Nguyên nhân răn đô c că n

Mùa mưa cảnh giác với rắn cắn

BVĐK tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận bệnh nhân H.V.T (37 tuổi, Quảng Hòa, Cao Bằng) bị rắn cắn vào mu bàn tay trái.

Trước đó, trong lúc đang nghỉ ngơi trong nhà, người bệnh bị rắn bò vào nhà cắn vào mu bàn tay trái, sau đó lan ra đau nhức cả cánh tay. Ngay lập tức bệnh nhân được người nhà đưa vào BVĐK Quảng Hòa cấp cứu và nhanh chóng chuyển lên BVĐK tỉnh Cao Bằng.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc tốt, mạch ngoại biên không thấy, da xanh, niêm mạc hồng, mu bàn tay trái có vết cắn sưng nề, chảy máu, đau tê lan lên cẳng tay. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm độc rắn cắn và được các bác sĩ nhanh chóng xử trí vết thương, lấy nọc độc ra khỏi cơ thể. 

Qua trường hợp của bệnh nhân trên, các bác sĩ cảnh báo: Vào mùa mưa, bệnh nhân nhập viện cấp cứu do bị rắn độc cắn thường gia tăng. Với thời tiết ẩm ướt, nhất là tại các vùng đồng bằng, vùng núi cao, nơi thường xuyên xảy ra ngập lụt rất dễ xảy ra hiện tượng côn trùng vào nhà. 

Do vậy, khi thời tiết mưa bão, cần đóng kín cửa, bịt các lỗ thông cửa nhằm tránh côn trùng và rắn vào nhà. Trong nhà có thể trồng thêm các bụi sả, cây sắn dây, cây lưỡi hổ, đây là những loại cây gây khó chịu với loài rắn. 

Ngoài ra, nên nuôi chó mèo để giúp phát hiện những sinh vật bất thường. Dọn dẹp nhà thường xuyên để tránh các ổ rắn làm tổ hoặc đẻ trứng trong nhà.

Nguyên nhân răn đô c că n

Khi bị rắn độc cắn cần được sơ cứu đúng cách để làm chậm và hạn chế nọc độc xâm nhập vào cơ thể nạn nhân.

Sơ cứu đúng cách khi bị rắn cắn

TS. BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) cho biết thời gian từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm sinh sôi phát triển của các loại rắn độc. Nhất là vào thời điểm mùa mưa bệnh nhân nhập viện do rắn độc cắn tăng cao. 

Việt Nam có khoảng 60 loài rắn độc, mỗi loại có cơ chế gây độc khác nhau nên tùy theo loại rắn sẽ có các biện pháp sơ cứu cũng như sử dụng các loại huyết thanh khác nhau. Do đó, nếu bắt được rắn, người dân cần mang theo con rắn đến bệnh viện để bác sĩ nhanh chóng xác định đúng loại huyết thanh.

BS. Nguyên nhấn mạnh, hầu hết các trường hợp bị rắn độc cắn, nọc độc sẽ gây liệt cơ, dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp đến viện trễ do người dân loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu như chích hút nọc đọc, đắp lá... đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) mới đưa bệnh viện, lúc này điều trị rất khó khăn và tốn kém.

Rất nhiều trường hợp tự ý buộc garô, làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể). Nếu quá 40 phút, chân tay rất dễ bị thiếu máu, gây hoại tử. Thực tế, đã có nhiều trường hợp phải cắt cụt chi vì buộc garô quá lâu.

Ngoài ra, người dân cần tránh trích, rạch, trâm, chọc, hút máu tại vùng vết cắn. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy các biện pháp này không có lợi ích rõ ràng, gây hại thêm cho bệnh nhân như tổn thương mạch máu, dây thần kinh, nhiễm trùng nặng thêm, chảy máu khó cầm...

Thay vào đó cần sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có trang thiết bị để cấp cứu hô hấp, tim mạch hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu để điều trị.

Ngay khi bị cắn, nên nằm bất động hoặc băng ép bất động chân, tay bằng nẹp, việc đi lại vận động sẽ khiến chất độc ngấm nhanh hơn. Sau đó, duy trì băng ép, vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.

Nếu bệnh nhân khó thở trên đường, cần thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...


Khi sơ ý bị rắn cắn, bạn không nên chủ quan vì có thể gây nguy hiểm nếu rắn là loài có nọc độc. Vậy làm sao để nhận biết vết cắn là của rắn độc hay rắn thường? Trường hợp bị rắn độc cắn, bạn cần xử lý ra sao?

Theo chuyên gia bệnh viện Bạch Mai, mỗi loại rắn cắn có đặc điểm khác nhau. Rắn độc thường cắn người rồi nhả ra ngay. Ở Việt Nam có 135 loài rắn, trong đó rắn độc khoảng 32 loài (chiếm 25%). Rắn độc có 2 họ, đó là rắn hổ và rắn lục.

Vết cắn của rắn độc và rắn thường khác nhau như thế nào?

Bạn có thể nhận biết mình có bị rắn độc cắn hay không bằng việc quan sát vết rắn cắn:

    • Rắn có độc: Đây là loại rắn nguy hiểm. Nạn nhân sau khi bị cắn thường có phản ứng ngay lập tức hoặc sau vài giờ. Người bị cắn thường có biểu hiện miệng bị cứng lại, mắt mờ, ứ đọng đờm nhớt, nôn ra máu. Nhìn vào vết thương sẽ thấy 2 vết răng nanh, mỗi răng cách nhau khoảng 5mm và một số vết răng nhỏ.
    • Rắn không độc: Không gây ra phản ứng cho nạn nhân. Nhìn vào vết cắn thấy 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và đặc biệt không có răng nanh.

Dấu hiệu bị rắn độc cắn là gì?

Nguyên nhân răn đô c că n

Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị rắn độc cắn bao gồm:

  • Vết cắn gây đau
  • Tại vết cắn bị sưng, tấy đỏ và bầm tím, lan ra xung quanh vết bị rắn cắn
  • Buồn nôn, tiếp theo là nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Nổi các cục u ngứa trên da (phát ban hoặc mề đay)
  • Sưng môi, lưỡi và nướu
  • Khó thở hay thở khò khè, tương tự như bệnh hen suyễn
  • Tinh thần lú lẫn, chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Nhịp tim không đều.

>>> Đọc thêm: 7 cách cầm máu nhanh tại nhà khi bị thương

Một số cách xác định nhóm rắn độc cắn sau:

Nếu bị nhóm rắn hổ cắn

Các loại rắn như hổ mang, rắn ráo… (loại Colubridae) có độc tố thần kinh. Chỗ rắn cắn không đau lắm nhưng chân tê bại, mệt mỏi cao độ, buồn ngủ, muốn ngất, nấc, nôn, mạch yếu, huyết áp hạ, khó thở, hôn mê rồi tử vong sau 6 giờ.

Nếu bị nhóm rắn lục cắn

Rắn lục có độc không? Rắn lục (loại Vipéridae) có độc tố gây xuất huyết. Toàn chi bị rắn cắn đau dữ dội, da đỏ bầm, có những đám xuất huyết, chỗ bị rắn cắn phù (sau dễ bị hoại tử). Sau 30 phút tới 1 giờ có hiện tượng nôn, ỉa lỏng, mạch nhanh nhỏ, huyết hạ, ngất xỉu.

Mức độ nghiêm trọng của nọc độc

Nhiều yếu tố quyết định mức độ nghiêm trọng của nọc độc rắn như:

  • Nhóm/loài rắn nào, kích thước của con rắn
  • Chiều sâu, kích thước của vết cắn: Như vết cắn đầu hay cổ, thân thường nguy hiểm hơn phần tay và chân
  • Số lượng nọc độc, số lượng vết cắn
  • Tuổi tác, thể trạng sức khoẻ của người bệnh
  • Độ nhạy của người bệnh
  • Thời gian từ khi bị cắn tới khi được sơ cứu và điều trị tại cơ sở y tế

Cách sơ cứu sau khi bị rắn cắn

Nguyên nhân răn đô c că n

Tham khảo một số bước sơ cứu khi bị rắn độc cắn:

