Muốn pha 400 ml dung dịch CuSO4 0 2M thì khối lượng CuSO4 cần lấy là

1. Pha chế một dung dịch theo nồng độ mol cho trước [CM]

Tổng quát: Từ muối A, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy pha chế V [ml] dung dịch A nồng độ CM

Bước 1: Tính số mol chất tan có trong dung dịch cần pha chế:

Vì đơn vị của nồng độ mol là mol/lít nên thể tích dung dịch phải đổi về lít, sau đó tính số mol theo công thức: n = CM . V

Bước 2: Từ số mol suy ra khối lượng chất tan [m] cần lấy để pha chế.

Bước 3: Thể tích dung dịch chính là thể tích nước cần dùng để pha chế.

Kết luận: vậy cần lấy m gam A hòa tan vào V [ml] nước cất để tạo thành V [ml] dung dịch A có nồng độ CM

2. Pha chế một dung dịch theo nồng độ phần trăm cho trước [C%]

Tổng quát: Từ muối B, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế m gam dung dịch B có nồng độ C%.

Bước 1: Tính khối lượng chất tan cần pha chế: m1 = mct =

Bước 2: Tính khối lượng nước cần pha chế:

Cần nhớ công thức tính khối lượng dung dịch: mdung dịch = mdung môi + mchất tan

⇒ m2 = mnước = mdung dịch – mchất tan

Kết luận: Vậy cần lấy m1 gam chất B hòa tan vào m2 gam nước để thu được m gam dung dịch B có nồng độ C%.

Ví dụ 1: Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy nêu cách pha chế 75 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 2M?

Lời giải

Tính toán:

Số mol chất tan là: nCuSO4 = CM.V = 2.

= 0,15 mol

Khối lượng chất tan là: mCuSO4 = 160.0,15 = 24 gam

Pha chế: Cân lấy 24 gam CuSO4 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 100 ml. Đổ dần dần nước vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 75ml dung dịch thu được 75ml dung dịch CuSO4 2M

Ví dụ 2: Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế 150 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 7%?

Lời giải

Tính toán:

Khối lượng chất tan là: mCuSO4 =

= 10,5 gam

Khối lượng dung môi nước là: mnước = mdd – mct = 150-10,5 = 139,5 gam

Pha chế: Cân lấy 10,5 gam CuSO4 khan cho vào cốc có dung tích 200ml. Đong 139,5 ml nước cất, đổ dần dần vào cốc và khuấy nhẹ. Ta được 150 gam dung dịch CuSO4 7%

Ví dụ 3: Hãy nêu cách pha chế 200 ml dung dịch KCl 3M

Lời giải

Số mol chất tan là: nKCl = CM.V = 3.

= 0,6 mol

Khối lượng chất tan là: mKCl = 74,5.0,6 = 44,7 gam

Pha chế: Cân lấy 44,7 gam KCl cho vào cốc thủy tinh có dung tích 500 ml. Đổ dần dần nước vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 200ml dung dịch thì thu được 200 ml dung dịch KCl 3M

Câu 1: Để pha chế 300 gam dung dịch AgNO3 5% thì cần:

A. Hòa tan 5g AgNO3 trong 100ml nước

B. Hòa tan 15g AgNO3 trong 300g nước

C. Hòa tan 15g AgNO3 trong 285g nước

D. Hòa tan 15g AgNO3 trong 300ml nước

Đáp án C

Khối lượng AgNO3 chứa trong 300 gam dung dịch 5% là:

mct =

= 15 gam

Khối lượng nước cần lấy là:

mnước = mdung dịch – mchất tan = 300 – 15 = 285 gam

Câu 2: Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là:

A. 5,04 gam

B. 1,078 gam

C. 10,8 gam

D. 10 gam

Đáp án C

Đổi: 400ml = 0,4 lít

Số mol chất tan là: nCuCl2 = CM.V = 0,2. 0,4 = 0,08 mol

Khối lượng chất tan là: mCuCl2 = 135.0,08 = 10,8 gam

Câu 3: Muốn pha 300 ml dung dịch NaCl 2M thì khối lượng NaCl cần lấy là:

A. 35,1 gam.

B. 54,65 gam.

C. 60,12 gam.

D. 60,18 gam.

Đáp án A

Đổi: 300ml = 0,3 lít

Số mol chất tan là: nNaCl = CM.V = 2. 0,3 = 0,6 mol

Khối lượng chất tan là: mNaCl = 58,5.0,6 = 35,1 gam

Câu 4: Để pha 100 gam dung dịch CuSO4 5% thì khối lượng nước cần lấy là

A. 95 gam.

B. 96 gam.

C. 97 gam.

D. 98 gam.

Đáp án A

Khối lượng CuSO4 chứa trong 100 gam dung dịch 5% là:

mct =

= 5 gam

Khối lượng nước cần lấy là:

mnước = mdung dịch – mchất tan = 100 – 5 = 95 gam

Câu 5: Hòa tan 25 g đường với nước được dung dịch có nồng độ 20%. Tính khối lượng nước cần dùng để pha chế dung dịch này ?

A. 85 gam

B. 100 gam

C. 120 gam

D. 125 gam

Đáp án B

Khối lượng dung dịch là: mdd =

= 125 gam

Khối lượng nước cần để pha chế là:

mnước = mdung dịch – mchất tan = 125 – 25 = 100 gam

Câu 6: Để pha chế 100g dung dịch Na2SO4 7% thì khối lượng nước cần lấy là

A. 93 gam

B. 92 gam

C. 90 gam

D. 79 gam

Đáp án A

Khối lượng Na2SO4 chứa trong 100 gam dung dịch 7% là:

mct =

= 7 gam

Khối lượng nước cần lấy là:

mnước = mdung dịch – mchất tan = 100 – 7 = 93 gam

Câu 7: Một người tiến hành pha một dung dịch như sau: Cân lấy 16 gam CuSO4 khan cho vào cốc thủy tinh, sau đó đổ nước từ từ vào cốc cho tới vạch 200ml. Khuấy nhẹ dung dịch để chất rắn tan hết. Dung dịch thu được có nồng độ là:

A. 1M

B. 0,5M

C. 0,1M

D. 5M

Đáp án B

Số mol chất tan là: nCuSO4 =

= 0,1 mol

Nồng độ mol của dung dịch là:

Áp dụng công thức: CM =

=
= 0,5M

Câu 8: Hòa tan đường với nước được 250 gam dung dịch đường 10%. Tính khối lượng nước cần để pha chế dung dịch

A. 250 gam

B. 225 gam

C. 50 gam

D. 275 gam

Đáp án B

Khối lượng đường có trong dung dịch là: mct = 250.10% = 25 gam

Khối lượng nước cần để pha chế là:

mnước = mdung dịch – mchất tan = 250 – 25 = 225 gam

Câu 9: Để pha chế 450 ml dung dịch CuCl2 0,1M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là:

A. 6,025 gam

B. 6,075 gam

C. 10,8 gam

D. 8,6 gam

Đáp án B

Đổi: 450ml = 0,45 lít

Số mol chất tan là: nCuCl2 = CM.V = 0,1. 0,45 = 0,045 mol

Khối lượng chất tan là: mCuCl2 = 135.0,045 = 6,075 gam

Câu 10: Pha chế 250 ml dung dịch muối ăn NaCl 2M thì khối lượng NaCl cần lấy là:

