Nguyên nhân của sự nghèo đói

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (năm 1993) nhận định: “sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hóa và thể lực của nòi giống. Nếu xu thế này cứ tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (năm 1993) nhận định: “sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hóa và thể lực của nòi giống. Nếu xu thế này cứ tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt”.

Dân số vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với sự phát triển bền vững của mọi quốc gia. Nếu thực hiện tốt những chiến lược và chính sách dân số cùng với việc phát triển sản xuất, ổn định xã hội sẽ tạo thành yếu tố tổng hòa để cho mỗi thành viên của cộng đồng, của xã hội đều có cuộc sống ấm no.

1. Sự gia tăng dân số

Nước ta đã đạt được những thành tựu khả quan trong việc thực hiện những chiến lược dân số, kế hoạch hóa gia đình năm 2002. Mức sinh đã giảm nhanh trong thập kỷ vừa qua. Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, về cơ bản, đã được khống chế.

Tuy nhiên, do quy mô dân số lớn và tiếp tục gia tăng, dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ tiếp tục đặt ra những thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Những vùng có mật độ dân số cao thường là những vùng đông dân, có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21,1% tổng dân số cả nước với 16,1 triệu người. Tiếp đến là đồng bằng sông Hồng chiếm 19% với dân số là 14,8 triệu người. Vùng  Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc chiếm 45% diện tích đất cả nước có tiềm năng đất đai và thiên nhiên nhưng chỉ chiếm 21%.

 Việt Nam đang phải chịu sức ép tăng trưởng dân số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phải tạo việc làm cho hàng triệu người hàng năm đến tuổi lao động, phải nuôi khoảng 1,5 - 2,5 triệu trẻ em ra đời trong khi vấn đề đầu tư phát triển kinh tế và xã hội còn hết sức hạn hẹp, nhỏ bé.

Chúng ta vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới, mật độ dân số lại quá cao năm 1989 là 194 người/km2 tăng lên 231 người/km2 năm 1999. Nhiều địa phương ở các vùng đồng bằng như Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình có mật độ trên 1000 người/km2. Điển hình là Hà Nội có mật độ cao nhất là 3000 người/km2. Có thể nói Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Hiện nay, sau khi có Pháp lệnh dân số cùng Nghị định hướng dẫn thực hiện thì sự gia tăng dân số càng thấy rõ hơn. Vì thế, đã dẫn tới một loạt các vấn đề nảy sinh như: thất nghiệp, nhà ở, ô nhiễm môi trường, và đặc biệt là đói nghèo.

2. Nạn đói nghèo

Đói nghèo đã và đang là vấn đề đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đói nghèo lạc hậu được xem là lực cản kìm hãm sự phát triển.

Mức đói nghèo chung của Việt Nam được các tổ chức quốc tế như Liên hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới đánh giá trong các báo cáo hàng năm về phát triển. Trên thế giới thì GNP bình quân đầu người là 5.000 USD/năm, trong khi đó tính đến năm 2000 Việt Nam không chắc đã đạt tới 400 USD/năm, nghĩa là dưới mức trung bình của thế giới 10 lần.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã xác định ngưỡng đói, nghèo tuyệt đối qua các mốc thời gian như sau:

Lần 1: Năm 1993

- Hộ đói: Thu nhập dưới 13 kg quy gạo/người/tháng (đối với thành thị) và dưới 8kg quy gạo (đối với nông thôn).

- Hộ nghèo: Thu nhập dưới 20 kg quy gạo/người/tháng (đối với thành thị) và dưới 15 kg quy gạo (đối với nông thôn).

Lần 2: Năm 1995

- Hộ đói: thu nhập dưới 13 kg quy gạo/người/tháng (đối với mọi vùng).

- Hộ nghèo: Tính 3 vùng cụ thể như sau:

+ Nông thôn, miền núi, hải đảo dưới 15kg quy gạo/người/tháng.

+ Nông thôn, miền đồng bằng, trung du, dưới 20 kg quy gạo/người/tháng.

+ Thành thị: dưới 25kg quy gạo/người/tháng.

Lần 3: 1997

- Hộ đói: thu nhập dưới 13 kg quy gạo/người/tháng tương đương với 45.000đ (giá năm 1997, cho tất cả các vùng).

- Hộ nghèo: theo 3 vùng cụ thể như sau:

+ Nông thôn, miền núi, hải đảo: dưới 15 kg quy gạo/ người/ tháng (= 55.000 đồng).

+ Nông thôn, miền đồng bằng, trung du: dưới 20 kg quy gạo/ người/ tháng (= 70.000 đồng).

+ Thành thị: dưới 25 kg quy gạo/ người/ tháng (=90.000 đồng)

Lần 4: Giai đọan 2001-2005

-Hộ nghèo: theo 3 vùng cụ thể như sau:

+ Nông thôn, miền núi, hải đảo: dưới 80.000 đồng/người/tháng, 960.000 đồng/người/năm.

+ Nông thôn, đồng bằng, trung du: dưới 100.000 đồng/người/tháng, 1.200.000 đồng/người/năm.

Nếu địa phương nào có mức thu nhập bình quân cao hơn trung bình  cả nước thì có thể nâng chuẩn mực nghèo cao thêm . Kết qủa đã thay đổi tỷ lệ nghèo trong cả nước từ 11% năm 2000 lên tới 17% năm 2001. Do chúng ta không còn hộ đói hoặc tình trạng đói cơ bản đã đựơc giải quyết, cho nên lần 4 này không có chuẩn đói.

Vì xác định ngưỡng đói, nghèo quá thấp như trên, cho nên đã có sự đánh giá khá lạc quan về thành tựu xóa đói, giảm nghèo: Năm 1998 tỷ lệ hộ đói nghèo  là 15% (khoảng 2,4 triệu hộ), năm 1999 còn 13%, năm 2000 xuống còn 11% và đầu năm 2001 là 10%. Còn theo mức chuẩn quốc tế thì mức đói nghèo cao hơn đối với các nước đang phát triển, được xác định bằng 1 USD/người/ngày.

Theo kết quả các cuộc điều tra, khảo sát, trên 90% hộ nghèo là ở khu vực nông thôn, trong đó tuyệt bộ phận là hộ thuần nông hoăc hộ làm nông nghiệp chính.

Chênh lệch mức chỉ tiêu bình quân đầu người giữa nông thôn và đô thị hiện nay  khoảng 2-3 lần, tình trạng phân tầng đô thị (giàu) - nông thôn (nghèo) vẫn là một hằng số.

Phân tầng giàu nghèo theo các vùng miền cũng là một hiện tượng lịch sử, mà công cuộc đổi mới chưa thể khắc phục được. Những vùng miền núi, dân tộc ít người cao nhất, đặc biệt là miền núi phía Bắc, miền Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

Ngoài ra, tình trạng đói nghèo của các dân tộc ít người là 75,3% (năm 1998), số người nghèo chung cả nước chiếm tỷ lệ 28,5% (năm1998). Từ đó thì sự phân cực giàu nghèo cũng trông thấy rất rõ rệt, giàu nghèo cách biệt 10 lần.

Tóm lại, đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp. Sự phát triển nền kinh tế  thị trường cùng với sự gia tăng dân số như hiện nay đã làm cho khoảng cách giữa người giàu và người nghèo càng tăng lên. Đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới đói nghèo.

Mặc dù chúng ta đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong thời kỳ đổi mới, cụ thể là trong báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1995, Việt Nam đang đứng thứ 5 kể từ nước đói nghèo nhất thế giới  trở lên, nhưng đến năm 1997 Việt Nam  được nâng lên thứ 15 trong số 49 nước có thu nhập thấp nhất thế giới và đến năm 1999 nâng lên thứ 19. Thành tựu  nâng chỉ số phát triển con người (HDI) cao hơn so với nhóm nước cùng mức thu nhập  bình quân đầu người thì những tiến bộ của chúng ta vẫn dưới mức trung bình của thế giới.

Việt Nam vẫn là quốc gia có quy mô dân số lớn thứ hai ở Đông Nam á và đứng thứ 13 trên thế giới. Vì thế, với sự gia tăng dân số như hiện nay cộng với chất lượng dân số thấp, đó luôn là một trở ngại cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

ở Việt Nam từ đầu thập niên 60 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc hoạch định và thực thi chính sách dân số quốc gia, nhằm giảm mức sinh, mức tử, nâng cao chất lượng dân số và phân bổ dân cư hợp lý. Chính sách dân số giảm mức sinh ở Việt Nam ra đời cách đây hơn 40 năm được đánh dấu bằng Quyết định 216/CP ngày 26.12.1961 của Hội đồng Chính phủ.

Tiếp tục phát huy thành quả của Chương trình Dân số góp phần phát triển kinh tế xây dựng đất nước, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, các cấp tiến hành đánh giá tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược dân số - kế hoạch hóa gia đình. Qua tổng kết sẽ rút ra bài học kinh nghiệm, đặc biệt là những mặt yếu kém cần khắc phục để có giải pháp thực hiện tốt hơn những mục tiêu được đặt ra trong Chiến lược Dân số Việt Nam 2001 - 2010.

Đồng thời, năm 2001 cũng là năm đầu thực hiện chương trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005, với mục tiêu giảm 300.000 hộ nghèo (2%), tạo việc làm mới cho 1.3 - 1.4 triệu lao động. Trên 20 tỉnh, thành phố đã có quyết định thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm.

Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan… cho thấy, các nước đó chỉ có sự phát triển nhảy vọt về kinh tế khi trước đó đã thực hiện có kết quả tốt về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

Do vậy, để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, chúng ta cần tiếp tục thực hiện Chương trình dân số, thực thi các chính sách nâng cao chất lượng dân số kết hợp với khuyến khích phát triển sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, hỗ trợ người nghèo, xã nghèo về y tế, giáo dục, an sinh xã hội… đặc biệt đối với các vùng khó khăn như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long./.