  • Giữ cho nạn nhân bình tĩnh, hoảng loạn có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, khiến nọc độc lan nhanh. Bạn có thể trấn an rằng, vết cắn có thể được điều trị dễ dàng tại bệnh viện.
  • Hạn chế di chuyển nạn nhân và để nơi bị rắn cắn thấp hơn vị trí tim nhằm giảm tốc độ lan về tim của nọc độc. Bạn có thể nẹp đơn giản để cố định vùng bị cắn.
  • Cởi bỏ các trang sức như nhẫn hoặc vòng đeo nếu chỗ bị rắn cắn là tay hoặc chân, vì nơi bị cắn có thể bị sưng.
  • Vết cắn bắt đầu sưng và đổi màu tái là dấu hiệu nạn nhân bị rắn độc cắn.
  • Nếu có thể, hãy kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân như thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp. Nếu nạn nhân có dấu hiệu bị sốc (như tím tái), hãy đặt nạn nhân nằm xuống, nâng chân lên cao quá đầu và giữ ấm nạn nhân bằng chăn.
  • Mang theo con rắn đến nơi cấp cứu nếu bạn đã bắt được nó. Nếu không, bạn cũng không cần phí thời gian đi tìm vì rất nguy hiểm. Khi mang theo rắn, hãy lưu ý cẩn thận vùng đầu vì rắn vẫn có thể cắn sau khi chết nhiều giờ (do phản xạ).
  • Nếu không xác định được loài rắn đã cắn nạn nhân, bạn không nên cắt rạch trên vết rắn cắn và hút nọc độc vì rất nguy hiểm cho bạn và nạn nhân.

>>> Đọc thêm: 10 cách làm vết thương mau lành tại nhà (vết thương kín/hở)

Nếu bị nhóm rắn hổ cắn

  • Băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón… Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.
  • Tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím và cồn.
  • Rạch nhẹ vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2 cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.
  • Hút máu tại chỗ rắn cắn để đưa bớt độc tố ra khỏi cơ thể nạn nhân. Hút đến khi thấy máu đỏ tươi chảy ra thì dừng lại.
  • Rửa lại vết cắn rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.

Nếu bị nhóm rắn lục cắn

Nguyên nhân răn đô c că n

  • Trước tiên cần giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Bạn lưu ý, với trường hợp này không cần garô, rạch rộng, hút máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
  • Khi sơ cứu xong cần chuyển nạn nhân tới ngay bệnh viện có khoa hồi sức cấp cứu. Tuyệt đối không đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.
  • Nếu bị rắn cắn sau 15-30′ mà vết cắn không đau, không phù, chỗ bị cắn không tê bại thì không phải rắn độc cắn.
  • Hãy đến phòng cấp cứu càng nhanh càng tốt để có thể được cấp cứu và chữa trị bằng thuốc thích hợp. Buộc vết thương thôi vẫn chưa đủ đảm bảo trừ khi nạn nhân sẽ được chăm sóc y tế trong vòng hơn 2 giờ sau khi bị cắn.

>>> Tìm hiểu: Ong đốt bôi gì cho bớt sưng nhức? Khi nào cần cấp cứu ngay?

Làm thế nào để tránh rắn độc cắn?

Để tránh bị rắn cắn, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh những nơi có khả năng có rắn ẩn nấp, chẳng hạn như dưới tảng đá và gỗ.
  • Mặc dù hầu hết các loài rắn đều không có nọc độc, nhưng hãy tránh đụng chạm hoặc đùa giỡn với bất kỳ loài rắn nào.
  • Nếu bạn thường xuyên đi lại ở những vùng nguy hiểm, hãy mua bẫy rắn (có sẵn ở các cửa hàng cung cấp dụng cụ).
  • Đừng làm kích động một con rắn. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến các trường hợp bị rắn cắn nghiêm trọng.
  • Hãy dùng gậy để dò đường phía trước khi đi vào những khu vực tối.
  • Khi đi bộ đường dài trong một khu vực có rắn tiềm ẩn, hãy mặc quần dài và đi giày cổ cao.

>>> Xem thêm: Bị bò cạp cắn phải làm sao cho hết nhức?

Hy vọng bạn đọc có thêm cách xác định và sơ cứu khi bị rắn độc cắn để tránh nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ của chính mình!