Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải

Giải Bài Tập Vật Lí 11 – Bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Lời giải:

Không thể phát biểu một nguyên tử mất đi một số proton thì nó trở thành ion âm, nhận thêm một số proton thì trở thành ion dương.

Giải thích: hạt nhân của nguyên tử được cấu tạo tử các proton và notron, nên prôton là hạt nằm trong hạt nhân được liên kết chắc chắn bằng lực hạt nhân nên không thể linh động dịch chuyển như các êlectron. Vì vậy không thể xảy ra trường hợp mất hoặc nhận thêm các proton ở nguyên tử được.

Lời giải:

Vật thừa điện tích dương có nghĩa là tổng đại số các điện tích trong vật là dương, vật bị lấy mất đi electron nên khiến cho số điện tích âm ở vỏ nguyên tử nhỏ hơn số điện tích dương trong hạt nhân nguyên tử.

Ngược lại vật thừa điện tích âm nghĩa là vật nhận thêm nhiều electron, khiến cho tổng đại số điện tích ở vật là âm.

Lời giải:

Khi nói rằng: “Qủa cầu nhiễm điện dương tiếp xúc với thanh kim loại thì điện tích dương từ quả cầu truyền sang thanh kim loại làm cho thanh kim loại nhiễm điện dương” ta phải hiểu rằng khi thanh kim loại tiếp xúc quả cầu thì một số electron từ kim loại truyền sang quả cầu, kết quả kim loại bị mất bớt electron nên nhiễm điện dương.

Lời giải:

Tổng đại số tất cả các điện tích trong nguyên tử bằng không, nguyên tử trung hòa về điện.

Khi electron di chuyển từ vật này sang vật khác ta có các vật nhiễm điện. Vật nhiễm điện âm là vật thừa electron, vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.

Lời giải:

• Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron

• Vật nhiễm điện âm là vật thừa electron.

Lời giải:

• Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.

• Trong vật cách điện có rất ít điện tích tự do.

Lời giải:

• Nhiễm điện do cọ xát: khi hai vật trung hòa về điện cọ xát với nhau, nguyên tử một vật sẽ bị mất một số electron và tích điện dương. Vật còn lại sẽ nhận được electron của vật kia và sẽ tích điện âm. Theo định luật bảo toàn điện tích thì tổng điện tích của hai vật sau khi tiếp xúc bằng không.

• Nhiễm điện do tiếp xúc: hai vật tích điện khác nhau, một vật có điện tích q1, một vật có điện tích q2. Khi tiếp xúc với nhau, một số electron sẽ di chuyển từ vật này sang vật kia cho đến khi cân bằng mật độ điện tích phân bố trên hai vật bằng nhau.

Nếu hai vật giống hệt nhau thì điện tích của chúng lúc cân bằng là:

Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải

• Nhiễm điện do hưởng ứng:

– Một vật trung hòa điện đặt gần một vật nhiễm điện. Nếu vật đó nhiễm điện âm thì nó sẽ đẩy electron của vật trung hòa ra xa nó, khiến vật trung hòa phân thành hai miền điện tích khác nhau, nguyên tử miền gần vật nhiễm điện sẽ tích điện dương và phần xa vật nhiễm điện sẽ tích điện âm, hình 2.1a.

Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải

– Ngược lại, nếu vật đó nhiễm điện dương thì nó sẽ hút các electron của vật trung hòa lại gần phía nó, khiến miền của vật trung hòa gần với vật nhiễm điện sẽ tích điện âm và phần xa vật nhiễm điện sẽ tích điện dương, hình 2.1b.

Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải

Lời giải:

Khi đưa quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu bị nhiễm điện, có 2 khả năng xảy ra:

• Nếu quả cầu nhiễm điện âm thì các electron trong quả cầu không nhiễm điện do hưởng ứng sẽ bị đẩy ra xa khỏi phía đặt gần quả cầu nhiễm điện. Phần quả cầu không bị nhiễm điện gần quả cầu nhiễm điện sẽ bị thiếu electron nên mang điện dương ⇒ Trái dấu với quả cầu nhiễm điện ⇒ hai quả cầu sẽ hút nhau.

• Nếu quả cầu nhiễm điện dương thì electron trong quả cầu không nhiễm điện do hưởng ứng sẽ bị hút lại gần phía đặt quả cầu nhiễm điện. Phần quả cầu không bị nhiễm điện đặt gần quả cầu nhiễm điện sẽ dư các electron nên mang điện âm ⇒ Trái dấu với quả cầu nhiễm điện ⇒ hai quả cầu sẽ hút nhau.

A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.

B. Trong vật cách điện có rất ít điện tích tự do.

C. Xét về toàn bộ, một vật trung hòa điện sau đó được nhiễm điện do hưởng ứng thì vẫn là một vật trung hòa điện.

D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện.

Lời giải:

Chọn D.

Nhiễm điện do tiếp xúc: hai điện tích điện khác nhau, một vật có điện tích q1, một vật có điện tích q2. Khi tiếp xúc với nhau, một số electron sẽ di chuyển từ vật này sang vật kia cho đến khi cân bằng mật độ điện tích phân bố trên hai vật bằng nhau. Do vậy sau đó mỗi vật đều bị nhiễm điện khác nhau.

A. Một quả cầu bấc treo gần một vật nhiễm điện thì quả cầu bấc được nhiễm điện do hưởng ứng.

B. Khi một đám mây tích điện bay ở gần mặt đất thì những cột chống sét được nhiễm điện chủ yếu là do cọ xát.

C. Khi một vật nhiễm điện chạm vào núm kim loại của một điện nghiệm thì hai lá kim loại của điện nghiệm được nhiễm điện do tiếp xúc.

D. Khi chải đầu, thường thấy một số sợi tóc bám vào lược, hiện tượng đó là vì lược được nhiễm diện do tiếp xúc.

Lời giải:

Khi một vật nhiễm điện chạm vào núm kim loại của một điện nghiệm thì hai lá kim loại của điện nghiệm được nhiễm điện do tiếp xúc.

Đáp án: C

Ta có: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron ⇒ Một vật trung hoà về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do vật đó nhận thêm electron

Đáp án cần chọn là: B

Đáp án: B

Quả cầu mang điện dương nên thiếu electron 

Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

  • Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1. Trong các chất sau đây:

I. Dung dịch muối NaCl; II. Sứ; III. Nước nguyên chất; IV. Than chì.

Những chất điện dẫn là:

A. I và II

B. III và IV

C. I và IV

D. II và III.

Quảng cáo

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Dung dịch muối ăn và than chì là hai chất dẫn điện.

Câu 2. Trong các cách nhiễm điện: I. do cọ xát; II. Do tiếp xúc; III. Do hưởng ứng.

Ở cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi?

A. I

B. II

C. III

D. cả 3 cách

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Ở hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng, hai phần của vật nhiễm điện trái dấu có cùng độ lớn, tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi.

Câu 3. Trong các chất sau đây: I. Thủy tinh; II: Kim Cương; III. Dung dịch bazơ; IV. Nước mưa. Những chất điện môi là:

A.I và II

B. III và IV

C. I và IV

D. II và III

Hiển thị đáp án

Câu 4. Trong các chất nhiễm điện : I. Do cọ sát; II. Do tiếp xúc; II. Do hưởng ứng. NHững cách nhiễm điện có thể chuyển dời electron từ vật này sang vật khác là:

A. I và II

B. III và II

C. I và III

D. Chỉ có III

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Nhiễm điện do cọ sát và do tiếp xúc với vật đã nhiễm điện là những cách nhiễm điện có sự chuyển dời electron từ vật này sang vật khác.

Câu 5. Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác

B. Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton

Quảng cáo

C. Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương

D. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Thuyết electron là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật. Do vậy vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương.

Câu 6. Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện:

I. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt

II. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ

III. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng thủy tinh

IV. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng đồng

Những trường hợp nào trên đây có sự nhiễm điện của quả cầu B

A. I và III

B. III và IV

C. II và IV

D. I và IV

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Quả cầu B làm bằng chất dẫn điện (sắt, đồng) sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng.

Câu 7. Tìm kết luận không đúng

A. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn

B. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, khác độ lớn

C. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện âm thì nó sẽ bị nhiễm điện âm

D. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương nó sẽ bị nhiễm điện dương

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hệ hai vật là hệ cô lập về điện. Theo định luật bảo toàn điện tích, tổng đại số của các điện tích của hai vật không đổi. Lúc đầu tổng đại số của các điện tích của hai vật bằng 0 nên sau khi cọ xát rồi tách ra hai vật sẽ bị nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn.

Câu 8. Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống nhau đặt trên hai giá cách điện mang các điện tích q1 dương, q2 âm và độ lớn của điện tích q1 lớn hơn điện tích q2. Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra. Khi đó:

A. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có cùng độ lớn là |q1 + q2|

B. Hai quả cầu cùng mang điện tích âm có cùng độ lớn là |q1 + q2|

C. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có độ lớn là

Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải

D. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có độ lớn là

Quảng cáo

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Hệ hai quả cầu là một hệ cô lập về điện. Theo định luật bảo toàn điện tích, tổng đại số của các điện tích của hai quả cầu không đổi. Mặt khác điện tích q1 dương, q2 âm và độ lớn của điện tích q1 lớn hơn điện tích q2 nên sau khi hai quả tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra thì hai quả cầu cùng mang điện tích dương, có cùng độ lớn là

Câu 9. Ba quả cầu bằng kim loại A, B, C đặt trên 3 giá cách điện riêng rẽ. Tích điện dương cho quả cầu A. Trường hợp nào sau đây thì quả cầu B bị nhiễm điện dương, quả cầu C bị nhiễm điện âm.

A. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi cho quả cầu A chạm vào quả cầu B, sau đó tách quả cầu A ra.

B. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C , rồi đưa quả cầu A lại gần quả cầu B, sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B.

C. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi đưa quả cầu A lại gần quả cầu C, sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B.

D. Không có Phương án nào khả thi vì quả cầu A ban đầu được tích điện dương.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Cho hai quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C tạo thành một vật dẫn điện. Đưa quả cầu A lại gần quả cầu C thì xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng. Quả cầu C gần quả cầu A sẽ nhiễm điện âm do các electron tự do của B và C bị kéo về gần A, quả cầu B thiếu electron nên nhiễm điện dương. Sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B thì quả cầu B bị nhiễm điện dương, quả cầu C bị nhiễm điện.

Câu 10. Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

A. Hai quả cầu đẩy nhau.

B. Hai quả cầu hút nhau.

C. Không hút mà cũng không đẩy nhau.

D. Hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Khi đưa một quả cầu kim loại A không nhiễm điện lại gần một quả cầu B nhiễm điện thì hai quả cầu hút nhau.

Thực ra khi đưa quả cầu A không tích điện lại gần quả cầu B tích điện thì quả cầu A sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng phần điện tích trái dấu với quả cầu B nằm gần quả cầu B hơn so với phần tích điện cùng dấu. Tức là quả cầu B vừa đẩy lại vừa hút quả cầu A, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy nên kết quả là quả cầu B đã hút quả cầu A.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.

B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.

C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện.

D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Theo thuyết êlectron thì: Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.

Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện. Còn nhiễm điện do tiếp xúc thì êlectron chuyển từ vật ày sang vật kia dẫn đến vật này thừa hoặc thiếu êlectron. Nên phát biểu “Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện” là không đúng.

Câu 12. Phát biết nào sau đây là không đúng

A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.

B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.

C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.

D. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Theo định nghĩa: Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do. Vật cách điện (điện môi) là vật có chứa rất ít điện tích tự do. Như vậy phát biểu “Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do” là không đúng.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.

B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.

C. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.

D. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Theo thuyết êlectron:

+ Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.

+ Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, êlectron chỉ chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật còn vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.

Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương. Như vậy phát biểu “Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện” là không đúng.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).

B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg).

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

D. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Theo thuyết êlectron thì êlectron là hạt có mang điện tích q = -1,6.10-19 (C), có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg). Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion. Như vậy nế nói “êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác” là không đúng.

Tham khảo thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11 khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải

Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải

Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải

Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải

Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải

Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải

Một vật trung hòa về điện muốn vật nhiễm điện 1 6 nhận 10 mũ trừ 10 C ta phải

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.