Mua ETF như thế nào

Chia sẻ trên:    119092

Quỹ ETF là gì? Bài viết tổng hợp tất cả thông tin về các quỹ đầu tư ETF đang hoạt động tại Việt Nam và vai trò quan trọng của ETF nội trên thị trường chứng khoán.

Quỹ ETF là gì?

Quỹ hoán đổi danh mục - ETF [Exchange Traded Fund] là quỹ đầu tư với mục đích mô phỏng tỷ suất sinh lợi của chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hoặc một loại tài sản nào đó. ETF là quỹ được thiết kế cho một số lượng nhà đầu tư cùng góp vốn. Giấy chứng nhận sở hữu một phần ETF của nhà đầu tư được gọi là chứng chỉ ETF. Quỹ ETF vừa mang đặc điểm của một quỹ đầu tư, vừa mang đặc điểm của một cổ phiếu thông thường khi được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán. 

Từ khi ra đời ở Mỹ từ đầu những năm 1990, hiện tại ETF đã phát triển nhanh chóng và tổng tài sản các quỹ ETF vượt xa so với mô hình các quỹ truyền thống. Tính riêng ở Mỹ, đến tháng 03/2019 đã có 2,238 quỹ ETF với tổng tài sản các quỹ lên đến hơn 3,8 ngàn tỷ USD, trong đó chủ yếu là các quỹ ETF đầu tư mô phỏng chỉ số cổ phiếu.

Với các đặc điểm như chi phí quản lý thấp, dễ dàng đầu tư, giao dịch do được niêm yết và thanh khoản được bảo đảm do có thể giao dịch sơ cấp lẫn thứ cấp, ETF trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhà đầu tư muốn đầu tư thụ động và đánh cược vào xu hướng của thị trường hay chỉ số mà mình muốn đầu tư.

ETF trên TTCK Việt Nam – khởi đầu với quỹ ngoại

Các quỹ ETF thực tế đã xuất hiện tại Việt Nam từ giai đoạn 2008-2009, tuy nhiên do tổng tài sản các quỹ này trong giai đoạn đầu khá nhỏ, do đó ít được quan tâm theo dõi. Thời điểm hiện tại, có 7 quỹ ETF đang hoạt động, trong đó có 2 quỹ ETF nội và 5 quỹ ETF ngoại đang niêm yết tại Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc và Hồng Kong. Tính đến ngày 16/12/2019, tổng tài sản các quỹ ETF phân bổ vào thị trường Việt Nam đạt 1,12 tỷ USD. 

Trong các quỹ ngoại, FTSE Vietnam ETF là quỹ thành lập đầu tiên vào năm 2008 với quy mô ban đầu khoảng 5 triệu USD. Tiếp sau đó, quỹ Vaneck Vectors Vietnam ETF [VNM ETF] được thành lập vào tháng 08/2009. Quỹ iShare MSCI Frontier 100 cũng tham gia vào thị trường Việt Nam từ 2012, tuy dành tỷ trọng tương đối nhỏ trong quỹ các cổ phiếu ở Việt Nam. 

Giai đoạn 2011-2014 là giai đoạn tăng trưởng tổng tài sản tốt nhất của các quỹ ETF ngoại khi có thời điểm tổng tài sản của FTSE Việt Nam lên tới hơn 430 triệu USD và Vaneck là hơn 500 triệu USD với lượng tiền mới được chảy mạnh vào các quỹ. Giai đoạn này thanh khoản và quy mô của thị trường Việt Nam còn khá thấp nếu so với thời điểm hiên tại, do đó mỗi đợt giao dịch cơ cấu của các quỹ này đều ảnh hưởng rất lớn đến thị trường và tạo nên những phiên giao dịch nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư.

Hiện tại, với sự gia tăng trong thanh khoản và quy mô thị trường, sức ảnh hưởng của các quỹ ETF ngoại là không rõ ràng như trước, tuy nhiên vẫn là một thành phần quan trọng cuả thị trường và thị trường lưu tâm mỗi đợt đến kỳ tái cơ cấu danh mục. Tính đến thời điểm giữa tháng 12/2019, tổng tài sản của FTSE Việt Nam là 279 triệu USD, trong khi đó Vaneck có tổng tài sản lên đến 447 triệu USD.

Quỹ ETF nội dần đóng vai trò quan trọng

Quỹ ETF nội đầu tiên xuất hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam là quỹ ETF VFMVN30 [mã: E1VFVN30], ra đời vào 7/2014. Trong giai đoạn đầu, quỹ không nhận được sự san tâm nhiều của nhà đầu tư khi quy mô và khối lượng giao dịch rất kém. Tuy nhiên từ 2016, dòng tiền chảy mạnh vào quỹ và tính đến thời điểm hiện tại, quy mô quỹ là lên đến 6.407,8 tỷ. Mức độ ảnh thưởng của quỹ hiện tại thậm chí còn sâu sắc hơn các quỹ ngoại vì có liên quan trực tiếp đến chỉ số VN30, đặc biệt là sai khi sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 xuất hiện.
Ngoài ETF VFMVN30, hiện tại trên thị trường chứng khoán Việt nam còn có ETF SSIAM VNX50, tuy nhiên quỹ này không thu hút được sự quan tâm nhiều, thanh khoản và quy mô vẫn còn tương đối nhỏ. 

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển và kênh đầu tư chứng khoán dần trở nên quen thuộc hơn. Đầu tư thụ động, cụ thể là ETF chắc chắn vẫn sẽ là xu hướng và là lựa chọn không tồi để nhà đầu tư có thể lựa chọn. Xu hướng này sẽ hỗ trợ sự phát triển hơn nữa của các quỹ ETF nói chung và các quỹ ETF nội nói riêng.

Có thể bạn quan tâm:

Quỹ ETF hoạt động như thế nào?

ETFs nội - vị thế ngày càng được khẳng định

Hoán đổi danh mục ETF và các vấn đề liên quan đến tài khoản ký quỹ

Chia sẻ trên:    4410

Khi nhắc đến ETF, chắc hẳn nhiều nhà đầu tư sẽ nghĩ ngay đến một quỹ đầu tư mô phỏng các chỉ số, hàng hóa hoặc một rổ tài sản nhưng được mua bán qua tài khoản chứng khoán và được giao dịch trên sàn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày giống như một cổ phiếu. Tuy nhiên, giữa hai sản phẩm này cũng có một số điểm khác biệt cơ bản mà nhà đầu tư cần nắm bắt được trước khi tham gia giao dịch. Bài viết dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư trả lời cho câu hỏi “Giao dịch ETF khác gì so với giao dịch cổ phiếu?

Điểm khác biệt giữa giao dịch ETF và giao dịch cổ phiếu

Về bản chất, chứng chỉ quỹ ETF cũng giống như cổ phiếu của một công ty: là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của người nắm giữ, hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp. Tuy nhiên, nếu người sở hữu cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết hay quản lý công ty thì nhà đầu tư sở hữu chứng chỉ ETF không có quyền tương tự, mọi quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định.

Bên cạnh cơ chế giao dịch mua, bán chứng chỉ quỹ ETF như đối với một cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán trong suốt thời gian lưu hành. Điểm khác biệt được thể hiện một cách rõ ràng qua việc Authorized Participant [AP] còn có thể mua hoặc bán chứng chỉ quỹ ETF trực tiếp với công ty quản lý quỹ tại thị trường sơ cấp.  Chính vì vậy, số lượng chứng chỉ quỹ ETF không cố định mà tùy theo quan hệ cung cầu có thể được điều chỉnh thông qua chế giao dịch phát hành [Creation] hoặc mua lại [Redemption]. Mặt khác, cổ phiếu được phát hành bởi một doanh nghiệp hay một tổ chức cụ thể, với mục đích chính là huy động vốn để tăng nguồn lực hoạt động. Trong khi một doanh nghiệp có thể phát hành hoặc mua lại cổ phiếu bất cứ lúc nào, nhưng thông thường các thay đổi này là không thường xuyên. Vì vậy, trong một thời gian dài, số lượng cổ phiếu của một doanh nghiệp là không đổi.

Tiếp theo, khi đầu tư riêng lẻ vào cổ phiếu, nhà đầu tư chủ yếu phải dựa vào kiến thức, khả năng của mình để theo dõi, đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư. Trong khi nếu mua chứng chỉ quỹ ETF, công ty quản lý quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư thực hiện những điều này. Sự khác biệt lớn nhất giữa ETF và cổ phiếu được thể hiện qua đặc điểm đa dạng hóa danh mục đầu tư của ETF. Cụ thể, do ETF được cơ cấu bởi một rổ cổ phiếu, khi nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ ETF có nghĩa là họ nắm giữ một rổ cổ phiếu có tỉ trọng giống như chỉ số mà ETF mô phỏng. Tuy nhiên, để làm được điều tương tự với cổ phiếu đòi hỏi nhà đầu tư phải mua nhiều mã cổ phiếu khác nhau. Việc quyết định xem nên mua mã cổ phiểu nào và số lượng bao nhiêu giữa hàng ngàn mã cổ phiếu là không dễ dàng đối với nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm. Không phải nhà đầu tư nào cũng có đủ chuyên môn để phân tích và lựa chọn cổ phiếu phù hợp cho hoạt động đầu tư.

>> Có thể bạn quan tâm:

 Ai nên đầu tư vào ETF?

Làm sao để theo dõi danh mục các quỹ ETFs

Làm thế nào để có góc nhìn toàn diện khi giao dịch ETF?

Skip to content

Muốn đầu tư chứng khoán nhưng lại sợ rủi ro?

Đầu tư cổ phiếu đòi hỏi bạn mức độ sẵn sàng chấp độ rủi ro và giành thời gian nghiên cứu. Nếu bạn là người bắt đầu, chưa có nhiều kiến thức thì bạn có thể cân nhắc chiến lược đầu tư dài hạn vào quỹ ETF. Cùng Go Money tìm hiểu ETF là gì và đầu tư ETF như thế nào qua bài viết dưới đây.

Muốn đầu tư chứng khoán nhưng lại sợ rủi ro?

Đầu tư cổ phiếu đòi hỏi bạn mức độ sẵn sàng chấp độ rủi ro và giành thời gian nghiên cứu nhưng nếu bạn là người bắt đầu, chưa có nhiều kiến thức thì bạn có thể cân nhắc đầu tư vào ETF.

Cùng Go Money tìm hiểu ETF là gì và đầu tư ETF như thế nào qua bài viết dưới đây.

ETF [Exchange Traded Fund] là quỹ hoán đổi danh mục, hoạt động mô phỏng theo sự biến động của một bộ chỉ số hay một nhóm ngành cụ thể như bất động sản, hàng hóa, dầu mỏ….

Hầu hết các quỹ ETF áp dụng chiến lược đầu tư thụ động và mô phỏng các chỉ số giá trị vốn hóa thị trường.

Chỉ số tham chiếu là danh mục nhóm cổ phiếu, trái phiếu hoặc hàng phản ánh khả năng sinh lời của quỹ ETF đầu tư vào nhóm chỉ số đó.

Bộ chỉ số của HOSE bao gồm:

  • VNAllshare là chỉ số vốn hóa bao gồm các cổ phiếu niêm yết trên HOSE đáp ứng các yêu cầu sàng lọc của sàn HOSE

  • VN30-Index [ Chỉ số VN30]: chỉ số của 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa và thanh khoản cao nhất thị trường chiếm 90% giá trị giao dịch của chỉ số VNAllshare

Hiện tại, ba quỹ ETF VFMVN30 và SSIAM VN30 ETF, MAFM VN30 sử dụng VN30-Index làm tham chiếu.

Ví dụ:

Quỹ ETF VFMVN30 – Mã CK: E1VFVN30 đang mô phỏng theo chỉ số VN30

Nguồn: www.tradingview.com

Đồ thị của quỹ VFMVN30 có chiều song song với chỉ số VN30 nên biến động giá của chứng chỉ quỹ VFMVN30 sẽ tương đồng theo chỉ số VN30

  • VNX50- Index: là chỉ số giá bao gồm 50 mã cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch Chứng Khoán Hà Nội [HNX] và Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh [HSX]. Chỉ số VNX50 bao gồm 50 công ty có giá trị vốn hóa, tính thanh khoản và tỷ lệ tự do chuyển nhượng hàng đầu trong rổ cổ phiếu VNX Allshare

Quỹ ETF SSIAM VNX50 mô phỏng Chỉ Số VNX50

  • VN100-Index: chỉ số thị trường được Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh [HOSE] xây dựng, bao gồm 100 cổ phiếu có giá trị vốn hóa, khả năng thanh khoản và tỷ lệ tự do chuyển nhượng hàng đầu đáp ứng điều kiện tham gia vào bộ chỉ số.

Quỹ ETF VinaCapital VN100 mô phỏng theo chỉ số VN100

Nguồn: www.tradingview.com

  • Chỉ số VN DIAMOND : được gọi là chỉ số các cổ phiếu Kim Cương Việt Nam. Bao gồm 10-20 cổ phiếu thành phần có giá trị vốn hóa tối thiểu từ 2.000 tỷ đồng và giá trị giao dịch khớp lệnh tối thiểu 5 tỷ đồng/ngày đối với cổ phiếu thuộc VNAllshare [hoặc giá trị vốn hóa tối thiểu 5.000 tỷ đồng và giá trị giao dịch khớp lệnh tối thiểu 15 tỷ đồng/ngày trong trường hợp cổ phiếu không thuộc VNAllshare].

Quỹ ETF VFMVN DIAMOND mô phỏng theo chỉ số VN DIAMOND

  • Chỉ số VNFIN LEAD: là chỉ số bao gồm tối thiểu 10 cổ phiếu, được lựa chọn từ các cổ phiếu thành phần thuộc chỉ số ngành tài chính thuộc Allshare, về giá trị giao dịch [min 10 tỷ đồng/phiên], tỷ suất quay vòng min 0.1%, tỷ trọng max 15% đối với cổ phiếu đơn lẻ.

QuỹETF SSIAM VNFIN LEAD lấy chỉ số VNFIN LEAD làm tham chiếu.

Các quỹ ETF của Việt Nam sẽ sử dụng các chỉ số bên trên để làm chỉ số tham chiếu. Tìm hiểu các chỉ số và phân loại sẽ giúp nhà đầu tư hiểu cách vận hành của các quỹ. Bên cạnh đó, trong trường hợp nhà đầu tư muốn đầu tư vào các quỹ này cũng có thể hiểu được đặc điểm của các quỹ để có sự lựa chọn phù hợp.

Đồ thị của quỹ VFMVN30 có chiều song song với chỉ số VN30 nên biến động giá của chứng chỉ quỹ VFMVN30 sẽ tương đồng theo chỉ số VN30

  • VNX50- Index: là chỉ số giá bao gồm 50 mã cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch Chứng Khoán Hà Nội [HNX] và Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh [HSX]. 

Quỹ ETF SSIAM VNX50 mô phỏng Chỉ Số VNX50

  • VN100-Index: chỉ số thị trường bao gồm 100 cổ phiếu có giá trị vốn hóa, khả năng thanh khoản và tỷ lệ tự do chuyển nhượng hàng đầu VN-Index

Quỹ ETF VinaCapital VN100 mô phỏng theo chỉ số VN100

Nguồn: www.tradingview.com

  • Chỉ số VN DIAMOND : được gọi là chỉ số các cổ phiếu Kim Cương Việt Nam. Bao gồm 10-20 cổ phiếu có giá trị vốn hóa tối thiểu từ 2.000 tỷ đồng và giá trị giao dịch khớp lệnh tối thiểu 5 tỷ đồng/ngày đối với cổ phiếu thuộc VNAllshare 

Quỹ ETF VFMVN DIAMOND mô phỏng theo chỉ số VN DIAMOND

  • Chỉ số VNFIN LEAD: là chỉ số bao gồm tối thiểu 10 cổ phiếu, được lựa chọn từ các cổ phiếu thành phần thuộc chỉ số ngành tài chính thuộc Allshare, về giá trị giao dịch [min 10 tỷ đồng/phiên], tỷ suất quay vòng min 0.1%, tỷ trọng max 15% đối với cổ phiếu đơn lẻ.

