Nên học ý hay công nghệ thông tin

Bài viết được sự cho phép của BBT anonyviet.com

Hiện tại tác giả Nguyen An của bài viết này đang học Thạc sĩ Công nghệ thông tin và có rất nhiều bạn bè đã và học xong CNTT trong lẫn ngoài nước. Tác giả sẽ review cho 1 số bạn trẻ mới thi đại học xong về ngành này thông qua Kinh nghiệm học Công nghệ thông tin của mình để bạn nắm được những nội dung cơ bản nhất về ngành này.

Bạn nên hỏi các anh chị đi trước về trường sẽ dạy gì? Rồi tự hỏi liệu bạn thân có thích với nó hay không? Chứ mỗi người mỗi khả năng học khác nhau. Đừng đặt trọng tâm ý kiến của 1 vài người rồi nhận xét trường dạy tệ hay không ngon.

Nên đặt nặng vấn đề kiến thức hơn chất lượng vật tư. Ngày xưa mình thấy là đi phỏng vấn người ta hay nhìn vào hồ sơ xem “thằng/con này học trường gì” rồi quy ra chất lượng. Nhưng xin phép nói thẳng với riêng ngành CNTT là “KHÔNG”. Vì khi phỏng vấn, người ta sẽ test bạn từ A-Z và xem bạn có đáp ứng như nào thì nhận hay từ chối. Đơn giản là ngành này cần sự rèn dũa rất nhiều. Bằng đại học đôi khi chỉ là 1 tấm vé mà thôi.

  5 công nghệ huyền thoại sẽ không bao giờ lỗi thời!

Kinh nghiệm học Công nghệ thông tin là không khó cũng không dễ, yêu cầu cần tư duy tốt 1 chút, rất phù hợp với mấy bạn giàu trí tưởng tượng để sau này có thể tự chạy code trong đầu. Và điều các bạn cần quan tâm trong khi học ngành này là “Mọi môn học đều liên quan tới nhau”. Ví dụ bạn dốt 1 môn Nền tảng thì lên chuyên ngành gặp môn liên quan thì bạn có học cũng chả hiểu vẹo gì.

Nói sơ qua nội dung học tại các kì ở trường [mình tổng hợp từ Đà Lạt, Vinh, TU, HTW của Đức]

+ Đa số mấy kì đầu [1-4] các bạn sẽ bị mấy môn “Đại Cương [Toán cao cấp, toán rời rạc, vật lý, xác suất,..]” và “Nền tảng [làm wen với C++[ hoặc C/Java], mạng máy tính, hướng đối tượng, trí tuệ nhân tạo,…]” vã liên tục vào mồm. Bạn nào trâu bò thì trụ nổi. Còn yếu thì toang [đa số do ỉ y hoặc lười]. Vì vậy tỉ lệ bỏ học cao ở giai đoạn này.

+ Tầm kì 4- 6/8/10 tùy trường thì các bạn có thể được chọn chuyên ngành “Net/Soft/Hard”[tùy trường]. Từ những kì này sẽ toàn là học môn chuyên ngành [học rất thích]. Nếu các bạn chịu theo học các môn nền tảng từ đầu đến cuối thì mình “CHẮC CHẮN” sẽ không gặp bất cứ khó khăn nào.

*Ý kiến riêng* Nên chọn Soft [Phần mềm] hoặc Hard để dễ xin việc sau này vì độ đa dạng công việc của nó rất cao. Network rất khó xin vì ngoài việc cần kỹ năng yêu cầu sự tin tưởng nữa [nghe Thầy mình nói vậy].

Xem thêm:  Download tài liệu “Những Điều Cần Biết Về Nghề CNTT” của Bộ TT&TT

Vì mình đi theo Soft nên sẽ review về Soft: [Nội dung tùy vào trường, nhưng mình sẽ nói chung chung]

Soft thì thiên về học những thứ liên quan tới lập trình các Ứng dụng như Web app, Software, Android app,…

Các môn chủ đạo của ngành này [Bạn phải nắm vững vì các môn khác được xây dựng lên từ các môn này]. Độ khó từ 1-5*

Ai không học dc môn này thì TOANG 1000000% các môn khác. Thông qua môn này các bạn sẽ học dc cách thức lập trình hiệu quả cũng như có cái nhìn về mối liên quan giữa đối tượng dữ liệu và đối tượng ngoài đời. Đặc biệt là môn này gần như là NỀN TẢNG cho tất cả môn khác.

Môn này khá được nhiều bạn quan tâm và thích thú. Đơn giản vì việc làm về nó thì bao la luôn. Tùy trường mà các bạn sẽ dạy các ngôn ngữ khác nhau [HTML, CSS, JS || và 1-3 ngôn ngữ Backend: C#, Java, PHP,….]. Nếu muốn xin việc ngon thì phải trau dồi thêm các công nghệ/framework/thư viện liên quan.

