Ngành cổ phiếu dẫn dắt thị trường là gì năm 2024

Câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm hiện nay là: Sau ngân hàng, nhóm cổ phiếu nào sẽ trở thành tâm điểm?

Trong những tuần đầu năm 2024, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trở thành "trụ cột" quan trọng giữ cho chỉ số VN-Index không giảm điểm. Tuy nhiên, tín hiệu chốt lời đã bắt đầu xuất hiện trong 3 tuần giao dịch gần nhất. Trong khi các mã CTG, MBB, HDB... còn tăng giá, một số cổ phiếu cùng ngành đã chịu áp lực bán ra qua đó gây sức ép đến thị trường chung. Câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm hiện nay là: Sau ngân hàng, nhóm cổ phiếu nào sẽ trở thành tâm điểm?

Ảnh minh họa

Theo ông Dương Hoàng Linh - Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Sacombank [SBS] - trong bối cảnh thị trường bước vào giai đoạn phân hóa, ưu tiên vẫn là nhóm cổ phiếu đầu ngành thuộc VN30. Ngược lại, nhóm cổ phiếu mang tính đầu cơ cao và các doanh nghiệp đang có sự khó khăn với tình hình kinh doanh sẽ gặp áp lực bán lớn hơn trong giai đoạn này.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hồng Khanh - Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam [VIS] cho rằng, nhóm cổ phiếu ngân hàng dù đã có mức tăng mạnh 25-50% trong hơn 3 tháng qua song nhiều cổ phiếu vẫn còn định giá hấp dẫn. Thông thường sau giai đoạn bứt phá của nhóm cổ phiếu lớn thì nhóm các cổ phiếu ngân hàng tầm trung và nhỏ sẽ tiếp tục khởi sắc.

Ngoài ra, một số nhóm ngành tiếp tục chờ đợi bức phá trong năm nay với nhiều kỳ vọng ưu tiên hơn có thể kể như nhóm đầu tư công, bán lẻ, chứng khoán và bất động sản.

Trong khi đó, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS đánh giá, hóa chất, cao su, thép, khu công nghiệp, dầu khí, kể cả nhóm tài chính vẫn là nhóm có nhiều cơ hội trong giai đoạn này cũng như cả năm 2024.

Với riêng nhóm dầu khí, nhiều triển vọng tích cực cũng được nêu ra trong đó: Dự phóng giá dầu ổn định trong năm 2024; hoạt động tại khâu khai thác thượng nguồn trong nước sẽ tích cực [nhờ nhiều dự án quan trọng đã nhận được quyết định triển khai, giá dầu ổn định trên 70 USD/thùng sẽ kích thích các hoạt động tìm kiếm, khai thác và Luật Dầu khí sửa đổi tiếp tục phát huy vai trò]; các dự án quan trọng đều được tháo gỡ trong năm 2023.

Còn các chuyên gia của VinaCapital thì cho rằng, việc tìm kiếm lợi nhuận vượt trội so với thị trường chứng khoán tổng thể đòi hỏi sự lựa chọn khéo léo về ngành và cổ phiếu. Các ngành hiện tại mà VinaCapital ưa chuộng là: công nghệ thông tin, một số ngân hàng, nhà phát triển bất động sản [trừ VHM], doanh nghiệp hàng tiêu dùng không thiết yếu và công ty chứng khoán.

Trong đó, công ty tiêu dùng sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi đang tiếp diễn trong chi tiêu tiêu dùng ở Việt Nam. Do đó, tập đoàn này kỳ vọng lợi nhuận của các công ty tiêu dùng niêm yết sẽ hồi phục từ mức giảm 22% trong năm 2023 lên tăng 33% trong năm 2024.

Đối với các nhà phát triển bất động sản sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi khiêm tốn trong hoạt động phát triển bất động sản ở Việt Nam trong năm nay và dự kiến sẽ dẫn đến sự phục hồi trong lợi nhuận của ngành từ mức giảm 51% lên tăng 109% trong năm 2024.

Bài viết này được viết từ thành viên của Group cộng đồng đầu tư Infina [Offcial Group]. Link gốc bài viết tại đây nhé!

Đối với thị trường tăng sóng ngành sẽ gồm: cổ phiếu Leader tạo hiệu ứng, tới sóng ngành, tới thị trường chung, và các cổ phiếu yếu chạy chậm nhất ngành hoặc penny tăng cuối cùng. Còn thị trường giảm thì ngược lại.

Khi thị trường chung tạo đáy thông thường các cổ phiếu Leader đã tạo đáy trước đó rồi. Ví dụ: Các leader như VCB, VHM, HCM, CTG, BID…

Tiếp theo sẽ tới các sóng ngành: Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản…

Tới thị trường bùng nổ theo đà FTD.

Tới các cổ phiếu yếu, hồi phục chậm…

Để xác định cổ phiếu nào là leader chúng ta sẽ phải so sánh độ biến động của thị trường so với cổ phiếu. Giả sử: nếu cổ phiếu tăng 10% mà thị trường chỉ tăng 2% thì đó là cổ phiếu mạnh. Hoặc thị trường phục hồi chưa chạm đỉnh nhưng cổ phiếu đã tăng chạm đỉnh hoặc vượt đỉnh thì đó là những cổ phiếu leader…

Tương tự khi so sánh với các cổ phiếu trong cùng ngành….

Khi thị trường tạo đáy thì chắc chắn các Leader đã tạo đáy trước đó và kéo thị trường chung tăng lan tỏa đều và tạo ra hiện tượng ngày bùng nổ theo đà FTD.

[ĐTCK] Trên biểu đồ tuần, VN-Index hình thành một nến pin bar với đuôi dài, thể hiện sự biến đổi tâm lý của nhà đầu tư từ bán mạnh ban đầu đến sự phục hồi nhẹ vào cuối tuần.

Diễn biến thị trường

Từ ngày 21 - 25/8, thị trường chứng khoán [TTCK] Việt Nam trải qua một tuần giao dịch với biên độ giằng co khá hẹp. Chỉ số VN-Index kết thúc tuần ở mức 1.183,37 điểm, tăng 0,5% so với mức mở cửa tuần.

Về diễn biến giao dịch, sau phiên giảm mạnh hơn 55 điểm cuối tuần trước, VN-Index không duy trì đà giảm mạnh trong các phiên tiếp theo, thay vào đó, biên độ giao dịch thu hẹp. Chỉ số đã kiểm nghiệm thành công vùng hỗ trợ 1.150 - 1.160 điểm với khối lượng giao dịch đáng kể, chứng tỏ sự hỗ trợ từ phía lực cầu. Diễn biến giá cho thấy vùng hợp lưu hỗ trợ tại 1.150 - 1.160 điểm đóng vai trò quan trọng trong xu hướng tăng của VN-Index giai đoạn sắp tới.

VN-Index kiểm nghiệm thành công vùng hỗ trợ 1.150 - 1.160 điểm.

Trong diễn biến giá thể hiện sự tích cực tại vùng hỗ trợ, xu hướng tăng trung và dài hạn được bảo toàn. Mặc dù áp lực bán vẫn hiện hữu, nhưng đã có chiều hướng suy giảm khi nền giá của nhiều mã cổ phiếu đã trở lại mức hấp dẫn hơn. Dự báo, VN-Index sẽ tiếp tục tăng khi áp lực bán được kiểm soát tốt trong các phiên giao dịch tiếp theo.

Nhà đầu tư được khuyến nghị cân nhắc giải ngân thăm dò và tập trung cơ cấu danh mục vào các ngành có triển vọng tích cực. Việc này có thể tối ưu hóa lợi nhuận, đồng thời bảo toàn tài khoản trong bối cảnh thị trường tiềm ẩn không ít rủi ro trong giai đoạn tới.

Dòng tiền

Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng khá mạnh trong tuần giao dịch vừa qua với gần 800 tỷ đồng. Nhóm tự doanh và nhà đầu tư cá nhân là bên tăng mạnh mua ròng, hỗ trợ cho thị trường chung. Xét về nhóm ngành, dịch vụ tài chính, ngân hàng và bất động sản tiếp tục nhận được sự quan tâm của dòng tiền, tuy vậy các nhóm ngành này nhìn chung vẫn chịu áp lực bán khá cao. Nhóm viễn thông và công nghệ thông tin là 2 nhóm ngành ngược dòng thị trường chung trong tuần qua.

Nhóm ngành đáng chú ý: Chứng khoán

TTCK 7 tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực từ các yếu tố quốc tế và trong nước, thanh khoản thị trường cải thiện rõ rệt nhờ kỳ vọng hỗ trợ từ các chính sách tiền tệ và tài khóa.

Với kỳ vọng các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách hỗ trợ khác từ Chính phủ sẽ tiếp tục tác động tích cực đến nền kinh tế trong những tháng cuối của năm 2023, Kafi kỳ vọng ngành chứng khoán, nhóm ngành tiên phong chỉ báo sự hồi phục của nền kinh tế sẽ dẫn dắt thị trường trong thời gian sắp tới. Các điểm nhấn đầu tư đối với nhóm ngành chứng khoán bao gồm:

Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, kể cả vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp. Bên cạnh đó, trong dự thảo chiến lược phát triển TTCK, thị trường bảo hiểm đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Bộ Tài chính đề ra mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam lên thị trường mới nổi trước năm 2025.

Kafi ước tính, trong trường hợp được nâng hạng lên thị trường mới nổi [từ thị trường cận biên] sẽ có 3 - 4 tỷ USD đổ vào thị trường. Giá trị giao dịch và thanh khoản gia tăng sẽ tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán.

Thứ hai, Chính phủ đang cố gắng duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng với lãi suất được hạ xuống thấp gần bằng mức trước dịch Covid-19. Môi trường lãi suất thấp đang tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn chuyển dịch qua TTCK tìm kiếm lợi suất hấp dẫn hơn và sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong 6 tháng cuối năm 2023; hoạt động cho vay ký quỹ được cải thiện nhờ chi phí vốn giảm và dư địa cho vay margin của các công ty chứng khoán còn cao, ước tính dư nợ margin trên vốn chủ sở hữu của ngành hiện chỉ đạt 0,77 lần, còn dư địa rất lớn cho việc tăng trưởng hoạt động cho vay margin; giá trị tài sản tài chính gia tăng, từ đó làm tăng danh mục đầu tư tự doanh, góp phần tăng lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong nửa cuối năm nay.

Chủ Đề