Nêu cách sắp xếp bố trí phần thân bài

Khi đọc một văn bản, chúng ta cần nắm rõ được bố cục của văn bản đó để hiểu rõ hơn về nội dung. Bố cục của văn bản là bài học được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn lớp 8.

Dưới đây là tài liệu Soạn văn 8: Bố cục của văn bản, kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo chi tiết.

Soạn văn 8: Bố cục của văn bản

  • Soạn bài Bố cục của văn bản - Mẫu 1
    • I. Bố cục của văn bản
    • II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
    • III. Luyện tập
  • Soạn bài Bố cục của văn bản - Mẫu 2
    • I. Luyện tập
    • II. Bài tập ôn luyện

Soạn bài Bố cục của văn bản - Mẫu 1

I. Bố cục của văn bản

Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:

1.

- Văn bản trên có thể chia làm ba phần.

- Gồm:

  • Phần 1 [Mở bài]: Từ đầu đến không màng danh lợi. Giới thiệu chung về Chu Văn An.
  • Phần 2 [Thân bài]: Tiếp theo đến có khi không cho vào thăm. Những biểu hiện chứng tỏ nhân cách của Chu Văn An.
  • Phần 3 [Kết bài]: Còn lại. Thái độ, tình cảm của người đời dành cho Chu Văn An.

2. Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên:

- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật Chu Văn An và nội dung câu chuyện.

- Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện Chu Văn An dạy học.

- Kết bài: Đánh giá về nhân vật Chu Văn An.

3. Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên:

Phần mở bài, kết bài có tính khái quát và tổng hợp vấn đề, phần thân bài triển khai chi tiết nội dung. Các phần trên có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất về nội dung với nhau.

4.

- Bố cục của một văn bản có 3 phần.

- Nhiệm vụ của mỗi phần:

  • Phần mở bài: giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.
  • Phần thân bài: phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài.
  • Phần kết bài: tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc.

- Các phần có quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau.

II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản

1.

- Phần thân bài của văn bản Tôi đi học kể về những sự việc: Những kỉ niệm trên con đường đến trường, Những kỉ niệm khi đứng trước sân trường và những kỉ niệm khi vào lớp học.

- Các sự việc ấy được sắp xếp theo dòng hồi tưởng của nhân vật theo trình từ thời gian của ngày đầu đi học.

2. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng: Sự căm ghét dành cho bà cô; Lòng yêu thương sâu sắc dành cho mẹ; Cảm giác sung sướng và hạnh phúc khi được gặp mẹ.

3. Khi miêu tả người, đồ vật, con vật em sẽ miêu tả tùy theo đối tượng sẽ lựa chọn tả từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại.

4. Trình tự sắp xếp phần thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng:

- Trình bày việc Chu Văn An có nhiều học trò giỏi, đỗ đạt cao.

=> Chu Văn An là người thầy giáo giỏi.

- Chi tiết Chu Văn An có nhiều lần can ngăn vua, ông cáo quan về quê.

=> Chu Văn An là người cương trực, tính tình thẳng thắn, không màng danh lợi.

5. Cách sắp xếp theo nhiều trình tự: thời gian, không gian, khát quát đến cụ thể

Tổng kết:

- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

- Phần mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần thân bài thường bao gồm nhiều đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần kết bài khái quát chủ đề của văn bản.

- Nội dung của phần thân bài được trình bày theo trình tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Đa số các nội dung được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, theo sự phát triển của mạch suy luận cho phù hợp với sự khai thác chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.

III. Luyện tập

Câu 1. Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau.

a.

- Nội dung chính: Miêu tả cảnh sân chim đông đúc

- Trình tự: từ bao quát toàn cảnh đến cận cảnh chi tiết.

b.

- Nội dung chính: Vẻ đẹp của Ba Vì.

- Trình tự: thời gian.

c.

- Nội dung: Lịch sử thường đau thương chứ không mấy vui vẻ.

- Trình bày: Đưa ra luận điểm và lấy dẫn chứng chứng minh.

Câu 2. Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày những ý gì và sắp xếp chúng ra sao?

