Nếu cách dập tắt đám cháy

Đăng bởi: Hoàng Quân Phát[] | Last updated 2016-08-01

1. Điều kiện dập tắt đám cháy.

Dập tắt đám cháy là triệt tiêu quá trình cháy ở mọi hình thức cả quá trình cháy khuếch tán đồng thể và quá trình cháy dị thể.

Một đám cháy được duy trì nếu nó được cung cấp một lượng nhiệt/ năng lượng nhất định, ở đám cháy thì số năng lượng này chính là nguồn nhiệt lượng mà quá trình cháy sinh ra, tức là sản phẩm của phản úng sinh nhiệt trong các đám cháy.

Để dập tắt đám cháy, cần phải ngăn chặn phản ứng sinh nhiệt xảy ra trong vùng cháy.

Ở điều kiện cân bằng nhiệt, trong vùng cháy có nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ cháy hay độ cân bằng nhiệt. Nhiệt độ này không phải là đại lượng không đổi mà nó thay đổi theo sự thay đổi của vận tốc sinh nhiệt và vận tốc truyền nhiệt vào môi trường xung quanh của vùng cháy.

Khi tăng quá trình sinh nhiệt thì nhiệt độ cháy cũng tăng lên tới giá trị mới mà quá trình truyền nhiệt vào môi trường xung quanh cũng tăng lên đến một giá trị cân bằng nhiệt mới nào đó tương ứng với nhiệt độ cháy.

Điều kiện để dập tắt đám cháy là phá vỡ cân bằng nhiệt trong đám cháy. Điều này tương ứng với việc cần phải hạ nhiệt độ vùng cháy bằng cách Giảm tốc độ sinh nhiệt của vùng cháy, tăng tốc độ truyền nhiệt của vùng cháy vào môi trường xung quanh.

2. Phương pháp, biện pháp dập tắt đám cháy.

a. Phương pháp dập tắt đám cháy.

-Nhóm phương pháp làm lạnh: Bản chất của phương pháp này là giảm nhiệt độ của vùng phản ứng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ tắt dần, hoặc làm cho nhiệt độ của vật cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bắt cháy.

Phương pháp này chủ yếu dùng cho chữa cháy chất rắn, nước là vật chất chữa cháy bằng phương pháp làm lạnh hiệu quả nhất, tiếp đến có thể sử dụng khí CO2 nén.

-Nhóm phương pháp cách ly: Cơ bản là ngăng cản tiếp xúc với chất oxy hóa [đặc biệt là oxy trong không khí] của các chất cháy.

Phương pháp này có thể sử dụng các cách sau:

  • Đóng cửa, lỗ thông hơi, thông gió của phòng đang cháy để không cho không khí tiếp xúc với ngọn lửa
  • Tạo lớp cách ly trên bề mặt chất cháy bằng các chất chữa cháy
  • Tạo khoảng cách giữa các chất dễ cháy

-Nhóm phương pháp làm giảm nồng độ: Bản chất của phương pháp này là làm giảm nồng độ các chất tham gia cháy xuống thấp hơn giới hạn bốc cháy, để làm được điều này, chúng ta phun vào đám cháy các chất như nước, khí trơ,...Phương pháp này hiệu quả đối với các đám cháy trong phòng có thể tích nhỏ và ít cửa.

-Nhóm các phương pháp kìm hãm hóa học: Dùng các chất chữa cháy phun trực tiếp lên đám cháy/vùng phản ứng cháy là gián đoạn phản ứng cháy

b. Biện pháp dập tắt đám cháy.

- Dập tắt đám cháy theo diện tích được áp dụng khi lực lượng chữa cháy có đủ khả năng phun chất chữa cháy lên toàn bộ diện tích đám cháy

- Biện pháp dập cháy theo chu vi, tức là đường bao xunh quanh đám cháy, trong trường hợp này đòi hỏi phải huy động số lượng lớn lực lượng chữa cháy và các phương tiện.

- Biện pháp dập cháy theo mặt lửa: Mặt lửa tức là một phần của chu vi đám cháy mà ở đó diễn ra quá trình lan truyền ngọn lửa.

- Biện pháp dập cháy theo thể tích[ hầm, cống, công trình ngầm, phòng kín... bằng khí, bọt...]

Các đám cháy từ dầu mỡ thường xảy ra khi dầu ăn bị đun quá nóng. Chỉ vài phút sơ xuất không trông coi là chảo dầu có thể bắt lửa, vì vậy bạn đừng bao giờ lơ là! Nếu chẳng may dầu mỡ bốc cháy trên bếp, bạn hãy lập tức tắt bếp và dùng nắp nồi bằng kim loại hoặc khay nướng bánh đậy lên ngọn lửa. Không bao giờ té nước vào đám cháy do dầu mỡ. Nếu đám cháy dường như vượt khỏi tầm kiểm soát, hãy báo động cho mọi người ra khỏi nhà và gọi xe chữa cháy.

  1. 1

    Đánh giá mức độ nghiêm trọng của đám cháy. Nếu đám cháy còn nhỏ và chỉ ở trong phạm vi chảo đun, bạn có thể tự dập lửa một cách an toàn. Nếu lửa đã lan ra các khu vực khác trong bếp, bạn cần hô hoán cho mọi người chạy ra khỏi nhà và gọi xe chữa cháy. Đừng đặt bản thân vào tình thế nguy hiểm.

    • Gọi xe chữa cháy nếu bạn không dám đến gần ngọn lửa vì quá sợ hãi hoặc không biết phải làm gì. Đừng đánh liều sức khỏe và tính mạng của mình chỉ để cứu căn bếp.

