Năng suất trung bình của cây ngô năm 2024

Vụ mùa năm 2021 trên địa bàn xã Nam Hòa đã gieo cấy được 520,62 ha cây lúa và 5,07 ha cây ngô với cơ cấu giống chủ yếu các giống lúa lai BTE1, TH3-5...các giống lúa thuần và giống ngô lai.

Đề đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp vụ mùa năm 2021, ngày 29/09/2021 UBND xã Nam Hòa phối hợp với Phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn, trung tâm dịch vụ nông nghiệp và các phòng ban liên quan của huyện Đồng Hỷ tổ chức thăm đồng ước tính năng suất cây lương thực và cây màu vụ mùa năm 2021. Kết quả thăm đồng ước tính như sau: Cây lúa năng suất trung bình 58,2 tạ/ha, cây ngô: Năng suất: 50 tạ/ha; Cây màu [Đỗ tương: Năng suất 18 tạ/ha, cây lạc: Năng suất 18 tạ/ha].

Nhìn chung sản xuất nông nghiệp vụ mùa năm 2021 trên địa bàn xã đều đạt và vượt kế hoạch giao.

Cây ngô không thể tiếu được trong cơ cấu cây lương thực của tỉnh Bắc Kạn. Với địa hình, thổ những phù hợp, ngô được trồng ở mọi nơi, trên đồi, soi bãi và cả trên ruộng. Tuy nhiên, việc quy hoạch phát triển, đầu tư thâm canh cây ngô vẫn đang còn hạn chế, chủ yếu vẫn do người dân tự gieo trồng.

Thực trạng và tiềm năng

Giống mới có tính quyết định

Ngô là cây dễ trồng. Điều này thì người nông dân Bắc Kạn ai cũng hiểu. Trước đây, người dân chủ yếu gieo trồng giống ngô địa phương năng suất thấp, trung bình chỉ 24 - 25 tạ/ha, diện tích trồng cũng không lớn, toàn tỉnh chỉ khoảng 6.000 ha. Từ ngày tái lập tỉnh, diện tích trồng ngô đã tăng lên nhanh, đến nay khoảng hơn 16.000 héc ta. Việc tích áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới nhất là ngô lai vào gieo trồng cũng được chú trong, từ đó đã đưa năng suất trung bình lên 40/ha. Ngô trồng trên ruộng, soi bãi năng suất cao hơn, 60- 70 tạ/ha.

Hiện nay các giống ngô cho năng suất cao được gieo trồng đại trà trên đồng ruộng gồm các dòng Bioseed, CP, NK, AG, ngô nếp lai MX4, MX10… Ngô được trồng chủ yếu vào vụ xuân [trên 10.000ha] giúp người dân khắc phục được tình trạng thiếu nước ở những chân ruộng cao không thể cấy lúa, cho thu nhập ổn định.

Cây ngô [nhất là ngô lai] tại nhiều nơi trở thành cây xóa nghèo, làm giàu. Đơn cử như thôn Thôm Mèo, xã Xuân La [Pác Nặm], từ vài chục héc ta ban đầu đến nay diện tích cây ngô của Thôm Mèo đã phát triển lên đến hơn 100 héc ta. Cây ngô lai bén đất Thôm Mèo và là nguồn động lực to lớn làm thay đổi cuộc sống phần lớn các hộ dân nơi đây. Thôm Mèo từ đó trở thành là một trong những thôn có diện tích cây ngô đồi lớn nhất của huyện Pác Nặm. Chuyện những nông hộ ở Thôm Mèo có thu nhập vài chục triệu đồng trở lên từ cây ngô trong một năm không còn là hiếm.

Người dân xã Cường Lợi [Na Rì], thu hoạch, bảo quản ngô.

Trong vòng 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng về diện tích và sản lượng của cây ngô ở Bắc Kạn rất ổn định. Diện tích trồng từ hơn 15.800ha vào năm 2010 đã tăng lên hơn 16.600ha vào năm 2014. Hầu hết các địa bàn [trừ thành phố Bắc Kạn và Bạch Thông] đều có diện tích tiệm cận trên dưới 3.000ha. Dẫn đầu là Na Rì với hơn 3.500ha; Pác Nặm gần 3.000ha; Ba Bể hơn 2.500ha… Năng suất ngô bình quân tăng từ hơn 36 tạ/ha lên hơn 38 tạ/ha. Ba Bể và Ngân Sơn đứng đầu về năng suất với con số hơn 40 tạ/ha. Tổng sản lượng ngô hạt từ hơn 57.000 tấn năm 2010 tăng lên hơn 64.000 tấn vào năm 2014.

Kỹ thuật canh tác còn thấp

Có thể nói, dù là cây lượng thực quan trọng, nhưng cây ngô vẫn chưa được chú trọng đầu tư phát triển đúng mức. Việc gieo trồng, thâm canh hiện nay chủ yếu theo hướng tự phát trong nhân dân.

So với các cây trồng khác thì giá trị kinh tế mà cây ngô mang lại là khá cao và có thị trường ổn định, mỗi héc ta trồng ngô thâm canh sau 3 tháng có thể mang về cho người nông dân nguồn lợi không dưới 10 triệu đồng [sau khi đã trừ các chi phí] đó là chưa nói thân ngô còn có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc làm chất đốt rất tốt. Tuy nhiên, năng suất cây ngô ở Bắc Kạn lại chưa đạt mức ngưỡng tối đa dù rằng khí hậu, điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi.

Đồng chí La Thị Huyền, Phó Chủ tịch UBND huyện Bạch Thông cho biết: Dù chủ chỉ trồng tên đất soi, bãi nhưng hàng năm Bạch Thông vẫn có hơn 570ha ngô xuân và khoảng 700ha ngô vụ mùa. Năng suất cây ngô soi bãi ở Bạch Thông gần 40 tạ/ha. Tuy nhiên, hầu hết nông dân chưa áp dụng đúng kỹ thuật mà ngành nông nghiệp khuyến cáo. Mặt khác, việc tiêu thụ ngô hạt chủ yếu dành cho chăn nuôi hộ gia đình hoặc bán nhỏ lẻ với giá thấp nên để phát triển ngô hàng hóa ở mức độ lớn là khó khăn.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn Nguyễn Đình Điệp cho biết: Do diện tích trồng ngô của tỉnh chủ yếu là ngô đồi nên việc áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật theo khuyến cáo là rất khó khăn. Vì thế năng suất ngô đồi hiện trung bình chỉ đạt hơn 40 tạ/ha, tuy có chiều hướng tăng dần qua các năm nhưng chậm. Tuy nhiên, ông Điệp cũng khẳng định: Tiềm năng để phát triển cây ngô hàng hóa với Bắc Kạn còn lớn hơn cây lúa nếu như thực hiện được đồng bộ các giải pháp.

Để cây ngô trở thành hàng hóa

Thị trường tiêu thụ ngô hạt hiện nay là rất rộng lớn, nước ta phải nhập ngô để phục vụ cho sản xuất thức ăn gia súc cho ngành chăn nuôi. Không chỉ trước mắt mà về lâu dài thị trường tiêu thụ ngô vẫn còn rất rộng mở bởi lẽ ngô không chỉ để chế biến thức ăn gia súc mà còn là nguồn nguyên liệu cho năng lượng sinh học– nguồn năng lượng sạch. Chỉ riêng chế biến thức ăn gia súc mỗi năm một nhà máy loại lớn ở nước ta có thể tiêu thụ khoảng hơn 3 triệu tấn ngô hạt, trong khi đó nguồn cung nội địa chỉ mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 3/2016 đạt 912.000 tấn với giá trị đạt 183 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu ngô 3 tháng đầu năm 2016 đạt 2,18 triệu tấn với giá trị đạt 433 triệu USD, tăng 23,6% về khối lượng và tăng 5,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Trong điều kiện như vậy có lẽ Bắc Kạn nên chú trọng đầu tư thâm canh sản xuất ngô, nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phương và hướng tới mục tiêu tạo nguồn hàng hóa lớn xuất bán ra ngoài tỉnh.

Giữ ổn định diện tích, tập trung nâng cao năng suất là điều quan trọng. [ảnh: Người dân xã Văn Minh, huyện Na Rì chăm sóc cây ngô].

Nhưng để hạt ngô trở thành hàng hoá cần có sự quy hoạch, đầu tư giống mới, kỹ thuật thâm canh và phải thay đổi thói quen canh tác quá lạc hậu của người dân nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn, cây ngô có lợi thế lớn để phát triển thành hàng hóa, lại không bị bó hẹp về thị trường tiêu thụ. Do đó trong thời gian tới đây vẫn là cây trồng chủ lực vừa góp phần bảo đảm an ninh lương thực, vừa phát huy tiềm năng đất đai của địa phương để phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cùng với quy hoạch phát triển vùng, mở rộng diện tích cần tập trung chuyển giao kỹ thuật thâm canh cho bafcon nông dân, từ đó tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Theo tính toán của các nhà khoa học nông nghiệp, năng suất cây ngô soi bãi có thể đạt ngưỡng tối đa khoảng 10 tấn/héc ta. Hiện tại, năng suất ngô vụ xuân của Bắc Kạn đạt trung bình 43 tạ/héc ta; ngô vụ mùa đạt 38 tạ/héc ta. So với trung bình các tỉnh phía Bắc, năng suất này đang ở mức khá. Mục tiêu của ngành nông nghiệp là đưa năng suất trung bình toàn tỉnh lên 45 tạ/héc ta. Như vậy, tổng sản lượng ngô hạt toàn tỉnh sẽ còn tăng cao hơn.

Tiềm năng là như vậy, nhưng để thành hiện thực lại là chuyện không đơn giản. Để cây ngô Bắc Kạn thật sự trở thành hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao thì trước tiên phải áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào. Cùng với đó là phải thực hiện việc liên kết "bốn nhà" nhằm tiêu thụ ổn định cho người dân.

Thực hiện định hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong danh mục các dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2015 – 2020, Bắc Kạn đã đề ra nhiều dự án gắn nhiều với tiêu thụ sản phẩm ngô hạt. Đó là dự án Đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc; Đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa; Đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản. Các ngành chức năng cũng đang chủ động xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm ngô với thị trường trong nước.

Tại hội nghị giao ban tháng 3, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Hiệp cũng cho biết: Tỉnh ủy đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về sản xuất nông nghiệp hàng hóa để trình Ban Chấp hành xem xét trong kỳ họp tới. Trong đó, nội dung trọng tâm là tái cơ cấu mạnh mẽ ngành nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa và phát triển các Hợp tác xã. Tái cơ cấu không phải làm theo kiểu cũ mà phải tính toán lại, phải đưa một số loạt cây trồng mới vào sản xuất ở địa phương; tái cơ cấu cả đội ngũ cán bộ. Như vậy, những cây trồng chính ở Bắc Kạn nói chung và cây ngô Bắc Kạn nói riêng đang có triển vọng tốt để phát triển trở thành hàng hóa lớn, mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân và kinh tế của tỉnh./.

Chủ Đề