QuỹETF SSIAM VNFIN LEAD lấy chỉ số VNFIN LEAD làm tham chiếu.

Các quỹ ETF của Việt Nam sẽ sử dụng các chỉ số bên trên để làm chỉ số tham chiếu. Tìm hiểu các chỉ số và phân loại sẽ giúp nhà đầu tư hiểu cách vận hành của các quỹ.

Bên cạnh đó, trong trường hợp nhà đầu tư muốn đầu tư vào các quỹ này cũng có thể hiểu được đặc điểm của các quỹ để có sự lựa chọn phù hợp.

Các quỹ ETF cũng cố gắng out performnace so với chỉ số mà quỹ ETF đó theo đuổi bằng cách phân bố tỉ trọng khác nhau vào các cổ phiếu khác nhau.

Các quỹ ETF công bố danh mục đầu tư của mình trên website của quỹ vì vậy nhà đầu tư có thể thấy rằng, các quỹ ETF không hề phân bổ đều các cổ phiếu trong chỉ số như các nhà đầu tư lầm tưởng. Mà thay vào đó họ sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để có thể phân bổ tỉ trọng danh mục của mình.

Về lý thuyết thì các quỹ ETF sẽ bám theo một chỉ số nhưng vẫn cố gắng vượt bằng cách tăng tỷ trọng vào những mã đc cho là phát triển trong thời gian tới và tối thiểu tỷ trọng những mã được cho là kém phát triển hoặc không còn dư địa để phát triển

Mỗi quỹ sẽ có một danh sách tiêu chí ưu tiên riêng để chọn cổ phiếu. Có những quỹ sẽ ưu tiên chỉ số vi mô cụ thể về công ty như tỷ lệ tăng trưởng, ban lãnh đạo,…. hay có những quỹ sẽ ưu tiên vĩ mô như chu kì ngành, hay tỉ lệ tăng trưởng của các ngành trong thời gian tới.

Ví dụ với quỹ VFM mô phỏng theo chỉ số VN30, ngày 1/7/2021:

Vì đây là danh mục của những cổ phiếu có vốn hóa thị trường và nền tảng tốt nên quỹ thường sẽ điều chỉnh danh mục sao cho phù hợp với chu kì của kinh tế, với tỉ trọng ngân hàng chiếm 40.5% danh mục của VFMVN30.

Dựa vào yếu tố này nhà đầu tư cũng có thể hiểu hơn về đặc điểm của quỹ cũng như cách chọn quỹ sao cho phù hợp với bản thân.

Quỹ ETF phù hợp với các nhà đầu tư yêu thích chiến lược đầu tư thụ động, chấp nhận rủi ro hệ thống. Do đó sẽ không thích hợp với bạn, nếu bạn thích phân tích nghiên cứu, lựa chọn cổ phiếu, quyết định thời điểm ra vào thị trường.

Ưu điểm

Mua bán dễ dàng: Giao dịch trên sàn chứng khoán như mã cổ phiếu

Tính minh bạch: danh mục của ETF được công bố hàng ngày

Đa dạng hóa: mô phỏng theo rổ chứng khoán

Nhược điểm

Rủi ro thị trường: mô phỏng các chỉ số nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động thị trường

Chi phí quản lý [0.5 – 1% NAV]

Có những khác biệt cơ bản giữa Quỹ Tương Hỗ và ETF mà các nhà đầu tư cần biết trước khi lựa chọn cách tốt nhất để đạt được mục tiêu tài chính của mình

 

Quỹ ETF

[quỹ hoán đổi danh mục]

Quỹ Tương Hỗ
[quỹ mở & quỹ đóng]

Mục tiêu Mô phỏng theo thị trườngHiệu quả đầu tư cố gắng vượt thị trường
Giá chứng chỉThay đổi theo thời gian

[giao dịch trên sàn chứng khoán ]

