Nẹt pô bị phạt bao nhiêu tiền?

Hiện nay, tại một số nơi vẫn còn xuất hiện tình trạng thanh niên nẹt pô rú ga trên đường gây ồn ào, mất an ninh trật tự. Hành vi nẹt pô, rú ga liên tục gây đến nhiều phiền toái cho người đi đường cũng như cộng đồng dân sư sinh sống xung quanh.

Thực tế, có không ít vụ việc vì tiếng nẹt pô lớn khiến người đi đường giật mình dẫn đến tai nạn. Thậm chí trong khu dân cư vẫn thường có các xe mô tô phân khối lớn đi vào, nẹt pô ầm ĩ ảnh hưởng đến giờ người dân. Không chỉ những xe mô tô phân khối lớn mới gắn những chiếc pô “khủng” để thị uy người đi đường mà một số người điều khiển các loại ô tô thể thao [hoặc siêu xe] cũng thường dùng pô “độ” nhằm tạo ra tiếng kêu lớn. Vậy việc bấm còi, rú ga tạo ra tiếng âm thanh động cơ lớn quá mức bình thường trong khu dân cư có được gọi là vi phạm pháp luật và quy định mức xử phạt ra sao. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Nẹt pô, rú ga trên đường có bị phạt không ?

Hành vi bấm còi, nẹt pô, rú ga liên tục trong khu dân cư sẽ bị xử lý hành chính với các mức phạt khác nhau, quy định cụ thể tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy. Căn cứ Điểm c Khoản 3 Điều 6:

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c, Bấm còi, rú ga [nẹt pô] liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô. Căn cứ Điểm b Khoản 3 Điều 5:

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b, Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng. Căn cứ Điểm d Khoản 3 Điều 7:

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d] Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

Xử phạt như thế nào khi tự ý thay đổi đặc tính xe

Ống pô và vị trí lắp đặt do nhà sản xuất thiết kế sẵn phù hợp với từng loại xe. Dù vậy, không ít chiếc xe mô tô, ô tô được người sử dụng “độ” lại để tăng âm thanh theo sở thích. Chủ nhân của những chiếc xe có tiếng kêu “khủng” này lý giải, đây vừa là đam mê vừa “nâng cấp”, lên đời cho phương tiện nhằm thể hiện cá tính và “đẳng cấp” của bản thân. Tuy nhiên việc tự ý thay đổi đặc tính xe là vi phạm quy định. Cụ thể:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

b] Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

c] Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;”.

Như vậy, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Khi tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính xe.

Quy định về xử phạt lỗi điều khiển xe máy không sử dụng bộ phận giảm thanh

Căn cứ Điểm đ Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ] Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;.”

Theo đó, với lỗi điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Tóm lại, các lỗi vi phạm của bạn sẽ xử phạt độc lập với nhau, nên mỗi lỗi vi phạm bạn sẽ bị phạt tiền với từng lỗi đó theo như mức phạt nêu trên.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “ Nẹt pô, rú ga trên đường có bị phạt không ?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nẹt pô, rú ga là gì?

Nẹt pô xe là hành động người điều khiển phương tiện dùng động tác bóp côn rồi rồ ga mạnh làm động cơ gầm rú tạo nên tiếng máy to trong khi xe không di chuyển hoặc chạy chậm.Tùy theo từng loại xe mà có tiếng “nẹt pô” khác nhau, nhưng nhìn chung đó là âm thanh rất to và khó chịu do tiếng động cơ gây ra.

Nẹt pô khi đi trong khu đô thị có bị tước quyền sử dụng GPLX hay không

 Theo quy định của pháp luật thì các trường hợp được phép nộp phạt tại chỗ là các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính [phạt tiền] không lập biên bản:
– Phạt cảnh cáo
– Phạt tiền từ 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng với tổ chức. Các vi phạm này chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung khác.
Theo đó, đối với lỗi nẹt pô trong khu đô thị thì bạn sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, mức phạt này cao hơn 250.000 đồng đối mức được nộp phạt tại chỗ đối với cá nhân. Do đó, trong trường hợp này, lỗi của bạn sẽ được lập thành biên bản và bạn không được nộp phạt tại chỗ.

5/5 - [10 bình chọn]

Độ còi cho xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?Tự ý thay đổi khung hình dáng đặc tính của xe bị xử phạt thế nào?Xử phạt về hành vi điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe

Nẹt pô phạt bao nhiêu tiền?

Như vậy, theo quy định của pháp luật, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy khi liên tục rú ga [nẹt pô] trong khu đô thị sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Thay pô bị phạt bao nhiêu?

Theo điểm c Khoản 5 Điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-Cp quy định về mức xử phạt hành chính với hành vi độ pô cụ thể. 'Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 - 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự như xe mô tô.

Bấm còi rú ga liên tục phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: b] Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; ...

Đi xe máy không gương phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt không gương đối với xe máy là từ 100.000 đến 200.000 đồng. Đây là mức phạt cao hơn so với mức phạt cũ là 80.000 đến 100.000 đồng. Người điều khiển xe máy nếu không có gương bên phải sẽ không bị phạt. Với lỗi không gương, người vi phạm được nộp phạt trực tiếp mà không cần phải đến Kho Bạc nhà nước để nộp phạt.

Chủ Đề