Mẹo chữa đầy hơi cổ họng uống thuốc gì

Rất nhiều người đang mắc trào ngược dạ dày thực quản cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi điều trị mãi không khỏi, bệnh tái phát và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Bạn hoàn toàn có thể giảm nhẹ triệu chứng và dần đẩy lùi bệnh bằng áp dụng những mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản ngay sau đây.

1. Tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Tên bệnh lý đã phần nào nói lên tình trạng bệnh, đây là hiện tượng acid dịch vị dạ dày bị trào ngược vào thực quản. Triệu chứng gây ra thường là ợ nóng, khó tiêu, chán ăn, khó khăn khi nuốt,…

Trào ngược dạ dày thực quản rất khó để điều trị triệt để

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản không chỉ xuất hiện ở người lớn mà không ít trẻ nhỏ gặp phải, gây ảnh hưởng tới việc ăn uống và hấp thu dinh dưỡng. Một số biến chứng có thể xảy ra khi trào ngược dạ dày mạn tính không được điều trị tốt như: Thu hẹp thực quản, xuất hiện tiền ung thư thực quản, loét thực quản,…

Hầu hết người bệnh tìm đến bác sĩ khi triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản đã rõ ràng và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ. Bên cạnh thăm hỏi triệu chứng và khám thực thể, chẩn đoán trào ngược dạ dày có thể cần 1 số xét nghiệm như nội soi thực quản dạ dày, theo dõi pH, đo vận động của cơ thắt thực quản,…

Đây là bệnh lý khó điều trị dứt điểm, cần kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với duy trì lối sống lành mạnh mới có thể đẩy lùi bệnh.

Các trường hợp mắc bệnh nhẹ có thể không cần dùng thuốc mà vẫn điều trị được bệnh nhờ những mẹo chữa tại nhà hiệu quả.

2. Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản đơn giản mà hiệu quả

Những mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà sau đã được nhiều người áp dụng và cải thiện hiệu quả những triệu chứng bệnh. Hãy cùng tìm hiểu và lựa chọn áp dụng phương pháp phù hợp:

2.1. Giảm trào ngược dạ dày với Baking Soda

Baking Soda có đặc tính chống viêm, sát khuẩn, giúp sát trùng làm sạch đường họng, ngăn ngừa vi khuẩn và acid trào ngược dạ dày gây tổn thương niêm mạc thực quản. Ngoài ra, chất này còn có khả năng trung hòa acid, giảm cảm giác nóng rát do trào ngược gây ra.

Cách sử dụng rất đơn giản, bạn pha khoảng 1 thìa baking soda với 200ml, khuấy tan và uống mỗi ngày 2 - 3 ly. Thực hiện tối đa trong 7 ngày. Không nên uống quá nhiều hoặc sử dụng kéo dài bởi có thể gây 1 số tác dụng phụ như buồn nôn, tích nước,…

Trà gừng hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện bệnh lý dạ dày

2.2. Trà gừng

Gừng là loại gia vị đã rất quen thuộc với người bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày thực quản nói chung. Chúng có tính ấm, có khả năng xoa dịu khó chịu, đau đớn vùng thượng vị do viêm loét dạ dày và trào ngược acid gây ra. Hơn nữa, gừng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn, vì thế mà chứng trào ngược và tình trạng buồn nôn, đầy bụng cũng được cải thiện.

Bạn có thể sử dụng gừng làm gia vị chế biến món ăn hoặc pha thành trà uống rất tiện lợi. Cách pha trà như sau:

  • Dùng 1 nhánh gừng nhỏ, rửa sạch và băm nhỏ.

  • Đun trong nồi nước nhỏ cùng 300ml nước trong khoảng 10 phút.

  • Lấy nước uống, chia ra uống trước mỗi bữa ăn.

Uống nước gừng khi ấm là tốt nhất, vì thế không nên trữ lạnh hoặc nấu quá nhiều một lần.

2.3. Dùng nghệ hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

Nghệ có hàm lượng tinh chất curcumin cao, nó hoạt động như một chất kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, giúp giảm viêm loét dạ dày, thực quản do acid. Cùng với đó, khả năng trung hòa acid dạ dày và thúc đẩy phục hồi tổn thương thực quản giúp triệu chứng trào ngược dạ dày vì thế cũng được đẩy lùi.

Loại gia vị này vốn rất quen thuộc trong món ăn Việt Nam, bạn có thể tận dụng thêm vào thức ăn hàng ngày. Không chỉ có màu sắc đẹp mắt, hương vị thơm ngon mà dùng nghệ còn tốt cho sức khỏe, nhất là chứng bệnh tiêu hóa này.