- Những ý sẽ trình bày:

  • Tình yêu thương mẹ qua cuộc nói chuyện với bà cô [căm ghét những hủ tục, định kiến khiến mẹ xa anh em Hồng].
  • Nỗi nhớ mong mẹ khi một năm rồi mẹ không về thăm.
  • Cảm xúc hạnh phúc khi được gặp mẹ.

- Trình tự: thời gian từ quá khứ đến hiện tại.

Câu 3. Để chứng minh tính đúng đắn của câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn, có bạn đã trong phần thân bài theo trình tự như trong SGK.

* Cách sắp xếp như trong SGK là chưa hợp lý. Do người làm chưa giải thích được ý nghĩa câu tục ngữ mà đã nêu ra dẫn chứng khiến người đọc không hiểu rõ được.

* Cần sửa lại:

- Giải thích câu tục ngữ:

  • Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế "đi một ngày đàng".
  • Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế "học một sàng khôn".
  • Khái quát lại nghĩa của cả câu tục ngữ.

- Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

  • Các vị lãnh tụ bôn ba tìm được cứu nước
  • Những người chịu khó hòa mình vào đời sống
  • Giao lưu với nước ngoài

Soạn bài Bố cục của văn bản - Mẫu 2

I. Luyện tập

Câu 1. Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích trong SGK

a.

  • Nội dung chính: Miêu tả cảnh sân chim đông đúc
  • Trình tự trình bày: từ bao quát toàn cảnh đến cận cảnh chi tiết.

b.

  • Nội dung chính: Vẻ đẹp của Ba Vì.
  • Trình tự trình bày: thời gian.

c.

  • Nội dung chính: Lịch sử thường đau thương chứ không mấy vui vẻ.
  • Trình bày trình bày: Đưa ra luận điểm và lấy dẫn chứng chứng minh.

Câu 2. Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày những ý gì và sắp xếp chúng ra sao?

  • Tình yêu thương mẹ qua cuộc nói chuyện với bà cô [căm ghét những hủ tục, định kiến khiến mẹ xa anh em Hồng].
  • Nỗi nhớ mong mẹ khi một năm rồi mẹ không về thăm.
  • Cảm xúc hạnh phúc khi được gặp mẹ.

=> Trình tự sắp xếp các ý: thời gian.

Câu 3. Để chứng minh tính đúng đắn của câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn, có bạn đã trong phần thân bài theo trình tự như trong SGK.

Theo em cách sắp xếp đã hợp lí chưa, nếu chưa hợp lí thì sửa lại như thế nào?

Gợi ý:

Cách sắp xếp như trong SGK là chưa hợp lý. Do người làm chưa giải thích được ý nghĩa câu tục ngữ mà đã nêu ra dẫn chứng khiến người đọc không hiểu rõ được. Cần sửa lại như sau:

- Giải thích câu tục ngữ:

  • Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế đi một ngày đàng.
  • Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế học một sàng khôn.
  • Khái quát lại nghĩa của cả câu tục ngữ.

- Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

  • Các vị lãnh tụ bôn ba tìm được cứu nước
  • Những người chịu khó hòa mình vào đời sống
  • Giao lưu với nước ngoài

II. Bài tập ôn luyện

Cho đề bài: Chứng minh tính đúng đắn của câu ca dao: Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Xác định các ý chính, sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Gợi ý:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ trên đề cao vai trò của sự đoàn kết trong cuộc sống.

- Chứng minh:

  • Trong quá khứ lịch sử: Nhân dân ta đoàn kết lại đánh bại kẻ thù xâm lược.
  • Hiện tại: Nhân dân đoàn kết chống lại dịch bệnh.

- Vai trò của đoàn kết: em lại sức mạnh to lớn để hoàn thành những việc lớn lao, trọng đại.

- Đoạn kết không chỉ là ở phạm vi một quốc gia mà phải ở mọi đơn vị tập thể từ bé đến lớn.

- Bên cạnh đó, vẫn còn một số người luôn gây rắc rối, phá hoại và chia rẽ đoàn kết.

Video liên quan

Chủ Đề