A. 29,25 gam.

B. 54,65 gam.

C. 58,5 gam.

D. 60,18 gam.

Đáp án A

Đổi: 250ml = 0,25 lít

Số mol chất tan là: nNaCl = CM.V = 2. 0,25 = 0,5 mol

Khối lượng chất tan là: mNaCl = 58,5.0,5 = 29,25 gam

Câu 11: Muốn pha 400ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là: A. 1,078 gam B. 10,8 gam C. 5,04 gam D. 10 gam Câu 12: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế? A. CuO + H2 t  Cu + H2O. B. Mg + 2HCl  MgCl2 + H2. C. Ca[OH]2 + CO2  CaCO3 + H2O. D. Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu. Câu 13: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế? A. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu. B. 3Fe + 2O2  o t Fe3O4. C. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O. D. 2H2 + O2  o t 2H2O. Câu 14: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế? A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2. B. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu. C. CuO + H2  o t Cu + H2O. D. Ca[OH]2 + CO2  o t CaCO3 + H2O. Câu 15: Xét các phát biểu: 1. Hiđro ở điều kiện thường tồn tại ở thể lỏng. 2. Hiđro nhẹ hơn không khí 0,1 lần. 3. Hiđro là một chất khí không màu, không mùi, không vị. 4. Hiđro tan rất ít trong nước. Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 16: Tính độ tan của K2CO3 trong nước ở 20°C. Biết rằng ở nhiệt độ này hòa tan hết 45 gam muối trong 150 gam nước thì được dung dịch bão hòa A. 12 gam B. 20 gam C. 30 gam D. 45 gam Câu 17: Muốn chất rắn tan nhanh hơn trong nước thì: A. Khuấy dung dịch B. Đun nóng dung dịch C. Nghiền nhỏ chất rắn D. Cả 3 phương án trên đều đúng Câu 18: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hoá hợp A. CaO +H2O  o t Ca[OH]2 B. CO2 + Ca[OH]2  o t CaCO3 +H2O C. 2KMnO4  o t K2MnO4 + MnO2 + O2 Trang 3/4 – Mã đề thi 132 D. CuO + H2  o t Cu + H2O Câu 19: Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì? A. Dung môi B. Chất tan C. Chất bão hòa D. Chất chưa bão hòa Câu 20: Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm axit? A. HCl, NaOH. B. CaO, H2SO4. C. H3PO4, HNO3. D. SO2, KOH. Câu 21: Muốn điều chế 24 gam đồng bằng cách sử dụng H2 khử CuO thì thể tích khí H2 [đktc] cần phải dùng là: A. 8,4 lít. B. 12,6 lít. C. 4,2 lít. D. 16,8 lít. Câu 22: Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối? A. CaSO4 ; HCl ; MgCO3. B. H2O ; Na3PO4 ; KOH. C. MgCl2 ; Na2SO4 ; KNO3. D. Na2CO3 ; H2SO4 ; Ba[OH]2. Câu 23: Khí H2 dùng để nạp vào khí cầu vì: A. Khí H2 là đơn chất. B. Khí H2 có tính khử. C. Khí H2 là khí nhẹ nhất. D. Khí H2 khi cháy có tỏa nhiệt. Câu 24: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất: A. Khí oxi nặng hơn không khí B. Khí oxi dễ trộn lẫn với không khí C. Khí oxi nhẹ hơn không khí D. Khí oxi ít tan trong nước Câu 25: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4 hoặc KNO3. Vì lí do nào sau đây? A. Phù hợp với thiết bị hiện đại B. Dễ kiếm, rẻ tiền C. Không độc hại D. Giàu oxi và dễ phân huỷ ra oxi Câu 26: Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí? A. Sự cháy của than, củi, bếp ga B. Sự quang hợp của cây xanh C. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt D. Sự hô hấp của động vật Câu 27: Hòa tan 50 g đường với nước được dung dịch đường 10%. Tính khối lượng nước cần cho pha chế dung dịch A. 50 gam B. 450 gam C. 500 gam D. 250 gam Câu 28: Đốt cháy 3,1g photpho trong bình chứa 5g oxi. Sau phản có chất nào còn dư? A. Hai chất vừa hết B. Photpho C. Không xác định được D. Oxi Câu 29: Tên muối KMnO4 là: A. Kali clorat B. Kali pemanganat C. Kali sunfat D. Kali manganat Câu 30: Độ tan là gì? A. Số kilogam chất đó tan được trong một lít nước để tạo ra dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định B. Là số gam chất đó tan ít nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định C. Là số gam chất đó tan nhiều nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định D. Là số gam chất đó không tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt

độ xác định

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề