Mùng 3 tháng 3 âm lịch là ngày tết gì năm 2024

Như mọi năm, tết Hàn thực trong năm 2024 sẽ được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, tức thứ 5 ngày 11 tháng 4 theo lịch dương. Nếu không tự làm được bột, có thể mua sẵn bột ngoài chợ, mang về nhào bột, nặn bánh trôi, bánh chay, bánh gấc...

Xin giới thiệu với độc giả bài văn khấn tết Hàn thực trong sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa thông tin:

Khi cúng tổ tiên trong ngày Tết Hàn thực [3 tháng 3 âm lịch năm Giáp Thìn 2024], chúng ta phải khấn thần ngoại trước, thần nội.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

- Tín chủ chúng con là... Ngụ tại...

- Hôm nay là ngày 3 tháng 3 âm lịch năm Giáp Thìn 2024, gặp tiết Hàn thực, tín chủ chúng con nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ... [họ của gia chủ] cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.

Mỗi năm vào ngày 3/3 âm lịch, mọi gia đình Việt dâng các món bánh trôi, bánh chay đa dạng màu sắc để cúng tổ tiên và Thần linh. Bài viết này, Sforum sẽ chia sẻ đến bạn rõ hơn ngày 3/3 là ngày gì, ngày dương của ngày 3/3 âm là ngày gì và nguồn gốc, ý nghĩa của ngày này như thế nào.

Xem thêm: Tết Hàn thực ăn gì để may mắn "gõ cửa"?

Ngày 3/3 hàng năm là ngày gì?

Ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm là Tết Hàn Thực, ở một số địa phương còn gọi là ngày bánh trôi, bánh chay. Vào ngày này hàng năm, mọi người chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh trôi, bánh chay để cúng Phật, tổ tiên và Thần linh. Đây là một trong những dịp Tết quan trọng và ý nghĩa đối với người Việt Nam.

Như vậy, qua nội dung trên bạn đã biết được ngày 3/3 là ngày gì, tiếp theo, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu rõ hơn về ngày lễ đặc biệt này.

Ngày 3/3 âm lịch là ngày tết Hàn Thực

Ngày 3/3/2024 sẽ rơi vào ngày mấy dương lịch?

Ở trên, bạn đã biết được ngày 3/3 là ngày gì. Vậy trong năm nay thì ngày 3/3 sẽ trùng với ngày mấy dương lịch, cùng tìm hiểu nhé.

Ngày 3/3/2024 âm lịch, nhằm ngày Ât Tỵ tháng Mậu Thìn năm Giáp Thìn. Trong năm 2024, ngày Tết Hàn Thực 3/3 sẽ rơi vào thứ năm ngày 11/4/2024. Bạn hãy ghi chú lại ngày này trên quyển sổ lịch để không bị bở lỡ ngày Tết quan trọng này nhé.

Để cúng Tết này, không cần phải tuân thủ giờ chính xác, quan trọng nhất vẫn là lòng thành của gia đình dành cho tổ tiên. Một số giờ hoàng đạo tốt trong ngày là giờ Sửu [1-3], giờ Thìn [7-9], giờ Ngọ [11-13], giờ Mùi [13-15], giờ Tuất [19-21], giờ Hợi [21-23]. Nếu có cúng kiếng thì bạn nên tổ chức trong những canh giờ này là tốt nhất.

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Hàn thực 3/3 là gì?

Để hiểu rõ hơn về ngày 3 3 là ngày gì, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày nay là gì ngay sau đây. Theo phong tục Việt Nam, vào ngày Tết Hàn Thực, các gia đình thường sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên.

Theo ý nghĩa của chữ Hán, "Hàn" có nghĩa là lạnh, "Thực" có nghĩa là ăn, do đó Tết Hàn Thực là tết để ăn đồ lạnh. Phong tục này có bắt nguồn từ một câu chuyện xưa ở Trung Quốc.

Câu chuyện kể rằng trong thời Xuân Thu, Vua Tấn Văn Công của nước Tấn phải lưu vong, nay nước Tề mai nước Sở. Một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo phò Vua trong đường đi lánh nạn, khi lương thực cạn kiệt, ông đã lén cắt một miếng thịt đùi của mình để nấu và dâng cho Vua. Sau khi Vua ăn xong, mới biết được hành động của Giới Tử Thôi và rất cảm kích.

Nguồn gốc của ngày 3/3 âm lịch

Giới Tử Thôi đã theo Vua Tấn Văn Công suốt 19 năm, trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, khổ luyện thành tài. Khi Vua giành lại ngôi vương nước Tấn, ông phong thưởng rất hậu cho những người có công nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Tuy nhiên, Giới Tử Thôi không oán trách, coi những việc đó không đáng kể. Ông rời về núi Điền Sơn cùng mẹ và sống ẩn dật.

Sau này, Tấn Văn Công nhớ ra và cử lính đi tìm, nhưng vì không quan tâm đến danh vọng, Tử Thôi đã từ chối quay về để nhận thưởng. Vua đã ra lệnh đốt rừng để ép buộc Tử Thôi quay về, nhưng không ngờ rằng Tử Thôi đã quyết chí, chấp nhận hai mẹ con chết cháy trong rừng. Và ngày hôm đó là ngày 3 tháng 3 âm lịch.

Vua sau này hối hận và lập miếu thờ. Mỗi năm vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, người dân bị cấm sử dụng lửa nấu ăn, thậm chí cỗ cúng cũng phải chuẩn bị từ trước đó, nên gọi là ngày Tết Hàn Thực. Và đây chính nguồn gốc của ngày 3/3 âm là ngày gì.

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, Tết Hàn Thực của người Việt vẫn mang nhiều nét đặc trưng riêng.Đây là dịp để người Việt nhớ về nguồn gốc, tưởng nhớ lòng biết ơn đến tổ tiên. Trong ngày này, người Việt kiêng lửa mà vẫn nấu ăn như mọi ngày. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo ra bánh trôi, bánh chay là món ăn lạnh biểu trưng cho Tết Hàn Thực...

Tục lệ của người Việt trong ngày 3/3 hàng năm

Qua các nội dung trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa ngày 3/3 là ngày gì. Đây là một ngày lễ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với dân tộc ta. Dưới đây là một số các tục lệ của người Việt vào ngày 3/3 âm lịch.

Tục lệ ăn bánh trôi, bánh chay

Hiện nay tại Việt Nam, người ta chỉ thường làm bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực để dùng trong cúng gia tiên. Trong ngày Hàn thực, người Việt thường làm bánh trôi nước để cúng tổ tiên, vì vậy bánh trôi còn được gọi là bánh Hàn thực.

Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, phong tục ăn bánh trôi vào ngày Hàn thực tại Việt Nam có thể đã được nhập vào từ thời kỳ Lê, phổ biến trong thời kỳ Lê Trung Hưng. Vào năm 1773, Lê Quý Đôn đã ghi chép rằng tại nước ta, việc làm bánh trôi nước được coi trọng, mỗi năm vào ngày mồng 3 tháng 3 sẽ làm bánh đó. Người ở miền Bắc cũng có phong tục tương tự, được gọi là Thủy đoàn.

Tục lệ ăn bánh cuốn

Theo ghi chép của Lê Tắc, trong thời Trần, tập tục tết Hàn Thực, người ta thường đem bánh cuốn tặng nhau vào ngày mồng 3 tháng 3. Điều này là một phong tục truyền thống của dân tộc ta.

Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, thời kỳ Trần, thậm chí có thể lên đến thời Lý, người Việt đã thường ăn bánh cuốn và thường đem bánh cuốn tặng cho nhau. Tuy nhiên, thời này vẫn chưa có tục ăn bánh trôi giống như thời Lê Nguyễn trở về sau. Bánh cuốn, hay còn gọi là bánh Xuân thái thái rau, thường có nhân là nhân rau hoặc thịt, cuốn tròn lại, có hình dạng tương tự như bánh cuốn ngày nay.

Mâm cúng Tết Hàn thực 3/3 có gì?

Sau khi tìm hiểu về ngày 3/3 là ngày gì, thì một trong những nội dung quan trọng không thể bỏ qua đó là mâm cúng trong ngày tết này cần chuẩn bị những gì:

Trong mâm cúng Tết Hàn Thực thì bánh trôi và bánh chay là hai món không thể thiếu. Một mâm cúng chuẩn sẽ có 5 hoặc 3 bát bánh trôi, cũng như 3 hoặc 5 bát bánh chay. Cả hai loại bánh này đều được làm từ lúa bội thu, được dâng lên ông bà tổ tiên với hy vọng một năm mới mưa thuận gió hòa. Bánh trôi tượng trưng cho sự may mắn, viên mãn, còn bánh chay thể hiện lòng thanh tịnh và sự tưởng nhớ đến những người đã khuất.

Xem thêm: Bài văn khấn Tết Hàn thực đầy đủ, chuẩn nhất

Mâm cúng ngày 3/3 không thể thiếu bánh trôi và bánh chay

Khi tổ chức bất kỳ lễ cúng nào, lớn hay nhỏ, người Việt không thể thiếu nén hương, bông hoa, và trầu cau để bày trên bàn thờ. Do đó, trong mâm lễ cúng Tết Hàn thực cũng không thể thiếu những vật phẩm này. Về hoa, bạn có thể chọn những bông hoa cúc hoặc hoa hồng để cúng.

Khi chuẩn lễ cúng Phật hoặc tổ tiên, gia chủ luôn phải thay ly nước sạch trên bàn thờ. Nước mang ý nghĩa thể hiện tâm của gia chủ.

Chuẩn bị một mâm cúng hoa quả. Tùy theo mùa, gia chủ có thể chọn 5 loại quả có màu sắc đa dạng như xanh, đỏ, vàng, tím... đại diện cho ngũ hành, để dâng cúng lên bàn thờ tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thảo và mong muốn những điều tốt lành.

Những điều nên làm trong ngày Tết Hàn Thực 3/3

Sau khi đã tìm hiểu về ngày 3/3 là ngày gì thì chắc hẳn bạn cũng biết được những ý nghĩa quan trọng của ngày lễ này. Chính vì thế, vào ngày này, người dân thường thực hiện một số hoạt động sau để tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới. Dưới đây là một số điều nên làm trong ngày Tết Hàn Thực 3/3.

Chuẩn bị mâm đồ cúng

Tết Hàn thực, một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc ta, không chỉ mang ý nghĩa tưởng nhớ đến những người đã khuất mà còn thể hiện tấm lòng thành kính và sự biết ơn với ông bà tổ tiên. Việc chuẩn bị mâm lễ cúng trong dịp này là một nghi thức quan trọng, thể hiện sự trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp.

Việc chuẩn bị mâm lễ cúng không chỉ là một nghi thức tôn giáo mà còn thể hiện sự biết ơn của con cháu với những thế hệ ông cha đã xây dựng nên gia đình, quê hương, đất nước. Đây là dịp để tôn vinh những giá trị đạo đức và truyền thống của tổ tiên. Qua đó, thế hệ trẻ được giáo dục về lòng hiếu thảo, biết ơn và gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Đi tảo mộ

Ngày Tết Hàn Thực là dịp con cháu thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà và tổ tiên. Đây là dịp quan trọng để tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc. Trong ngày này, việc đi tảo mộ không chỉ để thăm viếng và sửa sang mộ phần mà còn thể hiện sự ghi nhớ và tôn vinh tổ tiên. Đây là cách truyền đạt những giá trị tinh thần từ thế hệ trước đến thế hệ sau.

Đi tảo mộ cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự thay đổi của thời gian. Chúng ta cần bảo tồn và truyền dạy cho thế hệ sau những giá trị văn hóa, tinh thần cao quý mà tổ tiên đã để lại.

Nhắc nhở con cháu phải ghi nhớ về cội nguồn

Nhiều người trẻ hiện nay thường không biết về ngày 3/3 là ngày gì, nên nhân dịp này bạn cũng có thể chia sẻ cho họ về này này. Cùng với đó, thế hệ hiện nay thường ít tiếp xúc với câu chuyện, kỷ niệm của người thân đã khuất trong gia đình hoặc dòng họ.

Do đó, Tết Hàn Thực là dịp quan trọng để gia đình sum vầy, chia sẻ những câu chuyện, kỷ niệm về người thân đã qua đời. Điều này không chỉ để tôn vinh và ghi nhớ công lao của họ mà còn để truyền đạt giá trị tinh thần, truyền thống văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ sau.

Tết Hàn thực nhắc nhở con cháu đời sau nhớ về cội nguồn dân tộc

Nói những lời hay, ý đẹp

Ngày lễ Hàn Thực là dịp quan trọng của cả dân tộc, là thời điểm để mọi người trong gia đình sum vầy bên nhau, tôn trọng và biết ơn tổ tiên. Trong ngày này, thay vì những mâu thuẫn hay tranh cãi vô nghĩa, hãy biến ngày Tết Hàn thực thành một ngày sum vầy, tràn đầy tiếng cười và niềm vui

Trong ngày Hàn Thực, đừng để những từ tiêu cực làm suy giảm không khí ấm áp, vui vẻ trong không gian gia đình. Thay vì những lời nói tiêu cực, hãy lan tỏa năng lượng tích cực, sự yêu thương và lòng biết ơn. Hãy cùng nhau nấu những món ăn ngon, thưởng thức những thức quà truyền thống và tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày Tết đặc biệt này.

Hãy để Tết Hàn Thực trở thành một ngày lễ thực sự ý nghĩa, mang đến sự gắn kết, yêu thương và bình yên cho mỗi gia đình. Hãy biến đây thành một ngày để vun đắp những giá trị văn hóa tốt đẹp và tạo nên những kỷ niệm đẹp đẽ cho thế hệ mai sau.

Lời kết

Bài viết này, Sforum đã chia sẻ đến bạn rõ hơn ngày 3/3 là ngày gì, ngày dương của ngày 3/3 âm là ngày gì và nguồn gốc, ý nghĩa của ngày này như thế nào. Hy vọng qua những nội dung mà Sforum chia sẻ bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngày lễ này và có sự chuẩn bị chu đáo nhất dành cho ngày Tết Hàn Thực.

Bạn có thể áp dụng các thiết bị gia dụng tiện nghi để việc chuẩn bị mâm cúng trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Dưới đây là một số lựa chọn bếp điện công suất cao, hiện đại, giúp bạn chuẩn bị các món cúng lễ một cách nhanh nhẹn hơn.

Chủ Đề