Cách gieo vần trong thơ Đường luật

Cách gieo vần trong thơ Đường luật

Thơ Đường luật là một thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này đã phát triển mạnh mẽ ở ngay chính quê hương của nó và có sức lan tỏa mạnh mẽ sang các khu vực lân cận, trong đó có Việt Nam. Về hình thức thơ Đường luật có nhiều loại, tuy nhiên thất ngôn bát cú được coi là một dạng chuẩn, là thể thơ tiêu biểu trong thơ ca trung đại. Hôm nay ATP Academy đã tổng hợp những thông tin giúp bạn làm thơ Đường Luật một cách dễ dàng và đúng luật.

Thơ Đường Luật

Định nghĩa thể thơ Thất ngôn bát cú

Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.

Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong [thất ngôn cổ thể], đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ.

Thể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận nhưng nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, ko gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, ví dụ như hai câu thực và luận trong bài “Muốn làm thằng cuội của ” của Tản Đà:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,

Trần thế em nay chán nửa rồi!

Luật thơ Đường Luật thất ngôn bát cú [TNBC]

Hình thức 1 bài thơ ĐL TNBC gồm có 6 yếu tố:

  1. Số chữ, số câu hạn định: Một bài thơ ĐLTNBC tổng cộng có 56 chữ , gồm 8 câu mỗi câu 7 chữ.
  2. Luật bằng trắc: Các câu trong bài thơ ĐLTNBC phải theo quy luật bằng trắc rất chặt chẽ. Chữ thứ 2 của câu đầu bài thơ nếu là thanh trắc thì bài thơ theo luật trắc, còn nếu là thanh bằng thì bài thơ theo luật bằng. Bài thơ không theo đúng luật bằng trắc là bài thơ thất luật.
  3. Niêm

– Chữ thứ 2 của câu 2 phải cùng nhóm thanh [trắc hay bằng] với chữ thứ 2 của câu 3 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 4.– Chữ thứ 2 của câu 4 phải cùng nhóm thanh [trắc hay bằng] với chữ thứ 2 của câu 5 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 6.– Chữ thứ 2 của câu 6 phải cùng nhóm thanh [trắc hay bằng] với chữ thứ 2 của câu 7 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 8.

– Chữ thứ 2 của câu 8 phải cùng nhóm thanh [trắc hay bằng] với chữ thứ 2 của câu 1 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 2.

Nếu bài thơ không thoả bất kỳ điều kiện nào trong tất cả điều kiện trên thì gọi là thất niêm.

        4. Đối:
Trong bài thơ ĐLTNBC, các câu 3-4 và 5-6 đối với nhau từng cặp một. Đối phải bao gồm cả đối ý, đối từ và đối thanh. Bài thơ có phần đối không chỉnh thì không phải là bài thơ ĐLTNBC hoàn hảo, còn nếu không đối thì không gọi là thơ ĐL [có người gọi nó là thơ Thất ngôn bát cú].

Luật niêm và đối

          5. Vần

Vần được gieo ở cuối các câu chẵn của bài thơ ĐL. Chữ cuối câu 1 có thể cùng vần hoặc không vần. Trong toàn bài thơ chỉ dùng 1 vần duy nhất [gọi là độc vận].Vần có 2 loại: chính vận và thông vận– Chính vận là vần gồm những chữ có âm y hệt nhau, chỉ khác phụ âm đầu và dấu giọng. Thí dụ: trường, sương, dương, thương…

– Thông vận là vần gồm những chữ có âm tương tự. Thí dụ: lùng, chung, không, công, tòng, đông, hồng …Nếu dùng chữ mà âm nghe không giống lắm, miễn cưỡng mà dùng tạm thì gọi là cưỡng vận.

Nếu dùng chữ có âm hoàn toàn khác nhau thì gọi là lạc vận.

Trong 1 bài thơ ĐL có thể dùng cả chính vận lẫn thông vận, cưỡng vận chỉ dùng trong trường hợp bất đắc dĩ và nên dùng ít thôi. Nếu có lạc vận là bài thơ hỏng.

          6. Nhịp điệu
Thơ ĐL được ngắt nhịp ở chữ thứ 2 hoặc thứ 4 của câu, hoàn toàn khác với 2 câu bảy chữ trong thể thơ song thất lục bát của Việt Nam ngắt nhịp ở chữ thứ 3 và thứ 5. So sánh:

Bước tới đèo Ngang _ bóng xế tà

Cỏ cây chen đá _ lá chen hoa

hay:

Nhớ nước _ đau lòng con quốc quốc

Thương nhà _ mỏi miệng cái gia gia[Bà huyện Thanh Quan]

với:

Chìm đáy nước _ cá lờ đờ lặn

Lửng da trời _ nhạn ngẩn ngơ sa[Ôn Như Hầu]

Nước thanh bình _ ba trăm năm cũ

Áo nhung trao quan vũ _ từ đây[Đoàn Thị Điểm]

Bài thơ ngắt nhịp không đúng cũng không gọi là thơ ĐL.

KỸ THUẬT LÀM THƠ ĐL TNBC

Bố cục bài thơ ĐLTNBC

Bài thơ ĐLTNBC có 4 cặp câu tạo thành 4 phần: đề, thực, luận, kết

– Đề: gồm 2 câu đầu. Câu 1 là phá đề dùng để mở bài, câu 2 là thừa đề tiếp nối với câu 1 nói lên đầu đề của bài .

– Thực hay Trạng: 2 câu 3-4 dùng giải thích đầu bài, nếu là tả cảnh thì mô tả cảnh sắc, nếu vịnh sử thì nêu công trạng đức hạnh của nhân vật, v.v…

– Luận: 2 câu 5-6 nói lên cảm xúc, ý kiến khen chê hay so sánh, v.v…

– Kết: 2 câu cuối tóm ý nghĩa cả bài.

Luật bằng trắc trong bài thơ ĐLTNBC – Luật trắc vần bằng

T T B B T T B [vần]

B B T T T B B [vần]

B B T T B B T

T T B B T T B [vần]

T T B B B T TB

B T T T B B [vần]

B B T T B B T

T T B B T T B [vần]

– Luật bằng vần bằng

B B T T T B B [vần]

T T B B T T B [vần]

T T B B B T T

B B T T T B B [vần]

B B T T B B T

T T B B T T B [vần]

T T B B B T T

B B T T T B B [vần]

– Luật trắc vần trắc

T T B B B T T [vần]

B B T T B B T [vần]

B B T T T B B

T T B B B T T [vần]

T T B B T T B

B B T T B B T [vần]

B B T T T B B

T T B B B T T [vần]

– Luật bằng vần trắc

B B T T B B T [vần]

T B B B T T [vần]

T T B B T T B

B B T T B B T [vần]

B B T T T B B

T T B B B T T [vần]

T T B B T T B

B B T T B B T [vần]

Bất luận và khổ độc

Giữ đúng luật bằng trắc của bài thơ ĐL rất khó, làm hạn chế việc sử dụng từ ngữ và diễn đạt ý tưởng nên trong thơ ĐL có thêm luật “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”, tức là trong 1 câu thơ ĐL không cần giữ đúng luật bằng trắc ở các chữ thứ 1, 3 hay 5, nhưng chữ thứ 2, 4 và 6 thì tuyệt đối không thể du di được .

Tuy vậy khi sử dụng luật bất luận, chữ theo luật là trắc mà đổi sang bằng thường thì không sao, nhưng nếu bằng mà đổi sang trắc đôi khi đọc nghe không êm tai, phải nên tránh .

Những chữ thứ 5 của câu lẻ và chữ thứ 3 của câu chẵn nếu theo luật đáng là bằng mà lại đổi thành trắc theo luật bất luận thì gọi là khổ độc.

Một bài thơ bị nhiều lỗi khổ độc sẽ kém giá trị!

Các lỗi thường xuất hiện trong thơ Đường

Âm điệu tiết tấu bài thơ ĐL

Một bài thơ theo đúng hết quy định bằng trắc của luật thơ đôi khi đọc lên nghe vẫn không xuôi tai, đó là vì sử dụng không khéo các tiếng trầm bổng. Mặc dù chữ có dấu huyền [trầm bình thanh] và chữ không dấu [phù bình thanh] đều là thanh bằng, chúng lại không tương đương nhau về mặt cao thấp khi đặt trong câu. 

Để câu thơ đọc nghe du dương réo rắt tránh dùng chỉ toàn một loại thanh mà cần phải thay đổi, xen kẽ các thanh này với nhau trong các vần liên tiếp, hoặc trong các chữ trong câu.

Các lỗi thông thường trong bài thơ ĐL TNBC

– Trùng vận:

Thơ ĐL chỉ dùng độc vận, nếu 1 chữ vần được dùng lặp lại ở 2 câu khác nhau thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng. Tuy nhiên nếu chỉ là tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì được coi là 2 chữ vần khác nhau, không phạm lỗi.

– Trùng từ: 

Cùng 1 chữ được dùng nhiều lần ở trong bài thơ, ngoại trừ trường hợp cố ý, thì gọi là lỗi trùng từ hay điệp từ.

Dùng lại chữ 1 lần thì tạm chấp nhận, dùng lại 2, 3 lần thì bài thơ kém. Trong trường hợp sử dụng mỹ từ pháp điệp ngữ thì không tính là lỗi.

– Phong yêu hạc tất

Bài thơ ĐL chỉ gieo vần ở các chữ cuối câu. Nếu chữ thứ 4 trong 1 câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi phong yêu hạc tất 

– Bình đầu

Bài thơ mà có nhiều câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu, ngoại trừ trường hợp cố tình làm có mục đích rõ rệt.

Nguyễn Trung Phong

Một thoáng mơ hồ

Thời gian lặng lẽ lại thầm trôi

Gánh nặng tâm tư tưởng hết rồi

Một thoáng vô tình ta chợt thấy

Trong lòng ẩn hiện chẳng là tôi

 

 

 

Chủ Đề