Đây là môn buộc ai cũng phải biết, phải hiểu, nắm vững. Giup chúng ta làm quen cấu trúc lưu trữ dữ liệu và hiểu cách thức lưu trữ/truy vấn dữ liệu.

Đa số là lý thuyết và học về các mẫu thiết kế lập trình đã dc các chuyên gia kiểm duyệt. Bạn nào giỏi về nó thì nhìn code rất chuyên nghiệp. Mấy cha nội Phỏng vấn rất thích phỏng vấn và vặn mấy cái này.

Theo Nguyen An – Góc IT – Cùng học lập trình

Bài viết gốc được đăng tải tại anonyviet.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn tại TopDev

Hiện nay, có không ít các bạn trẻ lựa chọn ngành học cũng như nghề nghiệp tương lai theo sự thúc ép, sắp đặt của gia đình, theo cảm nhận và thậm chí là theo cả xu thế,… chuyện này đã không còn quá xa lạ với các bạn trẻ ngày nay. Tuy nhiên, cũng có không ít các bạn trẻ đã biết cách chọn lọc và thu thập thông tin bổ ích từ các trang mạng, hay có thể là học hỏi và tham khảo ý kiến của các anh chị đi trước đã có kinh nghiệm nhằm đưa ra cho bản thân sự lựa chọn tối ưu nhất.

Có Nên Học Công Nghệ Thông Tin Hay Không?

Có một thông tin thú vị được trích dẫn từ khuôn khổ sự kiện “Chúng ta cùng lập trình” [#WeSpeakCode] 2015 của Microsoft mà các bạn có thể tham khảo chính là: “ 91% số sinh viên nghĩ rằng CNTT là một lựa chọn nghề nghiệp tốt cho họ, 95% có nhu cầu muốn biết về CNTT nhiều hơn; 57% cho biết đã học CNTT từ các hướng dẫn trực tuyến; 97% sinh viên không hài lòng nếu cho rằng CNTT chỉ dành cho nam giới”.

Vậy trong số chúng ta, có bao nhiều người thật sự hiểu hết về công nghệ thông tin, hay chỉ là các suy nghĩ và thông tin mơ hồ? Hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về lĩnh vực này thông qua bài viết sau.

1. Thế nào là công nghệ thông tin?

Công nghệ thông tin [Information Technology] là sự tổ hợp của các công cụ và phương tiện kỹ thuật hiện đại, các phương pháp khoa học [ chủ yếu là các kỹ thuật về lĩnh vực viễn thông cũng như máy tính] với mục đích chính là tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên tiềm năng và phong phú trong toàn bộ lĩnh vực của xã hội và cả các hoạt động của con người.

Nhu cầu việc làm ngành công nghệ thông tin tăng trưởng mạnh mẽ theo từng năm

Có 5 chuyên ngành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bao gồm: kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính, mạng máy tính truyền thông, hệ thống thông tin, kỹ thuật máy tính. Các doanh nghiệp có thể thực thi các chiến lược kinh doanh bằng cách sử dụng 4 chiến lược cốt lõi mà công nghệ thông tin mang lại, như sau: kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất, cung cấp thông tin, quá trình tự động kinh doanh. Yêu cầu đối với người làm trong ngành này cũng có các tiêu chí nhất định: có khả năng tiếp cận công nghệ mới, tư duy nhạy bén, say mê công việc thiết kế, độc lập sáng tạo, tư duy logic.

2. Học gì trong lĩnh vực công nghệ thông tin?

Nói chung, ngành công nghệ thông tin cũng như các ngành khác, các bạn theo học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức chung như phần mềm, khoa học tự nhiên, lập trình, các kiến thức cơ bản như mạng máy tính, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, an toàn và bảo mật hệ thống thông tin,… bên cạnh đó, một số kiến thức chuyên ngành chuyên sâu sau đây cũng sẽ được nhà trường cung cấp cho các bạn: khoa học máy tính, hệ thống thông tin, mạng và truyền thông máy tính, công nghệ truyền thông.

3. Cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Nhu cầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin luôn luôn là rất lớn vì lý do là ngành này luôn phát triển với tốc độ nhanh chóng, thay đổi từng ngày, từng giờ. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, công ty hay tổ chức đều cần có nguồn nhân lực về mảng công nghệ thông tin. Đặc biệt hơn chính là các bạn sinh viên theo học ngành này hoàn toàn có thể lựa chọn lĩnh vực phù hợp với khả năng của bản thân do đây là một ngành có phạm vi rất rộng.

