Hướng dẫn làm bảo hiểm thai sản

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản thông thường sẽ do người lao động và người sử dụng lao đông cùng chuẩn bị. Trường hợp người lao động đã nghỉ việc mà muốn hưởng chế độ thai sản thì tự mình chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội [BHXH].

Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, riêng phía người lao động cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau:

1.1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ

Tùy trường hợp hưởng chế độ thai sản mà lao động nữ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

* Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thực hiện biện pháp tránh thai:

- Trường hợp điều trị nội trú:

+ Bản sao giấy ra viện;

+ Trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

- Trường hợp điều trị ngoại trú:

+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;

+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

* Lao động nữ sinh con:

- Trường hợp thông thường:

+ Bản sao giấy khai sinh;

+ Hoặc trích lục khai sinh;

+ Hoặc bản sao giấy chứng sinh.

- Trường hợp con chết sau khi sinh: 

Ngoài hồ sơ nêu trên còn có:

+ Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử của con;

+ Trường hợp con chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

- Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con:

Ngoài hồ sơ của trường hợp thông thường, có thêm:

+ Bản sao giấy chứng tử;

+ Hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.

- Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con:

Có thêm biên bản giám định y khoa của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.

- Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai:

Có thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.

+ Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa.

- Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con:

Có thêm các giấy tờ:

+ Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

+ Văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

* Lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng:

Hồ sơ gồm bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi. 


1.2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam

* Lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản:

Hồ sơ gồm:

- Trường hợp điều trị nội trú:

+ Bản sao giấy ra viện;

+ Trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

- Trường hợp điều trị ngoại trú:

+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;

+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

* Lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con:

Hồ sơ gồm:

+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con;

+ Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện: Có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện nội dung này.

+ Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

* Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con:

+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.

+ Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

Lưu ý:

- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của người lao động đang đóng BHXH còn cần có Bản chính danh sách đề nghị hưởng chế độ thai sản [Mẫu 01B-HSB] do doanh nghiệp chuẩn bị.

- Người lao động đã nghỉ việc đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ đã nêu ở trên.


2. Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ở đâu?

Liên quan đến việc giải quyết hưởng chế độ thai sản, Điều 102 Luật BHXH năm 2014 đã quy định rõ:

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Theo đó, để được giải quyết hưởng thai sản, người lao động phải nộp hồ sơ cho:

+ Doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc.

+ Cơ quan BHXH: Nếu người lao động đã nghỉ việc. 


3. Thủ tục hưởng chế độ thai sản được thực hiện thế nào?

Cũng theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục hưởng chế độ thai sản của người lao động sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ.

* Người lao động đang đóng BHXH: Nộp cho doanh nghiệp.

Thời hạn nộp: Không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

Người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH trong 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ từ người lao động.

* Người lao động đã nghỉ việc: Nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH và xuất trình sổ BHXH nơi cư trú.

Bước 2: Nhận kết quả giải quyết chế độ thai sản.

- Thời hạn giải quyết:

+ Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ doanh nghiệp.

+ Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.

- Doanh nghiệp nhận tiền trợ cấp cơ quan BHXH chuyển qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho người đăng ký nhận bằng tiền mặt tại doanh nghiệp.

- Người lao động có thể nhận tiền thai sản bằng một trong các hình thức sau:

+ Thông qua doanh nghiệp nơi mình đang làm việc.

+ Thông qua tài khoản cá nhân.

+ Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH nếu doanh nghiệp đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH và trong trường hợp thôi việc trước khi sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi mà không có tài khoản cá nhân;

+ Nhận qua người được ủy quyền hợp pháp để thực thủ tục hưởng chế độ thai sản.

Trên đây là hồ sở hưởng chế độ thai sản mới nhất và thủ tục thực hiện. Người lao động nên lưu ý để hưởng trọn sự hỗ trợ từ chính sách bảo hiểm xã hội. Nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ sớm nhất. 

>> Hướng dẫn cách tính tiền thai sản chi tiết nhất

>> Chế độ thai sản: Quyền lợi cần biết khi sinh con 

>> Chế độ thai sản thay đổi như thế nào từ ngày 01/9/2021?

Tự làm thủ tục hưởng chế độ thai sản 2022 thế nào?

Chế độ thai sản là chế độ phát sinh khi lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi và đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định của pháp luật bảo hiểm. Chế độ thai sản không chỉ được áp dụng riêng đối với lao động nữ mà lao động nam cũng được xem xét giải quyết chế độ này. Vậy việc tự làm thủ tục hưởng chế độ có được không và quy định thế nào? Vấn đề này được Luật Minh Gia tư vấn chi tiết như sau:

1. Luật sư hướng dẫn hưởngchế độ bảo hiểm thai sản

- Khi tham gia quan hệ lao động có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì một trong những chế độ được người lao động đặc biệt là người lao động nữ quan tâm đó là chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Bên cạnh điều kiện hưởng và mức hưởng đối với chế độ thai sản, người lao động còn quan tâm nhiều đến hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ thai sản. Có rất nhiều người lao động thắc mắc về việc mình có thể tự nộp hồ sơ để giải quyết chế độ thai sản mà không cần thông qua doanh nghiệp được không?

- Để được giải đáp cụ thể về vấn đề này bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được bộ phận tư vấn pháp luật lao động, bảo hiểm của chúng tôi hỗ trợ giải đáp cụ thể các thắc mắc của mình.

>> Tư vấn quy định về tự làm thủ tục thai sản, gọi:1900.6169

2. Người lao động tự làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản thế nào?

Câu hỏi:

Em sinh em bé nay đã được 9 tháng. Em đóng bảo hiểm từ tháng 1/201x đến tháng 11/201x e nghỉ sinh và xin nghỉ làm luôn. Tháng 1/201x em gửi lên công ty giấy khai sinh của bé để làm thủ tục bảo hiểm, nay doanh nghiệp bảo làm hồ sơ rồi nhưng chưa thấy bảo hiểm chi trả tiền thai sản cho em. Giờ em muốn hỏi là em lên công ty mình đóngbảo hiểm rút sổ bảo hiểm về lên trực tiếp cơ quan bảo hiểm làm thủ tục thai sản có được không nếu đc cần những thủ tục gì ah. Trân Trọng.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản:

"1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a] Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b] Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do".

Như vậy, trường hợp thời điểm chị sinh con vẫn chưa chấm dứt HĐLĐ với công ty thì việc thanh toán chế độ thai sản sẽ do công ty giải quyết với cơ quan BHXH. Trong trường hợp chị nghỉ việc trước thời điểm sinh con thì chị mới có thể tự đi làm thủ tục hưởng chế độ thai sản.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc trước sinh bao gồm:

- Sổ BHXH

- Bản sao Giấy chứng sinh/giấy khai sinh của con

- Chứng minh thư, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú của người mẹ.

"Tư vấn chế độ bảo hiểm thai sản qua tổng đài:1900.6169"

3.Thủ tục, điều kiện, mức hưởng chế độ thai sản quy định thế nào?

Câu hỏi:

Kính Thưa luật sư! Em muốn nhờ luật sư tư vấn thêm 1 vấn đề nữa là: sau khi đóng Bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng thì em nghỉ làm ở công ty và rút sổ bảo hiểm xã hội về không đóng tiếp nữa. Vậy em có tự lên cơ quan bảo hiểm xã hội làm thủ tục hưởng chế độ thai sản được không ạ? Thủ tục, điều kiện và thời gian như thế nào ạ? Cảm ơn luật sư nhiều ạ!

Trả lời:

Chào bạn! Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấntrường hợp tương tự sau đây:

>> Thủ tục hưởng chế độ thai sản và bảo hiểm thất nghiệp sau khi nghỉ việc

Theo đó, bạn có thể tự mình nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản.

---

4. Gián đoán đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản không?

Câu hỏi:

Kính gửi công ty Luật Minh Gia hôm trước em có hỏi về chế độ thai sản và đã được công ty mình phản hồi nhưng em lại đánh nhầm mất ngày em tham gia bảo hiểm thay vì ngày em tham gia bảo hiểm là 15/7/20xx thì em lại đánh nhầm là 17/5/20xx nên em vẫn rất băn khoăn về việc được hưởng chế độ thai sản ạ. E mong anh chị thông cảm và có thể tư vấn lại giúp em được khôngạ.

Công ty A có tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho em từ ngày 15/7/20xx đến hết tháng 2/20xx em nghỉ việc tại công ty A vì vài lý do [ tại thời điểm em nghỉ thì em đã có bầu được 4,5 tháng và dự kiến sinh vào trong tháng 7/201x], công ty A thực hiện chốt sổ cho em vào cuối tháng 3/20xx Trong thời gian nghỉ việc em có xin đi làm ở công ty B và công ty đó chấp nhận đóng bảo hiểm xã hội cho em bắt đầu từ tháng 5/20xx.

Vậy có phải là tháng 4/20xx em sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội đúng không ạ? Bị dán đoạn thời gian đóng bảo hiểm xã hội như vậy em có được hưởng chế độ gì không ạ? Em có được hưởng chế độ thai sản không? Xin giải đáp giúp em với, em cảm ơn ạ!

Trả lời tư vấn:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đếnCông ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

1. Nếu ở công ty cũ đã chốt sổ cho chị từ tháng 3/20xx và công ty mới bắt đầu đóng từ tháng 5/20xx thì thời gian tháng 4/20xx là thời gian chị không đóng BHXH.

2. Việc có thời gian gián đoạn không làm ảnh hưởng đến việc xem xét hưởng chế độ thai sản. Chỉ cần chị có đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh [không cần 6 tháng liên tiếp] là có thể đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

---

5. Người lao động tự làm bảo hưởng thai sản hay công ty làm thủ tục?

Câu hỏi:
Thưa luật sư! Tôi xin có câu hỏi về hưởng chế độ thai sản. Hiện tại tôi đang mang bầu được 2 tháng và dự kiến sinh vào đầu tháng 11/20xx. Nhưng hiện tại vì 1 số lý do cá nhân tôi sẽ chấm dứt hợp đồng với công ty từ hết T3/20xx. Thời gian tôi tham gia đóng bảo hiểm tại công ty từ T6/20xx đến T10/20xx, sau đó tôi lại tiếp tục tham gia đóng BH từ T10/20xx đến hết T3/20xx.

Vậy luật sư cho tôi hỏi, với thời gian như vậy khi nghỉ tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Và nếu được thì cá nhân tôi phải tự làm hay công ty làm ạ? Thủ tục để hưởng chế độ cần những gì ạ. Tôi xin cám ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào chị! đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi đã tư vấntrường hợp tương tự thông qua bài viết cụ thể sau đây:

>> Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con

Như vậy, điều kiện hưởng chế độ thai sản là phải đóng BHXH bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Chẳng hạn, nếu chị dự sinh đầu tháng 11/20xx thì khoảng thời gian 12 tháng này tính từ tháng 11/20xx đến tháng 11/20xx, trong khoảng thời gian này nếu chị có đủ 6 tháng đóng BHXH bắt buộc thì đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Theo đó nếu chị dừng đóng từ tháng 3/20xx thì chị mới đóng được 5 tháng trong vòng 12 tháng này và không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.Chị cầntiếp tục lao động ở một công ty khác, đóng thêm tối thiểu 1 tháng để đủ điều kiện. Nếu thời điểm đủ điều kiện chị đang làm việc tại công ty thì công ty là bên có trách nhiệm làm thủ tục cho chị hưởng chế độ, nếu khi đó chị đang thất nghiệp thì có thể tự làm thủ tục hưởng ở cơ quanBHXH nơi cư trú.

Video liên quan

Chủ Đề