Nghệ là gia vị rất tốt cho người mắc bệnh đường tiêu hóa

Bên cạnh đó, bạn có thể trị trào ngược dạ dày thực quản bằng nghệ theo cách được nhiều người áp dụng sau:

Dùng nghệ với mật ong

Nguyên liệu:

  • 1 thìa mật ong.

  • 3 thìa bột nghệ.

  • 100ml nước ấm.

Khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện trong nước rồi uống. Uống đều đặn ngày 3 lần trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, bạn sẽ thấy triệu chứng dạ dày, acid trào ngược đều được cải thiện.

Có một cách sử dụng tiện lợi hơn đó là tạo viên bột mật ong - nghệ để tích trữ dùng dần. Trộn đều khối lượng bột nghệ vàng với mật ong sao cho tạo thành khối bột vừa đủ mềm. Chia thành các phần nhỏ, vo thành viên tròn kích thước khoảng đầu đỏ. Mỗi lần uống 5 viên, mỗi ngày 3 lần, tích trữ viên bột nghệ trong hũ kín để bảo quản.

Dùng nghệ với tiêu đen

Sử dụng hãm hai nguyên liệu này trong nước sôi với tỉ lệ hàm lượng là: 1 thìa tinh bột nghệ + ¼ thìa tiêu đen nguyên hạt. Đậy nắp kín khoảng 15 phút để tinh chất tan ra nước, sau đó rót lấy nước uống.

2.4. Gối cao đầu khi ngủ

Chứng trào ngược dạ dày thực quản không chỉ xảy ra sau bữa ăn mà cả khi ngủ, khi cơ thể bạn nằm thư giãn, tạo thành đường thẳng giữa dạ dày - thực quản. Bạn có thể giảm chứng trào ngược dạ dày khi ngủ bằng cách nâng cao đầu bằng gối mềm. Triệu chứng ợ nóng, khó thở, buồn nôn sẽ không còn hành hạ mỗi giấc ngủ của bạn nữa.

Gối cao đầu giúp giảm trào ngược dạ dày khi ngủ

Ngoài ra khi ngủ, nên nằm thẳng hoặc nghiêng sang bên trái, tránh nghiêng sang bên phải sẽ khiến cơ co thắt thực quản dưới bị đè ép, dễ gây rò rỉ dịch dạ dày.

2.5. Nghỉ ngơi và luyện tập cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày

Tinh thần căng thẳng, áp lực kéo dài có liên quan đến nhiều chứng bệnh tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày. Nhất là những ai đang mắc bệnh và trong thời gian điều trị, nếu bị stress căng thẳng thì tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

Cùng với giảm áp lực tinh thần, một số bài tập sau sẽ giúp bạn thư giãn, thả lỏng tâm trí, cải thiện chứng bệnh:

  • Ngồi thiền.

  • Nghe nhạc thư giãn.

  • Tập yoga.

  • Hít thở sâu khi bị căng thẳng.

  • Nghỉ ngơi khi quá căng thẳng ở nơi yên tĩnh.

Hầu hết mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả với các trường hợp bệnh nhẹ, nếu bệnh nặng có thể phải cần đến can thiệp y tế, phẫu thuật vá van thực quản. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được tư vấn, hotline tiếp nhận thắc mắc của Bệnh viện MEDLATEC là 1900 56 56 56.

Bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Để có thêm những hiểu biết nhất định để phòng tránh và đối phó, cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

Bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi là triệu chứng của bệnh lý gì?

Nếu bạn có cảm giác cổ họng bị vướng víu, kèm theo tình trạng ợ hơi thì có thể đây là một trong những triệu chứng cơ bản của bệnh lý trào ngược dạ dày. Nhưng bị nghẹn ở cổ họng kèm theo ợ hơi với mức độ thường xuyên thì có thể là triệu chứng của những bệnh sau:

  • Các bệnh lý liên quan đến thực quản như hẹp thực quản, viêm loét ở thực quản, túi thừa ở thực quản,…
  • Các bệnh lý về tiêu hóa gây chèn ép vào thực quản như khối u ở phế quản, khối u tại phổi, bệnh phình mạch,…

Nếu chỉ nhìn vào triệu chứng nghẹn và ợ hơi tại cổ họng thì chưa đủ để xác định chính xác là bệnh lý gì. Do vậy người bệnh cần đi khám để phát hiện ra chính xác bệnh, từ đó có phương pháp xử lý kịp thời. Không nên chủ quan khi thấy những triệu chứng này.

Nguyên nhân khiến bạn bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị nghẹn và ợ hơi. Nhưng nhìn chung gồm có hai nhóm nguyên nhân dưới đây.

Do bị nhiễm vi khuẩn HP

HP là loại vi khuẩn sống phổ biến ở dạ dày của con người. Do đó việc con người bị nhiễm HP là điều bình thường. Nhưng khi lượng vi khuẩn này tăng sinh với số lượng quá mức thì có thể gây nên những triệu chứng khó chịu về tiêu hóa cho người bệnh. Và một trong những triệu chứng đó là tình trạng ợ hơi.

Lúc này, việc có quá nhiều vi khuẩn HP sẽ gây nên hiện tượng loạn khuẩn đường ruột, khi đó chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng theo. Lượng thức ăn được dung nạp vào cơ thể không được tiêu hóa kịp mà lưu trữ ở dạ dày với thời gian khá lâu. Cho nên sẽ gây nên hiện tượng ợ hơi. Lâu dần dẫn đến đến trào ngược thực quản và dạ dày. Đó cũng là nguyên nhân tạo ra cảm giác bị nghẹn ở cổ.

Do chế độ ăn uống

Có một số người bệnh khi ăn uống một số loại thức ăn cứng như kẹo, hạt ổi, dạ dày trâu,.. các loại thực phẩm này khi nuốt không xuống được dạ dày mà ứ đọng tại thực quản. Do rất cứng nên khi để lâu sẽ gây tắc nghẽn và cuối cùng là nghẹn tại cổ họng và ợ hơi. Tuy nhiên đây là những trường hợp không phổ biến.

Bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi do các bệnh lý dạ dày gây nên

Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các căn bệnh có liên quan đến dạ dày. Các căn bệnh phổ biến như trào ngược dạ dày, co thắt thực quản, bệnh hen suyễn, rối loạn tuyến giáp,… Nên người bệnh không được coi thường với các triệu chứng tưởng như đơn giản này nhé.

Tình trạng bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi có nguy hiểm không?

Ợ hơi nghẹn cổ họng là triệu chứng của một bệnh lý về dạ dày nào đó. Mà các bệnh về dạ dày luôn là mối bận tâm và lo lắng của bất kỳ ai. Điều này chứng tỏ rằng triệu chứng ợ hơi và nghẹn cổ không hề đơn giản.

Nếu triệu chứng diễn ra ở mức độ thường xuyên, trong thời gian dài thì chúng ta cần nghĩ đến giai đoạn bệnh đã nặng và có thể có những diễn biến xấu gây nguy hiểm tính mạng. Do vậy nên đi khám để đề phòng bệnh sẽ tiến triển. Nếu thực quản bị co thắt thường xuyên sẽ không thể tạo ra các nhu động, giúp đẩy lượng thức ăn được dung nạp xuống dạ dày, dẫn đến ợ hơi ngày càng tăng. Tình trạng này không được xử lý kịp thời có thể tiến triển thành các bệnh u thực quản, ung thư dạ dày, viêm thực quản,..

Cách hạn chế tình trạng bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi

Để giảm ngay tình trạng ợ hơi nghẹn cổ họng. Các bạn có thể để thực hiện theo những cách sau để giúp cơ thể dễ chịu hơn, đảm bảo tình trạng sẽ thuyên giảm một cách đáng kể.

  • Không nên ăn bất cứ thứ gì khi đang gặp tình trạng ợ hơi, nên uống thật nhiều nước trong lúc này. Tuy nhiên không nên uống 1 hơi liên tục với số lượng lớn mà hãy uống từng ngụm một.
  • Hãy bịt mũi lại và nhịn thở trong một khoảng thời gian nhất định. Triệu chứng ợ hơi sẽ biến mất. Đây cũng là cách mà dân gian lưu truyền để trị nấc cụt.
  • Có thể cúi người thấp xuống và ho thật nhiều, thật mạnh. Sau đó trở về vị trí ban đầu và uống sữa, uống 1 ngụm nhỏ rồi nuốt, cứ tiếp tục như vậy đến khi hết cốc sữa. Cách này đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

Những cách này có thể làm giảm ngay tình trạng khó chịu mà bạn đang gặp phải. Nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời. Biện pháp tốt nhất vẫn là đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Video liên quan

Chủ Đề