Một số nội dung quan trọng khi tiến hành nghiên cứu khả thi

Đây là bước nghiên cứu tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn có quy mô đầu tư lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, thời gian thu hồi vốn lâu, có nhiều yếu tố bất định tác động. Bước này nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội đầu tư còn thấy phân vân chưa chắc chắn, nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc các cơ hội đầu tư [đã được xác định ở cấp độ ngành, vùng hoặc cả nước] hoặc để khẳng định lại cơ hội đầu tư đã được lựa chọn có đảm bảo tính khả thi hay không.

Mục đích nghiên cứu tiền khả thi nhằm loại bỏ các dự án bấp bênh [về thị trường, về kỹ thuật], những dự án mà kinh phí đầu tư quá lớn, mức sinh lợi nhỏ, hoặc không thuộc loại ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh. Nhờ đó các chủ đầu tư có thể hoặc loại bỏ hẳn dự án để khỏi tốn thời gian và kinh phí, hoặc tạm xếp dự án lại chờ cơ hội thuận lợi hơn.

Đối với các cơ hội đầu tư quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt kỹ thuật và triển vọng đem lại hiệu quả rõ ràng thì có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.

Nội dung nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau đây:

+ Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư , các điều kiện thuận lợi và khó khăn .

+ Dự kiến quy mô đầu tư , hình thức đầu tư .

+ Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến diện tích sử dụng trên cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường , xã hội và tái định cư .

+ Phân tích , lựa chọn sơ bộ về công nghệ , kỹ thuật và các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị , nguyên liệu , năng lượng , dịch vụ , hạ tầng .

+ Phân tích , lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng .

+ Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư , phương án huy động các nguồn vốn , khả năng hoàn vốn và trả nợ , thu lãi .

+ Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế xã hội của dự án

+ Xác định tính độc lập khi vận hành , khai thác của các dự án thành phần hoặc tiểu dự án .

Đặc điểm nghiên cứu các vấn đề trên ở giai đoạn này là chưa chi tiết, xem xét ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật, tài chính kinh tế của cơ hội đầu tư và toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư vận hành kết quả đầu tư. Do đó độ chính xác chưa cao.

Đối với các khoản chi phí đầu tư nhỏ có thể tính nhanh chóng. Chẳng hạn dự tính vốn lưu động cho một chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp bằng cách chia tổng doanh thu bình quân năm cho số chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp trong năm. Đối với chi phí bảo hiểm, thuế: ước tính theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu, chi phí lắp đặt thiết bị ước tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị công trình hoặc thiết bị [các tỷ lệ này sẽ khác nhau đối với các dự án khác nhau]. Đối với các chi phí đầu tư lớn như giá trị công trình xây dựng, giá trị thiết bị và công nghệ... phải tính toán chi tiết hơn.

Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu tiền khả thi là Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi . Nội dung của báo cáo tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau:

- Giới thiệu chung về cơ hội đầu tư theo các nội dung nghiên cứu tiền khả thi ở trên.

- Chứng minh cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đến mức thể quyết định cho đầu tư. Các thông tin đưa ra để chứng minh phải đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư.

- Những khía cạnh gây khó khăn cho việc thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả của của đầu tư sau này đòi hỏi phải tổ chức các nghiên cứu chức năng hoặc nghiên cứu hỗ trợ.

Nội dung nghiên cứu hỗ trợ đối với các dự án khác nhau, thường khác nhau tuỳ thuộc vào những đặc điểm về mặt kỹ thuật của dự án, về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm do dự án cung cấp, về tình hình phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới. Chẳng hạn đối với các dự án có quy mô sản xuất lớn thời hạn thu hồi vốn lâu, sản phẩm do dự án cung cấp sẽ phải cạnh tranh trên thị trường thì việc nghiên cứu hỗ trợ về thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết để từ đó khẳng định lại quy mô của dự án và thời gian hoạt động của dự án bao nhiêu là tối ưu, hoặc phải thực hiện các biện pháp tiếp thị ra sao để tiêu thụ hết sản phẩm của dự án và có lãi.

Nghiên cứu thị trường đầu vào của các nguyên liệu cơ bản đặc biệt quan trọng đối với các dự án phải sử dụng nguyên vật liệu với khối lượng lớn mà việc cung cấp có nhiều trở ngại như phụ thuộc vào nhập khẩu, hoặc đòi hỏi phải có nhiều thời gian và bị hạn chế bởi điều kiện tự nhiên. Nghiên cứu quy mô kinh tế của dự án cũng là một nội dung trong nghiên cứu hỗ trợ. Có nghĩa là nghiên cứu các khía cạnh của dự án về mặt kinh tế, tài chính, kỹ thuật, quản lý, từ đó lựa chọn các quy mô thích hợp nhất đảm bảo cuối cùng đem lại hiệu quả kinh tế tài chính cao nhất cho chủ đầu tư và cho đất nước.

