Môn học quan trọng tại Pháp

Hệ thống giáo dục của Pháp được chia làm 3 cấp:

  • Giáo Dục Bậc Tiểu Học [ lenseignement primaire] [9 năm trong đó có 8 năm bắt buộc]
  • Giáo Dục Bậc Trung Học [lenseignement secondaire] [7 năm]
  • Giáo Dục Bậc Đại Học [lenseignement supérieur] [từ 2 đến 8 năm]

Năm 1882, Jules Ferry, bộ trưởng bộ giáo dục đã ra luật bắt buộc trẻ em từ 6 đến 12 tuổi đều phải được đến trường bất kể giới tính, màu da, tôn giáo, sắc tộc và được miễn phí hoàn toàn. Từ năm 1959, tất cả trẻ em từ 6 đến 16 tuổi đều phải được đi học và tháng 9/2019 thì độ tuổi bắt buộc đến trường là 3 tuổi.Tất cả các chương trình đào tạo ở Pháp đều do Bộ Giáo Dục Quốc Gia quản lý.Ở cấp tiểu học và trung học, các chương trình giáo dục được áp dụng là như nhau cho các trường công lập, bán công hay tư thục.

Nội dung

  • 1.Giáo dục bậc tiểu học [ lenseignement primaire]
  • 1.1 Mẫu giáo [ Lécole maternelle]
  • 1.2 Trường tiểu học [ lécole élémentaire]
  • 2.Giáo dục bậc trung học [ lenseignement secondaire]
  • 2.1 Trường trung học cơ sở [ le collège]
  • 2.1 Trường trung học phổ thông [ le lycée]
  • 3.Giáo dục bậc đại học [ lenseignement supérieur]
  • 3.1 Các khóa đào tạo ngắn hạn [ les formations courtes]
  • 3.2 Các khóa đào tạo dài hạn [ lenseignement supérieur long]
  • 3.3 Y khoa [ les études de médecine]

1.Giáo dục bậc tiểu học [ lenseignement primaire]

1.1 Mẫu giáo [ Lécole maternelle]

Tất cả trẻ em từ 3 tuổi đều phải bắt buộc đi học tại trường mẫu giáo . Nếu còn dư chỗ và điều kiện cho phép, cha mẹ có thể gửi trẻ từ lúc chúng 2 tuổi . Trường mẫu giáo chia làm 3 cấp lớp : lớp mầm [la petite], lớp chồi [ la moyenne] và lớp lá [la grande section]. Ở trường mẫu giáo, các em học cách sống với nhau, học vẽ, nghe những câu chuyện, học hát và ngủ trưa Ở lớp lá, các bé bắt đầu được học đọc và đếm. Tại một số trường mẫu giáo, trẻ em còn được học ngoại ngữ, học nấu ăn, sử dụng máy vi tính, chơi nhạc và làm vườn. Các bé ở lớp mầm có thể chỉ cần đến trường vào buổi sáng, tuy nhiên do cha mẹ chúng đi làm , nên các bé đều ở trường từ 8h30 đến 16h30 và ăn trưa tại căn tin của trường.

1.2 Trường tiểu học [ lécole élémentaire]

Trường tiểu học nhận trẻ em từ 6 tuổi đến 10 tuổi. Chỉ có 1 giáo viên giảng dạy tất cả các môn học [disciplines] trong 1 lớp. Học sinh sẽ học những cơ bản về đọc, viết và học đếm ở lớp dự bị [CP cours preparatoire] và lớp đệ nhất [ CE1 cours élémentaire première année] . Sau lớp đệ nhất , học sinh có hai lựa chọn, học ngoại ngữ hoặc học ngôn ngữ địa phương [une langue régionale] với thời lượng 1 giờ / tuần.

Từ năm 8 tuổi đến 11 tuổi, học sinh học chuyên sâu các môn học ở lớp đệ nhị [CE2 cours élémentaire deuxième année], lớp đệ tam và đệ tứ [ CM1 & CM2 cours moyen première et deuxième année]. Học sinh có 6 giờ học mỗi ngày và các em đều ăn trưa tại trường. Trường tiểu học đóng cửa vào thứ 4 và chiều thứ bảy.

