tác động mạnh. Những chiếc răng bị nứt, vỡ sẽ có thể khiến việc cắn, nhai trở nên đau nhức, ê buốt răng khi ăn đồ lạnh hay đồ chua ngọt… Tuỳ vào tình trạng vết nứt thì có những biện pháp chữa trị phù hợp như trám răng, bọc răng sứ hay thay răng giả…

Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng đau nhức răng như: mọc răng khôn, nha chu, răng bị mòn…

Mẹo chữa đau răng dân gian 

Nước muối ấm

Nước muối ấm súc miệng giúp bảo vệ răng miệng khỏi đau nhức răng

Muối có tác dụng sát khuẩn tốt nên thường được sử dụng làm dung dịch sát khuẩn, nước súc miệng để loại bỏ mùi hôi và bổ sung các khoáng chất bị mất trên răng, giúp bạn có một hàm răng chắc khoẻ, trắng sáng hơn. Đồng thời, nước muối cũng giảm ê nhức răng khá hiệu quả. 

Khi nhức răng, bạn hãy lấy 1-2 thìa cafe muối hoà tan với một chút nước ấm và dùng dung dịch này ngậm trong khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn gây đau nhức răng.

Lá trầu không

Lá trầu không sau khi rửa sạch thì giã nhỏ với một chút muối hạt và rượu trắng rồi lọc lấy nước. Nước hỗn hợp sau khi lọc xong thì chia làm 2 phần để súc miệng cách nhau khoảng 5 phút. Không lâu sau, cơn đau nhức răng của bạn sẽ dịu đi đáng kể.

Đau nhức răng tan biến nhanh chóng bằng lá trầu không

Chườm đá lạnh

Việc chườm đá lạnh không làm hết hẳn cơn nhức răng mà chỉ có tác dụng giảm đau tức thời. Hãy lấy một vài viên đá bọc vào khăn sạch rồi chườm lên vùng má chỗ răng đau nhức để làm tê giúp cơn đau giảm nhẹ.

Dùng đá chườm làm giảm nhẹ cơn đau nhức răng  

Nước cốt chanh

Chanh chứa các loại axit tự nhiên có tác dụng làm trắng, kháng khuẩn, kháng viêm và làm giảm cơn đau nhức răng hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy nước cốt chanh rồi nhỏ lên vùng răng bị đau.

Khoai tây sống

Bạn hãy gọt vỏ khoai tây rồi rửa sạch, rồi cho vào máy xay để xay nhuyễn. Phần khoai tây sau khi được xay nhuyễn sử dụng để đắp lên vùng răng, lợi bị sưng, đau sẽ làm giảm cơn đau nhức răng.

Ngậm tỏi

Tỏi giúp giảm đau nhức răng nhanh chóng, an toàn

Tỏi cũng có tác dụng khử khuẩn, chống viêm và giảm đau nên được sử dụng làm bài thuốc để chữa trị đau nhức răng hiệu quả. Bạn hãy lấy vài tép tỏi giã hoặc xay nhuyễn rồi trộn với một chút muối hạt. Dùng hồn hợp này để đắp lên vùng răng bị đau sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Gừng tươi

Gừng tươi sau khi được rửa sạch thì có thể giã nhuyễn đắp trực tiếp lên vùng răng bị đau hoặc vắt lấy nước để nhỏ vào răng. Để đạt được hiệu quả, bạn cần lặp lại phương pháp này 2-3 lần/ngày.

Chườm nóng

Giống như phương pháp chườm đá, phương pháp chườm nóng chỉ có tác dụng nhất thời chứ không làm hết hẳn cơn đau nhức răng. Trước khi tiến hành chườm nóng, bạn hãy chườm đá lên vùng má có răng đau để làm tê rồi tiếp tục chườm nóng để làm giảm cơn đau. Để đạt được hiệu quả, bạn hãy lặp lại quy trình này vài lần liên tục.

Hành tây

Chữa nhức răng bằng hành tây

Bạn hãy nhai nát hành tây hoặc giã nát vắt lấy nước, ngậm trong khoảng 3-4 phút để làm giảm cơn đau răng.

Cách chữa đau nhức răng bằng lá bàng non

Cách chữa ê buốt răng bằng lá bàng cần chuẩn bị như sau:

  • Lá bàng non [9 lá nếu người đau là nữ, 7 lá với người đau là nam]
  • 1/3 thìa cafe muối hạt
  • 250ml nước sôi để nguội
  • Vải lọc hoặc rây lọc
  • Máy xay sinh tố

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Lá bàng non nên được hái vào lúc sáng sớm để có nhiều dưỡng chất nhất.

Bước 2: Lá bàng được đem đi rửa sạch rồi để ráo nước

Bước 3: Cho lá bàng vào xay trong 30s. Sau đó cho tiếp nước và muối vào xay nhuyễn cùng lá bàng.

Bước 4: Dùng vải lọc hoặc rây lọc để chắt lấy nước cốt.

Bước 5: Lấy nước lá bàng ngậm trong khoảng 5 phút, mỗi lần ngậm cách nhau 5 tiếng để làm giảm đau răng.

Lưu ý: nước lá bàng sử dụng không hết cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Lá ổi

Giảm đau nhức răng bằng lá ổi và muối

Giã nát lá ổi với một chút muối đắp lên vùng răng đau hoặc nhai hỗn hợp để giảm đau hiệu quả.

Trà bạc hà

Khi đau răng, bạn hãy lấy chút lá bạc hà khô pha với nước sôi khoảng 20 phút rồi để nguội. Trà bạc hà có thể dùng để làm nước súc miệng hoặc nước uống để diệt khuẩn, làm giảm tình trạng đau răng và hôi miệng hiệu quả. 

Vỏ xoài

Xoài sau khi rửa sạch thì gọt lấy phần vỏ rồi đun sôi với nước. Sau khi nước đã cạn đi phần nào thì tắt bếp. Bạn hãy lấy phần nước vỏ xoài còn lại hoàn với rượu trắng để ngậm mỗi khi bị đau nhức răng.

Rễ lá lốt

Rễ lá lốt có chứa các hợp chất ancaloit, đặc biệt là benzylaxetat và beta-caryophylen. Những chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả giúp làm giảm cơn đau nhức răng.

Giảm đau nhức răng hiệu quả bằng rễ lá lốt

Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị 20 rễ lá lốt đem đi rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Lấy rễ lá lốt giã nát với một chút muối

Bước 3: Dùng vải hoặc rây lọc để chắt lấy nước hỗn hợp. 

Bước 4: Lấy nước cốt nhỏ vào răng bị đau

Bước 5: Sau 5 phút thì súc miệng sạch với nước

Để đạt hiệu quả, phương pháp này cần thực hiện 3 – 4 lần / ngày.

Dưa chuột

Dưa chuột sau khi rửa sạch sẽ được thái lát mỏng hoặc giã với muối đắp lên vùng bị đau sẽ có tác dụng giảm đau. Bạn cần thực hiện phương pháp này 4-5 lần, mỗi lần trong khoảng 1 – 2 để đem đến hiệu quả.

Tinh dầu tràm

Giống như chanh, tinh dầu tràm cũng có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau răng hiệu quả. Khi xuất hiện cơn đau nhức răng, bạn hãy lấy 1-2 thìa cafe tinh dầu tràm để ngậm 5 – 10 phút, không được nuốt. Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. Bạn có thể thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày để làm dứt hẳn cơn đau nhức răng.

Hạt cau

Sử dụng hạt cau cũng là cách chữa ê buốt răng hiệu quả. Bạn hãy lấy khoảng 500 gam hạt cau thái thành từng lát mỏng rồi phơi khô. Sau đó, lấy chỗ cau này ngâm cùng 1 lít rượu từ 15 – 20 là có thể sử dụng.