Giá cố định theo quy định sẵn
Giao dịch Dễ dàng mua bán trên sàn chứng khoánMua trực tiếp qua quỹ phát hành
Số vốn đầu tư tối thiểu Không bắt buộcYêu cầu vốn đầu tư tối thiểu
Phí quản lýThấp [0.5%- 1% NAV /1 năm ]Cao [ 1- 2% NAV/ 1 năm ]

Xu hướng toàn cầu

[Nguồn: etfgi.com]

Xu hướng đầu tư vào quỹ ETFđang nở rộ trên toàn cầu trong thời gian gần đây. Tổng tài sản được đầu tư vào các quỹ ETF trên toàn thế giới tính đến tháng 11/2020 đạt 7.6 nghìn tỷ USD, tăng hơn 17 lần trong 15 năm qua [ 2005-2020].

Trước sự lưỡng lự của các quỹ chủ động với cổ phiếu, các quỹ ETF đang được coi là phương án thay thế rẻ hơn nhờ ưu thế danh mục đầu tư đa dạng hóa, chi phí giao dịch thấp và dễ dàng giao dịch trên sàn.

Thị trường Việt Nam

Số lượng các quỹ ETF tại Việt Nam, bao gồm các quỹ ETF nước ngoài và các quỹ ETF trong nước đã tăng đáng kể trong 10 năm qua. Trong năm 2020, Việt Nam có thêm 5 quỹ ETF nội thành lập [Quỹ ETF VinaCapital VN100, Quỹ ETF SSIAM VN30, SSIAM VNFIN LEAD, Quỹ ETF VFMVN DIAMOND, Quỹ ETF MAFM VN30], đưa tổng số quỹ ETF nội địa[ tính đến tháng 12/2020] lên 7 quỹ và còn có thể tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới.

Hiện tại thị trường ETF ở Việt Nam có 7 quỹ nội và 5 quỹ ngoại

[Số liệu ngày 21/12/2020: nguồn từ các website của quỹ]

Nhìn chung, ETF có thể trở thành một kênh đầu tư tiềm năng trong thời gian tới. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đầu tư quỹ ETF một cách hiệu quả nhất.

Xu hướng toàn cầu

[Nguồn: etfgi.com]

Xu hướng đầu tư vào quỹ ETF đang nở rộ trên toàn cầu trong thời gian gần đây. Tổng tài sản được đầu tư vào các quỹ ETF trên toàn thế giới tính đến 11/2020 đạt 7.6 nghìn tỷ USD, tăng hơn 17 lần trong 15 năm qua

So sánh với các quỹ chủ động, các quỹ ETF đang được coi là phương án thay thế rẻ hơn nhờ ưu thế danh mục đầu tư đa dạng hóa, chi phí giao dịch thấp và dễ dàng giao dịch trên sàn.

Thị trường Việt Nam

Số lượng các quỹ ETF tại Việt Nam, bao gồm các quỹ ETF nước ngoài và các quỹ ETF trong nước đã tăng đáng kể trong 10 năm qua.

Năm 2020, Việt Nam có thêm 5 quỹ ETF nội thành lập [Quỹ ETF VinaCapital VN100, Quỹ ETF SSIAM VN30, SSIAM VNFIN LEAD, Quỹ ETF VFMVN DIAMOND, Quỹ ETF MAFM VN30], đưa tổng số quỹ ETF nội địa lên 7 quỹ.

Hiện tại thị trường ETF ở Việt Nam có 7 quỹ nội và 5 quỹ ngoại

[Số liệu ngày 21/12/2020: nguồn từ các website của quỹ]

Nhìn chung, ETF có thể trở thành một kênh đầu tư tiềm năng trong thời gian tới. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đầu tư quỹ ETF một cách hiệu quả nhất.

Hiệu quả đầu tư của các quỹ nội:

QUỸ

Lợi suất đầu tư* [%]

CAGR*- từ lúc thành lập
20152020
VFMVN304%21%9%
SSIAM VNX506%22%7%
SSIAM VNFIN LEADN/A29%35%
VFMVN DIAMONDN/A56%91%
VinaCapital VN50N/A34%72%
SSIAM VN30N/A45%137%

Về dài hạn, quỹ ETF đều có tăng trưởng trung bình kép hàng năm từ 7% trở lên. Bản chất của quỹ ETF là mô phỏng thị trường nên giá thường biến động lên xuống trong ngắn hạn.

Nếu bạn đầu tư quỹ ETF, nên nắm giữ ở thời gian ít nhất 1 năm để có hưởng tối đa lợi nhuận.

Giải thích một số thuật ngữ:

Lợi suất đầu tư hàng năm được tính bằng công thức tăng trưởng:

Tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm [CAGR] được tính bằng công thức:

Chỉ số CAGR nhằm để biểu thị mức độ sinh lời trung bình hàng năm theo từng mốc thời gian được lựa chọn.

CAGR cho nhà đầu tư thấy được bức tranh tổng, số tiền lãi trung bình sinh ra trong một khoảng thời gian dài, thay vì chỉ tập trung vào ngắn hạn 1 năm.

Nhà đầu tư có thể mua chứng chỉ quỹ thông qua cơ chế thị trường sơ cấp và thứ cấp

[1] Mua bán trực tiếp trên sàn [giao dịch thứ cấp]

Các chứng chỉ quỹ ETF đều được niêm yết trên sàn chứng khoán, bạn có thể giao dịch chứng chỉ quỹ như một mã chứng khoán thông thường.

Có hơn chục quỹ ETF có danh mục đầu tư tại Việt Nam. Chia làm 2 nhóm:

  • Quỹ nội [niêm yết trên sàn HOSE, HNX]

  • Quỹ ngoại [thành lập ở nước ngoài nhưng tập trung giải ngân toàn bộ/một phần vào thị trường chứng khoán Việt Nam].

Các quỹ ETF nội đều niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh[HOSE]

Một số quỹ ngoại đầu tư vào Việt Nam

VanEck Vectors Vietnam
ETF
New York [NYSE]VNM
KIM KINDEX
Synth-Vietnam
KRX245710
Premia MSCI Vietnam
ETF
Hong Kong [HK]2804-HK
FTSE Vietnam Swap UCITS
ETF
London [LSE]XFVT
iShares MSCI Frontier 100
ETF
New York [NYSE]FM

Bạn có thể mua chứng chỉ ETF quỹ ngoại qua các tài khoản Brokerhoặc mở tài khoản ở sàn nước ngoài

Cách theo dõi và so sánh giá cổ phiếu

Để theo dõi và so sánh giá các cổ phiếu, bạn truy cập vào //www.google.com/finance và nhập mã cổ phiếu, google sẽ hiển thị biểu đồ chứng khoán cùng tin tức tài chính liên quan

Bạn có thể dễ dàng tạo danh sách cổ phiếu bạn quan tâm thành danh mục và so sánh giá của chúng

[Nguồn: google.com/finance, cập nhật ngày 19/12/2020]

Bạn có thể tìm hiểu thêm Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán để mua chứng chỉ quỹ ETF

[2] Mua bán với số lượng lớn [giao dịch sơ cấp]

Khi mua với số lượng lớn, bạn sẽhoán đổi trực tiếp với quỹ đặt lệnh thông qua AP [Authorized Participants], AP sẽ chuyển lệnh cho bạn để có thể mua một số đơn vị

  • Tần suất giao dịch hoán đổi: không ít hơn 2 lần/tháng.

  • Đơn vị giao dịch là 1 lô CCQ ETF không ít hơn 100.000 CCQ.

  • Phương tiện thanh toán: Danh mục chứng khoán cơ cấu là phương tiện thanh toán chủ yếu. Ngoài ra, có thể thanh toán bằng tiền.

Kết luận: Qua bài viết, hy vọng giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các quỹ ETF ở Việt Nam và có thêm một kênh đầu tư mới sinh lời. Khi đầu tư quỹ ETF, bạn cần cân nhắc đầu tư dài hạn để giảm thiểu những rủi ro trong ngắn hạn và hiểu những rủi ro kèm theo khi đầu tư chứng khoán

Video liên quan

Chủ Đề