Pháp là quốc gia của châu Âu nơi mà trẻ em có số ngày trên lớp ít nhất và thời gian học nhiều nhất mỗi ngày [36 tuần hàng năm]. Ngày học của các em thường không kết thúc khi họ rời trường bởi vì, mặc dù các hướng dẫn của bộ trưởng không khuyến khích chúng làm bài tập ở nhà, hầu hết trẻ em đều có bài tập để làm khi họ trở về nhà.

Hệ thống bậc giáo dục tiểu học tại Pháp [ hình ảnh lấy từ internet]

2.Giáo dục bậc trung học [ lenseignement secondaire]

Bậc giáo dục trung học được chia làm hai cấp : trường trung học cơ sở [le collège] và trường trung học phổ thông [le lycée]. Thang điểm 20 sẽ được áp dụng đối với học sinh ở bậc học này.

Năm 1963, bộ trưởng bộ giáo dục đã thiết lậpmột bản đồ trường học chia các thành phố thành khu vực để điều tiết phân luồng trước số lượng học sinh ngày càng tăng và cũng nhằm cải thiện việc quản lý trường học. Cho đến nay, trẻ em phải đi học tại trường trung học theo khu vực của chúng. Điều này gây nên rất nhiều tranh cãi và rất nhiều gia đình đã đăng kí cho con em họ học ở một trường trung học khác đúng với mong muốn của họ thay vì ở trường trung học được chỉ định vì lo ngại danh tiếng xấu của trường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Từ năm 2007 thì các phụ huynh đều có thể lựa chọn trường cho con họ như mong muốn.

2.1 Trường trung học cơ sở [ le collège]

Trường trung học sơ cở tiếp nhận tất cả học sinh sau hoàn thành lớp CM2, từ độ tuổi 11 nếu học sinh không bị đúp ở trường tiểu học. Có 4 cấp lớp là 6e, 5e, 4e và 3e [tương đương với lớp 6,7,8,9 ở Việt Nam]. Học sinh có khoảng từ 25h đến 28h trong một tuần ở trên lớp. Từ lớp 6e, học sinh phải học ngoại ngữ, đa số chọn tiếng Anh [88%], tiếp đến là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đức. Ở lớp 4e, các em phải chọn học thêm 1 ngoại ngữ hoặc 1 ngôn ngữ địa phương. Phụ huynh sẽ nhận bảng điểm của con mình sau mỗi 3 tháng. Ở một số trường thì bảng điểm được cập nhật lên internet và đó là mục tiêu hướng đến tất cả các trường mà Bộ trưởng Bộ giáo dục Quốc gia mong muốn thực hiện trong tương lai.

Hội đồng lớp học [le conseil de classe], nơi đại diện cho học sinh và phụ huynh, sẽ quyết định vào cuối năm học sinh sẽ vượt qua một lớp cao hơn hoặc đúp lại. Hội đồng lớp học cũng quyết định về định hướng của học sinh vào cuối lớp 3e. Sự định hướng này có sự đồng thuận từ phía các bậc phụ huynh. Học sinh có thể đăng kí vào một trường trung học phổ thông [lycée general] hoặc kỹ thuật [ lycée technique], hoặc một trường trung học dạy nghề [lycée professionnel] để học nghề [apprentissage] với một ông chủ để tìm hiểu về một nghề [ un métier] hoặc rời khỏi hệ thống trường học nếu họ trên 16 tuổi. Vào cuối năm lớp 3e, học sinh có thể tham gia kỳ thi để lấy bằng tốt nghiệp quốc gia trung học sơ cở [le brevet des collèges].

2.1 Trường trung học phổ thông [ le lycée]

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể tiếp tục việc học tại một trường trung học nghề [ lycée professionnel], trung học thường [ lycée général] hoặc trung học kĩ thuật [ lycée technique]. Trong vòng 2 năm tại trường trung học nghề, học sinh sẽ được cấp chứng nhận chuyên môn CAP [certificate daptitude professionnelle] hoặc bằng tốt nghiệp nghề BEP [brevet détudes professionnelles]. Sau khi có được bằng BEP và sau 2 năm học, học sinh có thể đạt được bằng tú tài nghề [bac professionnel]. Có khoảng 50 bằng tú tài nghề tương ứng với các ngành nghề khác nhau [ xem danh sách cụ thể các bằng tú tài nghề tại đây]. Bằng cấp này thường dành cho những học sinh gặp thất bại trong việc học [jeunes en échec scolaire] và ngày càng được các công ty đánh giá cao.

Hướng kĩ thuật [ la voie technique] chuẩn bị cho học sinh có thể theo học bậc đại học trong vòng 2 năm. Hướng thông thường [la voie générale] thì chuẩn bị cho học sinh theo học bậc đại học với thời gian dài hơn.

Bậc trung học phổ thông gồm 3 cấp lớp : lớp thứ hai [la seconde] , lớp thứ nhất [la première] và lớp kết thúc [la terminale] tương đương với lớp 10, 11 và 12 ở Việt Nam.

Số giờ học của học sinh trung học phổ thông dao động từ 30h đến 40h trong một tuần tùy thuộc vào sự lựa chọn môn học của họ. Từ lớp thứ hai [ la seconde] , học sinh sẽ được định hướng theo hướng thông thường [lenseignement general] hoặc theo hướng kĩ thuật [lenseignement technologique] và được kiểm tra về năng lực để hướng đến phân cấp hóa ở lớp thứ nhất [ la première].

Kết thúc lớp thứ nhất học sinh sẽ phải trải qua kì thi tiếng Pháp, sau đó ở lớp kết thúc [la terminale] học sinh sẽ vượt qua kì thi kiểm tra các môn còn lại để có được bằng tú tài [le bac] . Đây là bằng cấp quan trọng mở ra cánh cửa cho bậc giáo dục đại học [lenseignement supérieur]

Ở trường trung học kĩ thuật [ lycée technique], học sinh có thể đạt được 8 loại bằng tú tài khác nhau , ví dụ nhưng bằng tú tài khoa học và kĩ thuật công nghiệp [ le bac sciences et tecnologies industrielles] hoặc bằng tú tài khoa học xã hội [le bac science medicosociales] hoặc tú tài về kĩ thuật thanh nhạc và khiêu vũ [le bac techniques de la musique et de la danse] [xem danh sách cụ thể tại đây]

Ở trường trung học thường [ lycée général] sẽ bao gồm 3 loại bằng tú tái : tú tài khoa học [le bac S scientifique], tú tài văn học [le bac L littérature] và bằng tú tài kinh tế và xã hội [ le bac ES économique et social]

Học sinh nào đạt từ 8 đến 10 trên 20 điểmđều được quyền thi lại để có được bằng tú tài.

Việc gian lận trong thi cử [quay cóp, sử dụng điện thoại, thi hộ ] để có được bằng tú tài, tùy theo mức độ vi phạm, thí sinh sẽ có thể bị cấm đăng kí vào bậc giáo dục đại học trong vòng 5 năm , hoặc hình phạt 3 năm trong tù hoặc mức phạt 9000.

Hệ thống giáo dục bậc trung học tại Pháp Hình ảnh :lấy từ nguồn Internet

3.Giáo dục bậc đại học [ lenseignement supérieur]

Sau khi có bằng tú tài, sinh viên có thể đăng kí vào cơ sở đào tạo bậc đại học công lập hoặc tư thục, để tiếp tục việc học tại một trường trung học để có được bằng BTS [brevet de technicien] hoặc lớp dự bị vào trường lớn [une classe préparatoire aux grande école CPGE]. Đa số sẽ chọn đăng kí vào một trường đại học [université].

Khoảng 50 % học sinh có bằng tú tài đăng kí vào bậc giáo dục đại học. Tuy nhiên, 25% trong số này sớm rời bỏ trường đại học và không bằng cấp.

3.1 Các khóa đào tạo ngắn hạn [ les formations courtes]

3.1.1 Lĩnh vực kĩ thuật cao cấp [Les sections de techniciens superieurs STS]

Khóa đào tạo này, cho phép sinh viên sau khi có bằng tú tài kỹ thuật [le bac tecnologique], đăng kí vào một trường trung học và tham gia khóa học lý thuyết có xen kẽ với thực hành tại công ty. Sau 2 năm, sinh viên sẽ được cấp bằng kỹ thuật viên cao cấp [BTS le brevet de technicien supérieur] tương đương 120 ECTS.

3.1.2 Viện đại học công nghệ [Les instituts universitaire de technologie IUT]

Bằng đại học công nghệ [DUT diplome universitaire de technologie] là bằng quốc gia được cấp sau 2 năm học, tương đương 120 ECTS, được đào tạo trong các Viện Đại học công nghệ IUT. Có khoảng 24 chuyên ngành thuộc lĩnh vực sản xuất và công nghiệp [khoa học vật liệu, cơ khí và sản xuất, ngành dịch vụ [ truyền thông, hành chính, quản lý, thông tin] và việc đăng kí vào ngành nào phải dựa vào loại bằng tú tài của sinh viên. Chương trình này sẽ kèm theo một khóa thực tập bắt buộc.

Sinh viên có bằng BTS hoặc DUT có thể đi làm ngay hoặc tiếp tục học lên cử nhân năm 3 [Licence 3].

3.1.3 Chương trình liên quan đến y và xã hội [Les formations paramédicales et sociales]

Chương trình đào tạo này liên quan đến nghề y tá [ infirmier], nghề làm kính đeo mắt [opticien], nữ hộ sinh [sage-femme] hoặc nghề massage vật lí trị liệu [masseur kinésithérapeute]. Thời gian học kéo dài từ 2 đến 4 năm. Đối với nghề liên quan đến xã hội như giáo dục viên [educateur] hoặc trợ lí xã hội [ assitant social] thường kéo dài 3 năm và bao gồm nhiều tháng thực tập.

3.2 Các khóa đào tạo dài hạn [ lenseignement supérieur long]

Chương trình đào tạo này sẽ cho phép sinh viên có được bằng cử nhân [Licence] sau 3 năm, hoặc Thạc sĩ [ Master] sau 5 năm hoặc Tiến sĩ [ doctorat] sau 8 năm. Mỗi năm học chia làm 2 học kì [ semestres]. Học kì 1 từ tháng 9 đến tháng 1 và học kì hai từ tháng 2 đến tháng 5. Mỗi học kì tương đương 30 tín chỉ ECTS [European credit transfert systeme]

3.2.1 Cử nhân [licence]

Chương trình học kéo dài 3 năm gồm 6 học kì, và cho phép sinh viên tích lũy 180 ECTS. Sau khi có được bằng cử nhân thì sinh viên có thể tiếp tục học lên bậc thạc sĩ [Master]. Một vài trường có đào tạo cử nhân nghề [ licence professionnelle] , bằng cấp này giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với thị trường lao động.

3.2.2 Thạc sĩ [master]

Từ bậc cử nhân, sinh viên sẽ được cấp bằng thạc sĩ sau khi hoàn thành 4 học kì tương đương 120 ECTS. Sinh viên có thể chọn thạc sĩ nghề [ master professionnel] nếu muốn đi làm hoặc thạc sĩ nghiên cứu [ master rechercher] nếu muốn học tiếp lên tiến sĩ [ le doctorat].

3.2.3 Tiến sĩ [doctorat]

Sau khi hoàn thành 6 học kì thì sinh viên sẽ được cấp bằng tiến sĩ. Bậc học này không áp dụng hệ thống tín chỉ.

