Nguyễn biểu là ai

Miếu thờ Nguyễn Biểu ở Hưng Nguyên [Nghệ An]

Tóm lược sự tích Nguyễn Biểu:

Nguyễn Biểu [1350 – 1413] là tướng nhà Hậu Trần, quê ở làng Bình Hồ, huyện La Sơn, trấn Nghệ An [nay thuộc xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh].

Ông đỗ Thái học sinh cuối đời Trần, làm quan đến Điện tiền Thái sử [tức Ngự sử]. Khi quân Minh xâm lược Đại Ngu, ông phò Trần Trùng Quang đế [1409-1413] tổ chức kháng chiến.

1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, Trùng Quang đế chạy vào Hóa Châu, sai ông đi sứ giảng hòa, gặp Trương Phụ xin cầu phong cốt để hoãn binh, hầu xây dựng binh lực. Tướng Minh là Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có cái đầu người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn, cốt để thị oai.

Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: “Mấy thuở người Nam được ăn đầu người Bắc!”, nói đoạn, lấy đũa khoét mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, ông vừa ngâm bài thơ “Cỗ đầu người” khiến Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về.

Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy ton hót với Phụ rằng Nguyễn Biểu nói: “Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ” [Có khả năng nuốt được đầu người, tất cũng nuốt được Trương Phụ]. Trương Phụ giận lắm, lấy câu ấy làm vế đối bắt ông phải đối lại. Nguyễn Biểu ung dung đối rằng: “Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần” [Còn ba tấc lưỡi của ta, nhà Trần vẫn còn]. Trương Phụ giận lắm, đổi ý không tha nữa, lại sai cắt lưỡi của ông:

– Thử xem cắt lưỡi nó đi, nhà Trần có còn được nữa hay không?

Phụ sai trói ông vào chân cầu, để nước thủy triều dâng lên cao dìm cho chết. Tương truyền ở dưới chân cầu ông dùng móng tay vạch vào thân cầu tám chữ: “Thất nguyệt, thập nhất nhật, Nguyễn Biểu tử” [Ngày 11 tháng 7, Nguyễn Biểu chết].

Nhân dân miền Nghệ An – Hà Tĩnh lập miếu thờ, suy tôn ông là Nghĩa vương. Các triều đại sau cũng đều truy phong ông làm phúc thần. Hiện nay tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ có đền thờ Nguyễn Biểu được xây dựng vào thời nhà Lê để tưởng nhớ công lao của ông. Ở quận 5 Sài Gòn, cũng có một con đường ngắn được mang tên ông.

Để củng cố cho kỳ tích ăn đầu người của Nguyễn Biểu, người ta thường viện dẫn ra bài thơ của Hoàng Xuân Hãn đã sưu tầm và công bố trong tập san Khai Trí Tiến Đức, số 2 và 3 [Hà Nội 1941] làm minh chứng. Bài thơ ấy như sau:

Cỗ đầu người

Ngọc thiện trân tu[1] đã đủ mùi
Gia hào[2] thêm có cỗ đầu người
Nem cuông[3] chả phượng còn thua béo
Thịt gụ[4] gan lân cũng kém tươi
Ca lối Lộc Minh[5] so cũng một
Đọ bề vàng sắt bội hơn mười
Kia kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn[6] tiếng để đời

Chú thích: [1] Ngọc thiện trân tu: thành ngữ chỉ món ăn sang quý. [2] Gia hào: thức ăn ngon dùng nhắm rươu. [3] Nem cuông: tức nem công [“cuông” là thổ ngữ Nghệ Tĩnh] [4] Gụ: con gấu [thổ ngữ vùng Nghệ Tĩnh] [5] Ca lối Lộc Minh: Lộc Minh là bài thơ đầu tiên ở phần Tiểu Nhã trong Kinh Thi; Tiểu Nhã là nhạc dùng ở yến tiệc. Ở nước ta, ngày yết bảng thi Hương, những người thi đỗ cử nhân trở lên được ban mũ áo và đãi yến, thường gọi là yến “Lộc minh”, là yến vua ban cho.

[6] Phàn: tức Phàn Khoái. Lúc trẻ ông bán thịt ở chợ, sau theo phò Lưu Bang, lập nhiều công lớn. Khi Lưu Bang hội ẩm Hạng Vũ ở Hồng Môn, quân sư của Vũ là Phạm Tăng xúi Vũ nên giết Lưu Bang để tránh hậu họa. Khoái cầm kiếm đi vào nơi hội ẩm, trừng mắt nhìn Hạng Vũ, làm cho Vũ có ý sợ và kính phục. Hạng Vũ khen Phàn Khoái là tráng sĩ, sai đem tặng cho một đấu rượu và một vai lợn sống.

Lạ lùng thay, một người thi đỗ Thái học sinh – tương đương Tiến sĩ – đời Lê, lại rung đùi làm thơ Nôm cho… tướng Tàu nghe chơi! Đã vậy, lời thơ dùng cả thổ ngữ Nghệ Tĩnh, khiến người Việt mình đọc nếu không có chú thích cũng bó tay không hiểu nổi. Và bài thơ ứng khẩu, mà ai đó nghe qua một lần đã thuộc và chép lại lưu truyền cho đời sau, quả là hy hữu!

Sự tích kinh dị ăn đầu người là có thật hay không, đó là điều tôi he he không dám khẳng định, chỉ dám thưa rằng trong chính sử không hề có biên tình tiết gan dạ ly kỳ lâm ly đời cô Lựu như vậy, “Đại Việt sử ký toàn thư” chỉ ghi về Nguyễn Biểu như sau:

Vua [Trần Quý Khoáng] chạy về châu Hóa, sai đài quan là Nguyễn Biểu làm sứ cầu phong, mang sản vật địa phương tới Nghệ An. Trương Phụ giữ lại. Biểu tức giận mắng Phụ rằng: “Trong bụng thì mưu đánh lấy nước, bên ngoài giả làm quân nhân nghĩa; đã hứa lập con cháu nhà Trần, lại đặt quận huyện, không những chỉ cướp lấy vàng bạc châu báu, lại còn giết hại nhân dân, thực là giặc tàn ngược”. Phụ giận lắm đem giết [Toàn thư, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, 1967, tr. 246].

Vậy thì chuyện ăn đầu người phương Bắc và bài thơ “Cỗ đầu người” kia ở đâu ra? Xin thưa, chuyện ăn đầu là trong “Nghĩa sĩ truyện” của Hoàng Trừng, một danh sĩ đời Lê; và bài thơ đã nêu là chép trong gia phả [lại gia phả, kekeke!] nhà họ Hoàng [xem ảnh]:

//chimviet.free.fr/…/hoangxuanh…/HXH_NguyenBieu_056.htm

Tưởng cũng phải nói thêm, Nguyễn Biểu không phải sứ giả duy nhất của Trùng Quang đế đi gặp Trương Phụ. Trong vòng hai năm, Trùng Quang đã ba lần sai sứ:

– Mùa hè năm Tân Mão [1411], Hành khiển Nguyễn Nhật Tư được cử làm Chánh sứ và Thẩm hình Lê Ngân làm Phó sứ. Hai ông này cùng đoàn tùy tùng lặn lội sang tận Yên Kinh, để xin cầu phong cho Trần Quý Khoáng. Minh Thành tổ bắt giam và giết hại cả hai.

– Tháng 9 năm Tân Mão [1411], Hành khiển Hồ Ngạn Thần làm Chánh sứ và Thẩm hình Bùi Nột Ngôn làm Phó sứ. Ngoài biểu văn cầu phong, phái bộ này còn mang theo nhiều phẩm vật quý giá dâng tiến. Họ không hoàn thành nhiệm vụ, nên khi trở về bị Trần Quý Khoáng bắt giam rồi giết chết.

– Tháng 4 năm Quý Tỵ [1413], Chánh sứ Nguyễn Biểu vừa khi đến khu vực đặt đại bản doanh của Trương Phụ tại Nghệ An đã bị Trương Phụ giết chết.

Ta không thể nói tấm gương hiện tiền bị Trùng Quang đế xử tử trong chuyến đi sứ trước đó của Hồ Ngạn Thần không ít nhiều có tác động đến trung can của Nguyễn Biểu.

Trở lại với tài liệu do Hoàng Xuân Hãn cung cấp, đó là từ gia phả họ Hoàng của ông, Hoàng Xuân Hãn vốn là con cháu danh sĩ Hoàng Trừng, và Hoàng Trừng – người viết quyển “Nghĩa sĩ truyện” kia – chính là cháu ngoại Nguyễn Biểu!

Chuyện trong gia phả người ta, tôi chẳng dám lạm bàn, chỉ xin các bậc thức giả máu nóng chứa chan cứ thích dân tộc ta toàn bậc gan dạ anh hùng nên tốp bớt lại, chớ nên nhập nhằng những giai thoại truyền kỳ rồi ngụy tạo thành chính sử cho con cháu thi đua học tập nữa, vậy đi!

Nguyễn Biểu là tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam, quê ở quê làng Bình Hồ, huyện La Sơn, trấn Nghệ An [nay thuộc xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh]. Ông đỗ Thái học sinh [Tiến sĩ] cuối thời Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Thái sử [Ngự Sử]. Khi quân nhà Minh xâm lược Đại Ngu, ông đã phò vua Trần Trùng Quang Đế [1409-1413] tổ chức cuộc kháng chiến.

Năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, vua Trùng Quang Đế chạy vào Hóa Châu, sai ông đi sứ giảng hoà, gặp Trương Phụ xin cầu phong, cốt thực hiện kế hoãn binh, kéo dài thời gian để cho Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị xây dựng binh lực. Tướng Minh Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn, cốt để thị oai. Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: "Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc!" , nói đoạn, lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ Cỗ đầu người khiến Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về.

Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy ton hót với Phụ rằng Nguyễn Biểu nói: "Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ" [có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được Trương Phụ]. Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại. Đối được mới cho về, không đối được thì chém. Nguyễn Biểu ung dung đối lại rằng: "Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần" [còn ba tấc lưỡi của ta, nhà Trần vẫn còn!]. Trương Phụ giận lắm, đổi ý không tha nữa, lại sai cắt lưỡi của ông. Kế đó, Trương Phụ sai trói ông vào chân cầu, để cho nước thủy triều lên cao dìm chết. Tương truyền ở dưới chân cầu ông dùng móng tay vạch vào thân cầu tám chữ: "Thất nguyệt, thập nhất nhật Nguyễn Biểu tử" [Nguyễn Biểu tử tiết ngày 11 tháng 7].

Video liên quan

Chủ Đề