Rượu cau giúp giảm đau răng

Mỗi khi đau răng, bạn hãy nhỏ hỗn hợp này vào phần răng bị đau để giúp giảm đau nhức răng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng rượu cau súc miệng mỗi ngày để bảo vệ răng miệng sạch sẽ.

Ấn huyệt

Đây là một biện pháp dân gian giúp làm giảm đau răng bằng cách dùng ngón tay cái ấn mạnh và giữ chặt vào điểm giao giữa 2 ngón trỏ và ngón cái trong khoảng 2 phút. Thực chất việc làm này sẽ làm endorphin hay còn được gọi là “thuốc phiện tự nhiên”, đây là một chất giúp cơ thể hưng phấn hơn và có tác dụng giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên áp dụng phương pháp này.

Thuốc giảm đau răng cấp tốc

Đau răng uống thuốc gì?

Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau được bác sĩ kê đơn thường xuyên như:

  • Các loại thuốc kháng sinh tetracylin, amoxicyclin, spiramycin, doxycyclin… phối hợp với metronidazol
  • Rhodogyl phối hợp: spiramicin và metronidazol
  • Paracetamol, aspirin
  • Efferalgan 500mg: giúp làm giảm đau đầu, đau lưng, đau răng và hạ sốt
  • Alaxan®: giảm các triệu trứng đau do đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau sau khi tiểu phẫu nhẹ.

Một số loại kháng sinh họ beta lactam khi kết hợp với metronidazol giúp tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí và ái khí một cách hiệu quả. Tuy nhiên, người sử dụng thuốc có chứa metronidazol cần lưu ý không uống rượu, bia trong 72 giờ khi dùng thuốc.

Thuốc trị đau nhức răng

Một số loại thuốc trị đau răng đặc hiệu như:

  • Dorogyne [Dorogyne và Dorogyne-F]: kháng khuẩn, kháng viêm cho răng miệng, thuộc nhóm thuốc kháng sinh.
  • Dentanalgi: bảo vệ răng miệng khỏi các bệnh lý như sâu răng, nha chu, viêm lợi, đau nhức răng.
  • Rodogyl: điều trị bệnh nhiễm trùng do răng miệng và phòng tránh nhiễm khuẩn răng miệng sau phẫu thuật

Thuốc chấm đau răng

Hai loại thuốc chấm trị đau răng phổ biến là: K-SAURANG và Dentoxit. Bạn chỉ cần dùng tăm bông chấm vào thuốc rồi bôi lên chỗ răng bị đau thì cơn đau sẽ giảm đi nhanh chóng. Tuy nhiên, không nên sử dụng tuỳ ý với trẻ nhỏ và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Chữa đau nhức răng tại Nha khoa Oze [tiền thân là Nha khoa Quốc tế 108]

Các phương pháp chữa đau nhức răng trên chỉ áp dụng và có hiệu quả tương đối với những trường hợp đau nhức nhẹ. Đối với những bệnh nhân sử dụng các phương pháp trên mà vẫn không thuyên giảm, tình trạng đau kéo dài nhiều ngày thì nên đến nha khoa để được thăm khám. 

Tại nha khoa Oze, các bác sĩ sẽ tiến hành khám răng, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau nhức răng của bạn. Từ đó đưa ra phương án điều trị hiệu quả và chính xác nhất. Trong từng trường hợp khác nhau mà cách điều trị, xử lý cũng khác nhau. Tuy nhiên, hãy yên tâm về chất lượng dịch vụ tại Nha khoa Oze – phòng khám nha khoa nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng trong thời gian vừa qua. 

Nha khoa Oze [tiền thân là nha khoa Quốc tế 108] – địa chỉ điều trị đau nhức răng hiệu quả, an toàn

Trên đây là những cách chữa đau răng hiệu quả và dễ thực hiện. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải theo dõi tình trạng đau nhức răng của mình thường xuyên. Từ đó có những biện pháp khắc phục, điều trị kịp thời, tránh để tình trạng quá nặng và dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về vấn đề răng miệng.

Video liên quan

Chủ Đề