Nhân viên kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản là gì năm 2024

Theo FAO (2008) thì Nuôi trồng thủy sản (tiếng Anh: Aquaculture) là nuôi các loài thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ, an toàn vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nguyên liệu thủy sản.

Để cho dễ hiểu hơn, Nuôi trồng thủy sản là một ngành kỹ thuật nhằm đào tạo kỹ sư nuôi hay sản xuất động và thực vật dưới nước do xuất xứ từ thuật ngữ Aqua (nước) + Culture (nuôi). Đây là một lĩnh vực rất rộng và là một nghề có tiềm năng phát triển rất mạnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

TẠI SAO NÊN HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Theo quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản của cả nước đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hình thành trung tâm thủy sản tại Cần Thơ; trung tâm nghề cá Tây Nam Bộ tại Kiên Giang; thu hút đầu tư, sản xuất xuất khẩu sản phẩm thủy sản an toàn; thu hút nguồn nhân lực thủy sản trình độ cao từ các trung tâm, viện, trường (Thủy sản Việt Nam, 2015), đây là lí do nên lựa chọn học ngành Nuôi trồng thủy sản.

KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN LÀM VIỆC Ở ĐÂU?

Ai cũng muốn dễ dàng tìm được công việc ổn định và thu nhập cao, đến với ngành Nuôi trồng thủy sản bạn sẽ có được những điều trên. Khi ra trường bạn có thể làm việc ở các công ty lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các sơ sở sản xuất giống, các Sở Nông nghiệp, Sở Khoa học công nghệ, tư vấn cho các hộ nuôi hay là tự mình đứng ra làm chủ trang trại còn nếu như bạn thích kinh doanh bạn có thể mở cửa hàng thuốc thú y, thức ăn cho thủy sản tất cả đều được. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Thủy Sản Việt Nam thì một việc làm ổn định và thu nhập cao cho bạn là điều thật dễ dàng để lưa chọn.

Còn nếu bạn muốn học lên thì cũng thật dễ dàng với những chương trình đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ ở các trường Đại học trong và ngoài nước.

HỌC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ BẠN SẼ ĐƯỢC GÌ?

Sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành sinh viên có cơ hội thực hành, thực tập thực tế nhiều nhất. Bạn có biết vì sao không? Bởi vì chương trình đào tạo nành NTTS của Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô theo hướng ứng dụng, tăng thực tập, kỹ năng nghề nghiệp được chú trọng; học phải đi đôi với hành bằng các học phần thực tập tại phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm hay trại sản xuất, công ty nuôi trồng thủy sản… Đó là cơ hội rất tốt giúp sinh viên ôn lại kiến thức lý thuyết và vận dụng linh hoạt vào thực tế.

Tay nghề của sinh viên được Ban chủ nhiệm Khoa chú trọng và đánh giá bằng kết quả bảo vệ khóa luận tốt nghiệp hằng năm và từ năm học 2014 – 2015, ngoài kỹ năng mềm, sinh viên phải có thêm chứng chỉ kỹ năng nghề khi ra trường, điều này góp phần nâng cao tay nghề, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng và xã hội.

Từ năm 2010 – 2015, Trường Đại học Tây Đô đã có tất cả 411 kỹ sư ngành Nuôi trồng thủy sản ra trường, tất cả đều có việc làm, giữ nhiều vị trí quan trọng trong các công ty thủy sản, viện, trường… hay tự mở công ty thủy sản ở địa phương. Bên cạnh đó, đã có 26 cựu sinh viên nuôi trồng thủy sản đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản.

Trong thời gian tới, Khoa, nhà Trường tăng cường liên kết với nhiều công ty, doanh nghiệp, trang bị mới phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm nhằm đẩy mạnh rèn nghề, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp trong sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản.

- Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07).

- Tên ngành được in trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.

Giới thiệu

Ngành Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) đào tạo Kỹ sư NTTS có khả năng tổ chức sản xuất và vận hành (i) cơ sở nhân giống, nuôi trồng các loài động, thực vật thủy sinh cả trong nước ngọt, lợ và mặn; hay (ii) cơ sở dịch vụ, kinh doanh và chế biến thủy sản.

Sinh viên được học các kiến thức chuyên môn từ định danh, phân loại đến đặc điểm sinh học, vòng đời và môi trường sống của động, thực vật thủy sinh; được trang bị các kỹ thuật và cơ hội rèn luyện tay nghề về nhân giống và kỹ thuật nuôi (cá, tôm, thân mềm, thủy đặc sản…), nhu cầu dinh dưỡng và chế biến thức ăn cho tôm cá, biết quản lý sức khỏe vật nuôi và chất lượng nước ao nuôi, sử dụng được trang thiết bị hiện đại trong nuôi thủy sản.

Vị trí làm việc

- Phụ trách kỹ thuật và quản lý các trang trai sản xuất giống và nuôi thủy sản

- Quản lý vùng nuôi, cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu

- Phụ trách kỹ thuật nuôi trong các nghiên cứu phát triển sản phẩm của các công ty chế biến thuốc và thức ăn thủy sản

- Phụ trách kỹ thuật phân tích trong các phòng thí nghiệm chất lượng nước; khảo nghiệm thử nghiệm giống nuôi và sản phẩm cung ứng cho nuôi trồng thủy sản;

Kỹ thuật viên nuôi trồng thủy sản là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Nuôi trồng thủy sản là một ngành kỹ thuật nhằm đào tạo kỹ sư nuôi hay sản xuất động và thực vật dưới nước do xuất xứ từ thuật ngữ Aqua (nước) + Culture (nuôi). Đây là một lĩnh vực rất rộng và là một nghề có tiềm năng phát triển rất mạnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ngành nuôi trồng thủy sản bao nhiêu điểm?

Điểm chuẩn ngành Nuôi trồng thuỷ sản năm 2023.

Ngành nuôi trồng thủy sản học những môn gì?

Sinh viên sẽ được học các kiến thức cơ sở và chuyên ngành về lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản như sinh lý, dinh dưỡng, di truyền và chọn giống thủy sản, thức ăn tự nhiên, thuốc hóa chất trong NTTS, bệnh học thủy sản, kỹ thuật sản xuất và nuôi các loài thủy sản, thực tế chuyên môn, rèn nghề …

Kỹ sư thủy sản học ngành gì?

Khoa học thủy sản (Kinh doanh, nuôi trồng, chế biến và khai thác thủy sản) là ngành đào tạo ra Cử nhân và Kỹ sư thuộc các chuyên ngành Kinh doanh thủy sản, Nuôi trồng, Chế biến và khai thác thủy sản dựa trên kiến thức nền tảng khoa học và công nghệ thủy sản.