Ngành quản lý tài nguyên và môi trường học trường nào

Quản lý tài nguyên và môi trường là ngành học đang được các trường đại học quan tâm và chú trọng đào tạo. Trong điều kiện khí hậu đang biến đổi khó lường như ngày này thì ngành Quản lý tài nguyên và môi trường càng thu hút đông đảo thí sinh theo học.

1. Tìm hiểu về ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

  • Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường là ngành học đào tạo sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý các loại tài nguyên và môi trường, có đủ phẩm chất và kỹ năng chuyên môn để sống và làm việc trong ngành tài nguyên, môi trường. Quản lý được tình hình tài nguyên, môi trường khu vực mình làm; có kiến thức cơ bản về sinh học, khoa học tự nhiên và xã hội để giải quyết các vấn đề chung trong quản lý tài nguyên và môi trường.
  • Chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên và môi trường trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về các tài nguyên thiên nhiên như;khoáng sản và năng lượng, đất, nước, không khí, rừng, đa dạng sinh học… Học về quản lý ô nhiễm môi trường, quy hoạch môi trường, luật và chính sách tài nguyên môi trường, đánh giá tác động môi trường, công nghệ xử lý chất thải.Cơ hội việc làm đối với sinh viên Quản lý tài nguyên và môi trường là vô cùng rộng lớn. Bạn có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau, mang lại nguồn thu nhập ổn như: Sở tài nguyên và môi trường, sở Khoa học và công nghệ, sở Nông nghiệp…
Những điều cần biết về ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

2. Chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường trong bảng dưới đây.

A

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƢƠNG

I

Các học phần lý luận chính trị [10 tín chỉ]

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

3

4

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

II

Khoa học tự nhiên [23 tín chỉ]

5

6

7

Đại số tuyến tính và hình học giải tích

8

Phép tính vi tích phân hàm một biến

9

10

Thực hành hoá học phân tích

11

12

13

14

Thực hành Vật lý đại cương

15

III

Khoa học xã hội và nhân văn [chọn 2 trong 6 tín chỉ]

16

Logic học

17

Pháp luật Việt Nam đại cương

18

IV

Ngoại ngữ không chuyên [tích lũy chứng chỉ]

Tiếng Anh bậc 3/6 [B1] Tiếng Anh bậc 2/6 [A2] dành cho sinh viên thuộc đối tượng dân tộc ít người.

V

Giáo dục thể chất [5 học kỳ]

VI

Giáo dục quốc phòng [4 Tuần]

B

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

VII

Kiến thức cơ sở của ngành [37 tín chỉ]

19

20

21

22

23

Cơ sở khoa học môi trường

24

Khí tượng – khí hậu đại cương

25

26

Cơ sở thổ nhưỡng và địa lý thổ nhưỡng

27

Hệ thống thông tin địa lý

28

29

30

Thực tập phân tích môi trường

31

Cơ sở cảnh quan và phân vùng cảnh quan

32

Đánh giá tổng hợp tài nguyên

33

Tài nguyên, môi trường Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững

34

Biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên

Học phần tự chọn [chọn 4 trong 12 tín chỉ]

35

36

Luật và chính sách môi trường

37

38

Cơ sở viễn thám

39

Thiết kế và biên tập bản đồ tài nguyên & môi trường

40

Phương pháp nghiên cứu tài nguyên môi trường

VIII

Kiến thức ngành [34 tín chỉ]

41

Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

42

43

Đánh giá tác động môi trường

44

Quy hoạch bảo vệ môi trường

45

GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên – môi trường

46

Niên luận

47

Quản lý và xử lý chất thải rắn

48

Quản lý và bảo vệ nguồn nước

49

Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất

50

Quản lý tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

51

Kiểm soát và xử lý khí thải

52

Quản lý tài nguyên và môi trường du lịch

53

Quản lý tài nguyên khoáng sản và năng lượng

Học phần tự chọn [chọn 8 trong 14 tín chỉ]

54

55

Quản lý tổng hợp lưu vực sông

56

Mô hình hóa quản lý tài nguyên và môi trường

57

Phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực

58

Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp

59

Quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn

60

C

THỰC TẬP, KIẾN TẬP [4 tín chỉ]

61

62

63

Thực tập chuyên ngành quản lý tài nguyên và môi trường

64

D

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẶC TÍCH LŨY TC [8 tín chỉ]

65

Khoá luận tốt nghiệp [KLTN]

66

Các học phần thay thế KLTN [dành cho sinh viên không làm KLTN]

Theo Đại học Khoa học - Đại học Huế

3. Các khối thi vào ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

- Mã ngành: 7850101

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Quản lý tài nguyên và môi trường:

  • A00, Toán, Vật lý, Hóa học
  • B00, Toán, Hóa học, Sinh học
  • C01, Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • C02, Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • D07, Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D08, Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • A01, Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
  • D12, Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh
  • D90, Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
  • D01, Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
  • C14, Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
  • D14, Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15, Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
  • D84, Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

Điểm chuẩn ngành Quản lý tài nguyên và môi trường trong năm 2018 có nhiều sự thay đổi so với những năm về trước. Trong năm học này, ngành Quản lý tài nguyên và môi trường có điểm chuẩn từ 13 đến 20,5 điểm.

5. Các trường đào tạo ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

Là ngành nghề được nhiều thí sinh lựa chọn và phụ huynh quan tâm nên hiện nay trên cả nước có rất nhiều trường đào tạo. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Quản lý tài nguyên và môi trường:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Quản lý tài nguyên và môi trường 

Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường là ngành học vô cùng hấp dẫn và có cơ hội việc làm nhiều vô cùng. Bạn có thể đảm nhận các công việc như:

  • Kỹ sư công nghệ môi trường
  • Kỹ sư kỹ thuật môi trường
  • Kỹ sư quản lí môi trường
  • Kỹ sư quản lí tài nguyên rừng
  • Kỹ sư quản lí môi trường và du lịch sinh thái
  • Kỹ sư khoa học môi trường

Với các công việc trên bạn có thể làm việc tại các đơn vị sau:

  • Làm việc tại các cơ quan nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường [trung ương đến địa phương] như: Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng, ban liên quan đến công tác quản lý tài nguyên và môi trường.
  • Làm việc tại các tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các đơn vị tư vấn hoạt động trong lĩnh vực khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
  • Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai các đề tài nghiên cứu vào trong thực tiễn thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường… tại các Viện nghiên cứu, các Trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học.
  • Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành này.
Học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường ra trường làm gì?

7. Mức lương ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

Mức lương ngành Quản lý tài nguyên và môi trường được đánh giá là khá ổn định, làm việc trong ngành này bạn sẽ nhận được trong khoảng tử 7 triệu đồng trở lên cho vị trí sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Đối với những người có kinh nghiệm hơn mức lương sẽ cao hơn.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý tài nguyên và môi trường 

Để có thể làm việc lâu dài trong ngành Quản lý tài nguyên và môi trường bạn cần có những tố chất sau đây:

  • Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng;
  • Ý thức tổ chức kỷ luật, chịu được áp lực công việc cao;
  • Năng động, tự tin, sáng tạo;
  • Có sức khỏe tốt;
  • Có kỹ năng chuyên môn và chuyên nghiệp;
  • Trung thực, chủ động;
  • Có trách nhiệm cao với công việc; Thái độ giao tiếp lịch sự;
  • Có ý thức xây dựng môi trường làm việc thân thiện.

Hy vọng những thông tin trong bài đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề