Người phụ thuộc được giảm trừ bao nhiêu năm 2024

Giảm trừ gia cảnh được áp dụng cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc của người nộp thuế. Vậy được giảm trừ gia cảnh tối đa bao nhiêu người?

1. Được giảm trừ gia cảnh tối đa bao nhiêu người?

Giảm trừ gia cảnh gồm 02 phần là giảm trừ gia cảnh cho bản thân và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Bản thân người nộp thuế sẽ đương nhiên được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân và sẽ không bị giới hạn tối đa số người phụ thuộc được đăng ký giảm trừ.

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, có thể gói gọn một số nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh như sau:

- Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công đương nhiên được giảm trừ gia cảnh;

- Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc khi người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

- Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 01 lần vào 01 người nộp thuế trong năm tính thuế đó. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

Qua đây, có thể khẳng định, pháp luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành không giới hạn số lượng người được giảm trừ gia cảnh tối đa chỉ cần thuộc đối tượng được giảm trừ và thỏa mãn các điều kiện tương ứng theo quy định thì sẽ được giảm trừ gia cảnh.

Được giảm trừ gia cảnh tối đa bao nhiêu người khi tính thuế TNCN? [Ảnh minh họa]

2. Giảm trừ gia cảnh mỗi người được bao nhiêu?

Mức giảm trừ gia cảnh sẽ được điều chỉnh trong trường hợp chỉ số giá tiêu dùng CPI biến động trên 20% so với thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất. Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh từ kỳ tính thuế 2020 - nay là: 09 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng đối với người phụ thuộc.

Trước đó, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng [108 triệu đồng/năm]; mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

3. Khi nào phải đăng ký lại người phụ thuộc?

Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc 01 lần trong suốt thời gian tính giảm trừ gia cảnh và chỉ phải đăng ký lại người phụ thuộc khi thay đổi nơi làm việc.

Chỉ phải đăng ký lại người phụ thuộc khi thay đổi nơi làm việc [Ảnh minh họa]

Điểm i khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này.

Điều 36 Luật Quản lý thuế năm 2019 có nêu, khi có thay đổi tăng/giảm về người phụ thuộc, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập/cơ quan thuế [người nộp thuế tự khai thuế].

Kết luận: Không bị giới hạn số lượng tối đa người được đăng ký giảm trừ gia cảnh miễn là thuộc đối tượng được giảm trừ và thỏa mãn các điều kiện tương ứng. Năm 2024 đã đến, nhiều người nộp thuế tncn đang quan tâm đến giảm trừ gia cảnh. Vậy hồ sơ giảm trừ gia cảnh năm 2024 gồm những gì? Hãy cùng Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nội dung bài viết

1. Mức giảm trừ gia cảnh năm 2024 là bao nhiêu?

Theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành có quy định về mức giảm trừ gia cảnh năm 2024 như sau:

  • Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng [132 triệu đồng/năm];
  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

\>>>>> Tìm hiểu ngay Mẫu xác nhận người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

2. Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh được quy định như thế nào?

Tại Điểm d, Khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh bao gồm:

[1] Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:

– Con dưới 18 tuổi [tính đủ theo tháng].

– Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

– Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông [tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12] không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

[2] Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điều kiện quy định.

[3] Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ [hoặc cha chồng, mẹ chồng]; cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện quy định.

[4] Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện quy định, bao gồm:

– Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

– Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

– Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

– Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

\>>>>>> Có thể bạn quan tâm Thời Gian Nghỉ Thai Sản Nam Là Bao Lâu

3. Hồ sơ giảm trừ gia cảnh năm 2024 bao gồm những giấy tờ gì?

Theo tiểu mục 3 Mục 3 Công văn 13762/CTHN-HKDCN năm 2023 quy định về hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc như sau:

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

  1. Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc trực tiếp tại cơ quan thuế, hồ sơ bao gồm:

– Bản đăng ký người phụ thuộc theo mẫu 07/ĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ Tài chính

– Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư số 79/2022/TT-BTC ngày 30/12/2022 của Bộ Tài chính.

– Trường hợp người phụ thuộc do người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng phải lấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phòng nơi người phụ thuộc cư trú theo mẫu số 07/XN-NPT-TNCN ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.

  1. Trường hợp cá nhân đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập thì cá nhân nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm a khoản 3 mục III công văn này cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập tổng hợp theo Phụ lục Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc cho người giảm trừ gia cảnh mẫu số 07/THĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính và nộp cho cơ quan thuế theo quy định.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Tiểu mục 9.11 Mục 9 Phụ lục 1 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về hồ sơ giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc

Như vậy, hồ sơ giảm trừ gia cảnh năm 2024 gồm có:

  • Bản đăng ký người phụ thuộc TẠI ĐÂY
  • Phụ lục bảng kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng TẠI ĐÂY
  • Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân TẠI ĐÂY
  • Phụ lục bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc cho người giảm trừ gia cảnh [áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện đăng ký giảm trừ người phụ thuộc cho người lao động]

4. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc gồm những giấy tờ gì?

Tại điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC quy định về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như sau:

Đối với hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ tùy theo từng đối tượng phụ thuộc cụ thể để đáp ứng, đó là:

[1] Người phụ thuộc là con của người chịu thuế gồm:

– Con dưới 18 tuổi: Bản chụp Giấy khai sinh và CMND/CCCD

– Con trên 18 tuổi không có khả năng lao động: Bản chụp Giấy khai sinh, CMND/CCCD và Giấy xác nhận khuyết tật

– Con đang theo học ở các cơ sở đạo tạo tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông: Bản chụp Giấy khai sinh và Giấy xác nhận sinh viên

– Con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng: Các giấy tờ theo từng trường hợp như trên và Giấy tờ để chứng minh mối quan hệ

[2] Người phụ thuộc là vợ hoặc chồng của người nộp thuế: Bản chụp CMND/CCCD, Giấy tờ chứng minh mối quan hệ vợ chồng, Giấy tờ chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động nếu còn trong độ tuổi lao động.

[3] Người phụ thuộc là cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, cha chồng, mẹ chồng, cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế: Bản chụp CMND/CCCD, Giấy tờ chứng minh người phụ thuộc không còn khả năng lao động, Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người nộp thuế và người phụ thuộc.

[4] Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật: Bản chụp CMND/CCCD hoặc giấy khai sinh, Giấy tờ chứng minh người phụ thuộc không còn khả năng lao động, Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người nộp thuế và người phụ thuộc.

[5] Người phụ thuộc là cá nhân cư trú người nước ngoài: Hồ sơ gồm các giấy tờ theo từng trường hợp như trên, nếu không thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ.

\>>>>> Tìm hiểu thêm Quà Tặng Nhân Viên Có Phải Xuất Hóa Đơn Không?

Trên đây Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “Hồ sơ giảm trừ gia cảnh năm 2024“. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

\==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD. Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA

Chủ Đề