  2. 2

    Tắt bếp ngay lập tức. Đây là hành động ưu tiên hàng đầu trong trường hợp đám cháy cần được cung cấp nhiệt để tiếp tục cháy. Để nguyên chảo dầu tại chỗ và đừng cố dời nó đi chỗ khác, bởi có nguy cơ dầu sôi bắn vào người bạn hoặc văng xung quanh bếp.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu có thời gian, bạn hãy mang găng tay làm bếp vào để bảo vệ da.

  3. 3

    Dùng nắp nồi bằng kim loại đậy lên ngọn lửa. Lửa cần có ô xy để tiếp tục cháy, vì vậy về cơ bản lửa sẽ tắt khi bị đậy kín. Bạn hãy đậy nắp nồi bằng kim loại hoặc khay nướng bánh lên trên ngọn lửa. Không dùng nắp nồi thủy tinh vì thủy tinh có thể vỡ tan khi tiếp xúc với lửa.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tránh dùng nắp nồi, bát hoặc đĩa bằng gốm để dập lửa. Vật liệu này có thể nổ và bắn tung tóe rất nguy hiểm.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Ném muối nở vào đám cháy nhỏ. Muối nở có khả năng dập tắt đám cháy nhỏ do dầu mỡ, nhưng không hiệu quả lắm đối với đám cháy lớn. Bạn cần dùng một lượng lớn muối nở mới có công hiệu, vì vậy hãy lấy cả hộp muối nở và rắc thật nhiều lên ngọn lửa cho đến khi lửa tắt.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Muối ăn cũng có tác dụng. Nếu có sẵn muối ăn gần đó, bạn có thể dùng muối cho nhanh.
    • Không dùng bột nở, bột mì hoặc bất cứ thứ gì ngoài muối hoặc muối nở để dập lửa.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Dùng hóa chất dập lửa như phương sách cuối cùng. Nếu có sẵn hóa chất dập lửa khô như Class B hoặc K, bạn có thể dùng để dập đám cháy do dầu mỡ. Các hóa chất này sẽ làm bẩn bếp và rất khó dọn sạch, do đó bạn chỉ nên sử dụng khi không còn cách nào khác. Tuy nhiên, nếu đó là cứu cánh cuối cùng trước khi lửa lan ra khỏi tầm kiểm soát thì bạn đừng ngần ngừ![6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Không bao giờ được hắt nước vào đám cháy do dầu mỡ. Đây là sai lầm phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải khi cố dập lửa do dầu mỡ cháy. Nước và dầu không hòa tan với nhau, do đó việc hắt nước vào đám cháy thậm chí còn có thể khiến lửa lan ra.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Đừng dùng khăn tắm, tạp dề hoặc các vật liệu bằng vải khác đập vào ngọn lửa. Hành động này sẽ chỉ quạt cho đám cháy lan rộng. Bản thân vải cũng có thể bắt lửa. Bạn cũng không nên dùng khăn tắm ướt phủ lên ngọn lửa để triệt tiêu ô xy.

  3. 3

    Không ném bất cứ nguyên liệu làm bánh nào vào ngọn lửa. Bột mì và bột nở bề ngoài trông cũng giống như muối nở, tuy nhiên chúng không có hiệu quả tương tự. Chỉ muối nở và muối ăn mới an toàn và có tác dụng dập lửa do dầu mỡ cháy.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Không di chuyển chảo dầu hoặc đem ra ngoài. Đây cũng là sai lầm thường gặp mà nhiều người mắc phải vì nghe có vẻ hợp lý trong thời điểm cháy. Tuy nhiên, dầu có thể tràn đổ trong khi di chuyển khiến bạn bị bỏng và làm các vật dễ cháy khác bắt lửa.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Không bao giờ được để chảo dầu trên bếp mà không trông chừng. Đáng tiếc là hầu hết các đám cháy do dầu mỡ xảy ra khi người ta bỏ đi, dù chỉ một lúc. Tuy nhiên, dầu mỡ có thể bốc cháy trong vòng chưa đầy 30 giây. Bạn đừng bao giờ bỏ mặc chảo dầu nóng trên bếp.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Đun nóng dầu trong nồi dày có nắp kim loại. Nắp nồi sẽ giúp ngăn dầu mỡ văng ra ngoài và có tác dụng cắt nguồn cung cấp ô xy. Lửa vẫn có thể bùng lên khi đậy nắp nếu dầu quá nóng, nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

  3. 3

    Để muối nở, muối ăn và khay nướng bánh ở gần bên. Bạn nên có thói quen để những vật dụng trên trong tầm với khi nấu nướng với dầu. Ngộ nhỡ lửa có bùng lên thì bạn sẽ có ít nhất ba phương tiện để dập lửa ngay lập tức.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Kẹp nhiệt kế vào thành nồi để theo dõi nhiệt độ dầu. Tìm hiểu điểm bốc khói của loại dầu bạn đang dùng, sau đó dùng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ dầu trong khi nấu. Tắt bếp khi thấy nhiệt độ dầu tăng đến gần điểm bốc khói.

  5. 5

    Trông chừng khói và chú ý mùi khét. Nếu thấy có khói bay lên hoặc có mùi khét khi đang đun dầu, bạn hãy lập tức tắt bếp hoặc nhấc nồi ra khỏi bếp. Dầu sẽ không bắt lửa ngay khi bắt đầu bốc khói, nhưng khói là một dấu hiệu báo động rằng dầu sắp đạt đến điểm cháy.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nắp nồi bằng kim loại hoặc khay nướng bánh
  • Muối nở hoặc muối ăn
  • Găng tay làm bếp [tùy ý]
  • Hóa chất dập lửa khô Class B hoặc K [tùy ý]

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 10.610 lần.

Chuyên mục: Nhà ở và Làm vườn

Trang này đã được đọc 10.610 lần.

Video liên quan

Chủ Đề