Nhân sự ngành công nghệ thông tin đang thiếu và yếu

4. Sinh viên tốt nghiệp công nghệ thông tin có thể làm những gì?

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có rất nhiều công việc hấp dẫn để cho bạn lựa chọn, như sau:

– Trở thành lập trình viên phần mềm: Là người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm;

– Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: Là người trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra;

– Chuyên viên kỹ thuật phần cứng máy tính, phân tích thiết kế hệ thống, quản trị mạng, quản lý dữ liệu,…;

– Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin.

5. Những nơi mà sinh viên ngành công nghệ thông tin có thể làm việc

Một số nơi mà các bạn có thể làm việc sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin:

– Các công ty phần mềm;

– Các công ty sản xuất, sữa chữa và lắp ráp trang thiết bị phần cứng;

– Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp;

– Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng;

– Bộ phận Quản trị mạng và hệ thống, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như xí nghiệp công nghệ cao, nhà máy, ngân hàng,…

Ngành công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, do vậy cơ hội mở rộng và phát triển sự nghiệp của bạn cũng sẽ luôn rộng mở bởi đi đôi với sự phát triển đó thì những vấn đề nảy sinh về an ninh mạng như virus, hacker,… cũng ngày một nhiều hơn.

6. Ngành công nghệ thông tin có mức lương ra sao?

So với rất nhiều ngành khác hiện nay, các bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự chênh lệch đáng kể về mức lương của lĩnh vực công nghệ thông tin khi dạo qua một lượt các trang tuyển dụng hoặc các trang giới thiệu việc làm. Mức lương tối thiểu của một lập trình viên mới ra trường có thể đạt đến 3 triệu/ tháng, đây hoàn toàn là một mức lương hợp lý thay vì sự đòi hỏi quá cao. Còn đối với một lập trình viên đã tốt nghiệp 2 – 3 năm thì 5 – 6 triệu/ tháng là mức thu nhập cơ bản nhất. Đặc biệt hơn, nếu may mắn các bạn sẽ có cơ hội được làm việc cho các công ty, tập đoàn nước ngoài với mức lương vô cùng hấp dẫn tính bằng dola Mỹ.

Lương ngành công nghệ thông tin luôn ở mức cao so với các ngành khác

7. Ngành công nghệ thông tin có tương lai nghề nghiệp như thế nào?

Một số công việc liên quan đến chuyên ngành công nghệ thông tin mà sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện và tham mưu bao gồm: thiết kế phần mềm và cơ sở dữ liệu, lập trình, kỹ thuật phần cứng máy tính, phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu và mạng, lập trình hệ thống thông tin, lập dự án xây dựng các phần mềm ứng dụng,…

Hơn thế nữa, các bạn cũng có thể tham gia vào một số công việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường ĐH, CĐ, TCCN có đào tạo ngành hoặc chuyên ngành về công nghệ thông tin; các phòng chức năng trong các cơ quan, công ty, trung tâm phụ trách công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, đối với ngành công nghệ thông tin, các bạn phải đối mặt với áp lực rất cao, bởi vì đây là lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức không chỉ riêng những gì học được trên giảng đường đại học hay cao đẳng.

Đây là lĩnh vực luôn có sự đổi mới và nhật từng ngày từng phút, do đó đòi hỏi ở bạn phải có kỹ năng học tập, trau dồi và tiếp thu cái mới liên tục, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ phải tốt vì hầu hết các tài liệu mới về công nghệ thông tin đều được cập nhật bằng tiếng anh sớm nhất.

Công nghệ thông tin cũng là một ngành có tuổi nghề khá ngắn ngủi, công việc lập trình chỉ diễn ra khi bạn ở độ tuổi trước 35, sau đó việc này sẽ mang lại nhiều mệt mỏi và áp lực cho bạn. Tuy vậy, bạn không cần quá lo lắng, vì nếu bạn đủ khả năng bạn có thể vươn lên để chạm tới các cơ hội lớn hơn như chức vụ quản lý, hoặc một chuyên gia bán hàng thuộc lĩnh vực này nếu như bạn có tố chất về giao tiếp, hoặc trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực công nghệ chuyên biệt nào đó ví dụ như chuyên gia giải pháp, chuyên gia bảo mật, chuyên gia hệ thống,…

Nhìn chung, đối với các bạn học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa sự lựa chọn của cuộc đời, các bạn nên cân nhắc thật kỹ để chọn được ngành nghề phù hợp với khả năng cũng như điều kiện của bản thân. Còn nếu các bạn có đam mê và muốn theo học ngành công nghệ thông tin thì tốt nhất hãy tìm hiểu thật kĩ về nó trước khi lựa chọn.

Video liên quan

Chủ Đề