3.3 Y khoa [ les études de médecine]

Ngành học này kéo dài từ 9 đến 11 năm và sinh viên phải qua các vòng tuyển chọn khắt khe. Năm đầu tiên sinh viên phải vượt qua kì thi mà chỉ tiêu tuyển sinh được ấn định mỗi năm. Chỉ có khoảng 20% thí sinh vượt qua để tiếp tục học năm thứ hai. Mỗi thí sinh không được dự tuyển hai lần, trên tất cả các kì thi. Sau năm thứ năm, sinh viên vượt qua kì thi nữa để trở thành bác sĩ nội trú thực tập tại bệnh viện thuộc trường đại học [CHU- centre hospitalier universitaire].

3.4 Các trường lớn [Les grandes écoles]

CGE là một tổ chức các trường kĩ sư, thương mại, quản lý đào tạo ở trình độ cao . Sinh viên được cấp bằng có giá trị tương đương bậc thạc sĩ sau 5 năm học, trong đó có một số trường được cấp bằng quốc gia.

Có khoảng 41% sinh viên đăng kí vào các lớp dự bị vào trường lớn [des classes préparatoires aux grandes écoles CPGE] để chuẩn bị cho kì thi vào những trường lớn danh tiếng. Những trường lớn này là những trường rất có tiếng tăm trong việc đào tạo các quản lý cấp cao cho những công ty lớn hoặc nhân sự làm việc trong lĩnh vực hành chính. Đa số các chính trị gia đều học từ những trường lớn này.54% sinh viên đăng kí vào vào lớp dự bị CPGE có cha mẹ đều là nhân sự cấp cao hoặc là trí thức, 12% trong số đó đến từ giới trung lưu.

Thời gian học ở lớp dự bị CPGE kéo dài 2 năm, sau đó sinh viên sẽ tham gia tiếp một lần thi tuyển để vào trường lớn. Nếu sinh viên không vượt qua kì thi này, họ cũng đã tích lũy được 120 ECTS và số lượng tín chỉ này cho phép họ tiếp tục học năm 3 tại một trường đại học tổng hợp.

Bảng so sánh tổng quát hệ thống giáo dục tại Việt Nam và tại Pháp

Trường [école]Độ tuổi [age]Lớp theo hệ thống giáo dục PhápLớp theo hệ thống giáo dục Việt NamBằng cấp
Mẫu giáo [ l'école maternelle]3La petiteMầm
Mẫu giáo [ l'école maternelle]4La moyenneChồi
Mẫu giáo [ l'école maternelle]5La grande section
Tiểu học [ l'ecole primaire]6CP - cours preparatoireMột
Tiểu học [ l'ecole primaire]7CE1 - cours elementaire premi?re ann?eHai
Tiểu học [ l'ecole primaire]8CE2 - cours elementaire deuxi?me ann?eBa
Tiểu học [ l'ecole primaire]9CM1 - cours moyen premiere anneeBốn
Tiểu học [ l'ecole primaire]10CM2 - cours moyen deuxieme anneeNăm
Trung học cơ sở [le collège]116eSáu
Trung học cơ sở [le collège]125eBảy
Trung học cơ sở [le collège]134eTám
Trung học cơ sở [le collège]143eChínBằng trung học cơ sở [le brevet des colleges]
Trung học phổ thông [ lycée général / lycée technique/lycée professionnel]15la secondeMười
Trung học phổ thông [ lycee general / lycee technique/lycee professionnel]16la premiereMười mộtCAP hoặc BEP [ Pháp]
Trung học phổ thông [ lycee general / lycee technique/lycee professionnel]17la terminaleMười haiBằng tú tài [Bac general / bac professionnel/bac technique]
Đại học [université]18Licence 1Năm 1
Đại học [université]19Licence 2Năm 1Trung cấp [Việt Nam]
Đại học [université]20Licence 3Năm 3Cao đẳng [ Việt Nam]
Đại học [université]21Master 1Năm 4Cử nhân [ Việt Nam]
Đại học [université]22Master 2Thạc sĩMaster [ Pháp]
Đại học [université]23DoctoratThạc sĩThạc sĩ [ Việt Nam]
Đại học [université]24DoctoratTiến sĩ
Đại học [université]25DoctoratTiến sĩTiến sĩ [ Pháp]
Đại học [université]26Tiến sĩTiến sĩ [Việt Nam]


Video liên quan

Chủ Đề