Nghiên cứu hỗ trợ vị trí thực hiện dự án đặc biệt quan trọng đối với các dự án có chi phí vận chuyển đầu vào và đầu ra lớn [kể cả hao hụt tổn thất trong quá trình vận chuyển]. Nhiệm vụ của nghiên cứu hỗ trợ ở đây là nhằm xác định vị trí thích hợp nhất về mặt địa lý vừa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong hoạt động, vừa đảm bảo chi phí vận chuyển là thấp nhất.

Nghiên cứu hỗ trợ để lựa chọn công nghệ, trang thiết bị tiến hành đối với các dự án đầu tư có chi phí đầu tư cho công nghệ và trang thiết bị là lớn, mà công nghệ và trang thiết bị này lại có nhiều nguồn cung cấp với giá cả khác nhau, các thông số kỹ thuật [công suất, tuổi thọ...], thông số kinh tế [chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, giá cả sản phẩm có thể bán được] khác nhau.

Các nghiên cứu hỗ trợ có thể được tiến hành song song với nghiên cứu khả thi, và cũng có thể tiến hành sau nghiên cứu khả thi tuỳ thuộc thời điểm phát hiện các khía cạnh cần phải tổ chức nghiên cứu sâu hơn. Chi phí cho nghiên cứu hỗ trợ nằm trong chi phí nghiên cứu khả thi. 

Nguồn: GS.TS.NGƯT. Bùi Xuân Phong [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

lập theo một trình tự hợp lý và theo những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật để đi đến kếtluận chính xác về hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường nhằmđáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển của chủ đầu tư và của quốc gia. Một dự ánđược gọi là khả thi khí dự án đó đảm bảo tính khả thi về những yếu tố cơ bản sau:- Khả thi về mục tiêu và qui mô dự án- Khả thi về kỹ thuật - công nghệ- Khả thi về huy động nguồn lực- Khả thi về tính hiệu quả [kinh tế, xã hội]- Khả thi về yếu tố môi trườngNghiên cứu khả thi là bước nghiên cứu toàn diện tất cả các vấn đề nêu trên đểkhẳng định tính khả thi của dự án trước khi đưa dự án vào thực tế. Vì vậy, nhữngnội dung chính của nghiên cứu dự án khả thi bao gồm:1.3.1. Phân tích sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tưSự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư có thể được lý giải, chứng minhvà lập luận trên các nội dung sau:- Việc đầu tư là cụ thể hóa việc thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hộicủa quốc gia, ngành, địa phương.- Tính bức xúc về phát triển vùng kinh tế, ngành kinh tế, đòi hỏi dự án phải ra đờiđể thực hiện một mục tiêu cụ thể.- Nhu cầu đòi hỏi của khách hàng về sản phẩm: nâng cao chất lượng, cải tiến mẫumã, bao bì, thị hiếu khách hàng, vv…- Hoàn thiện và đổi mới kỹ thuật – công nghệ để thoát khỏi sự tụt hậu, tăng cườngtiềm lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.- Nhu cầu gia tăng của xã hội hoặc sự phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi phải hoànhiện kỹ thuật – công nghệ mở rộng năng lực sản xuất.- Đầu tư dự án để tạo sản phẩm mới, uy tín chất lượng, mẫu mã giá cả, cung cáchdịch vụ, vv.. để phát triển thi phần, cạnh tranh…1.3.2. Phân tích tính khả thi về kỹ thuật - công nghệ20 Phân tích các yếu tố kỹ thuật - công nghệ là phần tiền đề cho việc tiến hànhphân tích về tài chính các dự án đầu tư. Các dự án không khả thi về mặt kỹ thuậtphải được bác bỏ để tránh những tổn thất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư vàvận hành kết quả đầu tư sau này [chẳng hạn địa điểm thực hiện dự án có địa chấtkhông ổn định, hoặc gây ô nhiễm môi trường quá nặng nề cho khu vực dân cư đòihỏi chi phí xử lý quá lớn…].Tuỳ thuộc vào dự án cụ thể mà nội dung phân tích kinh tế kỹ thuật có mứcđộ phức tạp khác nhau. Không có một mô hình tiếp cận nào về mặt phân tích kỹthuật có thể thích ứng với tất cả dự án được. Trong mô hình phân tích kinh tế kỹthuật của các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bao gồm tương đối đầy đủcác vấn đề kỹ thuật cơ bản. Bởi vậy ở đây chúng ta xem xét nội dung phân tích kỹthuật của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực này. Nội dung xem xét nội dung phân tích kỹthuật của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bao gồm:• Mô tả sản phẩm sản xuất của dự án.• Lựa chọn công nghệ kỹ thuật.• Xác định công suất của máy móc thiết bị và của dự án.• Nguyên vật liệu đầu vào.• Cơ sở hạ tầng.• Lao động và trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài.• Địa điểm thực hiện dự án• Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án.• Xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường.• Lịch trình thực hiện dự án.1.3.3 Phân tích tính khả thi về kinh tế - tài chính1.3.3.1..Mục đích phân tích kinh tế - tài chínhPhân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính dự án đầu tư là bước quantrọng trong việc đánh giá dự án. Nó đề cập đến việc đánh giá tính khả thi của dự ánmới từ góc độ kết quả tài chính thông qua việc:21 • Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiệncó hiệu quả dự án đầu tư [xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, các nguồntài trợ cho dự án].• Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độhạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án.1.3.3.2.. Phân tích tính khả thi về kinh tế - tài chính Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của dự ánTính khả thi về kinh tế tài chính của dự án được đánh giá thông qua các chỉtiêu sau:i] Giá trị hiện tại ròng - FNPVFNPV là Giá trị hiện tại ròng, có nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện nay củatoàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại:FNPV = giá trị hiện tại của dòng tiền vào [thu] - giá trị hiện tại của dòngtiền ra [chi]nFNPV = ∑i =0Bi − Ci[1 + r ]iTrong đó: FNPV – Giá trị hiện tại ròng về tài chínhBi – Các khoản thu “Lợi ích” của năm iCi – Các khoản chi “Chi phí” của năm ir – Tỷ lệ chiết khấun - Số năm hoạt động kinh tế của dự áni - Thời gian [i= 0,1,…n]- Đánh giá trị số nhận được của FNPV:+ FNPV = 0 → Thu nhập ròng vừa đủ bù lại vốn đầu tư+ FNPV < 0 → Dự án không có lãi, không nên đầu tư+ FNPV > 0 → Dự án có lãi, nên đầu tưii]Tỷ suất thu hồi nội bộ về tài chính – FIRRTỷ suất này được biểu hiện bằng tỷ lệ chiết khấu suất mà nếu dùng nó để quyđổi dòng tiền của dự án thì giá trị hiện tại thực thu nhập bằng giá trị hiện tại thực chiphí, tức là:nFNPV = ∑i =0Bi − Ci=0[1 + FIRR ]i 22 Trong đó:FIRR – Tỷ suất thu hồi nội bộBi – Các khoản thu “lợi ích” của năm iCi – Các khoản chi phí của năm i- FIRR cho biết tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chịu đựng được. Nếu phảivay với lãi suất lớn hơn IRR thì dự án nhỏ hơn 0, tức là thua lỗ.- Đánh giá hiệu quả dự án:+ FIRR < r → Dự án lỗ+ FIRR = r → Không lãi+ FIRR > r → Có lãiiii]Thời gian hoàn vốn đầu tư tài chính - FThvThời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để cho mức thu nhập đạt được vừa đủhoàn lại số vốn đầu tư ban đầu.Thu nhập bao gồm lãi ròng và khấu hao hàng năm dùng để hoàn vốn. Đây chính lànhững khoản tiền mà đầu tư có thể thu hồi được hàng năm. Vì vậy, lãi ròng cộngkhấu hao còn được gọi là thu hồi ròng hàng năm.Tuy nhiên, vì các khoản thu hồi ròng này xuất hiện ở các năm khác nhau do đó khitính toán thời gian hoàn vốn ta cần phải đưa về giá trị hiện tại, tức lãi có xét đếnchiết khấu.Vì vậy có thể nói rằng thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để cho tổng giá trịhiện tại thu hồi vừa bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư.Công thức tính thời gian hoàn vốn Thv như sau:Trong đó:𝐹𝑇ℎ𝑣 = 𝑇₁ + [T₂ − T₁]|FNPV₁ ||FNPV₁| + FNPV₂𝑇₁: Năm tương ứng với FNPV>0iv]

T₂: Năm tương ứng với FNPV

Chủ Đề