Nhân xét nào sau đây đúng với ý nghĩa của cụm từ ta với ta trong bài thơ Bạn đến chơi nhà

Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình Khác nhau: - Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến: + Ta: Tác giả [Nguyễn Khuyến] + Ta: Khách [bạn] => Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. - trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan: + Ta: Đều chỉ tác giả [Bà Huyện Thanh Quan] => Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng Cụm từ ta với ta: + Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ + Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ. Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài Khác: * Qua Đèo Ngang: - Tuy hai mà một [tác giả đối diện với chính mình] - Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang * Bạn đến chơi nhà: - Tuy một mà hai [Chủ và khách] - Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

Câu 10. Nhận định nào không đúng về bài thơ?

A. Bài thơ thể hiện tâm trạng mừng vui khi có bạn đến chơi nhà.

B. Thể hiện cuộc sống nghèo túng, khốn khó và nỗi hổ thẹn với bạn.

C. Sử dụng từ ngữ thuần việt, giản dị, gần gũi cuộc sống thôn quê.

D. Thể hiện tình bạn đầm đà, thắm thiết.

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1ACâu 6D
Câu 2CCâu 7B
Câu 3CCâu 8A
Câu 4ACâu 9C
Câu 5BCâu 10B

Giang [Tổng hợp]

Mỗi câu dưới đây mắc loại lỗi nào về quan hệ từ:

Hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ này....

Thêm các quan hệ từ thích hợp để hoàn thành các câu dưới đây:

Thay các quan hệ từ dùng sai trong các câu bằng các quan hệ từ thích hợp.

Cho biết các quan hệ từ [in đậm] trong các câu dưới đây dùng đúng hay sai:

Sưu tầm những câu thơ, đoạn văn về tình bạn

Sách giải văn 7 bài trắc nghiệm: bạn đến chơi nhà [Cực Ngắn], giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 7, sách giải ngữ văn lớp 7 bài trắc nghiệm: bạn đến chơi nhà sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 7 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt được điểm tốt:

Câu 1. Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì?

A. Thất ngôn bát cú

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Lục bát

D. Song thất lục bát

Đáp án:

Đáp án: A

Câu 2. Thể thơ của bài giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây:

A. Bài ca Côn Sơn

B. Sông núi nước Nam

C. Qua Đèo Ngang

D. Sau phút chia ly

Đáp án:

Đáp án: C

Câu 3. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là của tác giả?

A. Nguyễn Trãi

B. Nguyễn Du

C. Nguyễn Khuyến

D. Nguyễn Đình Chiểu

Đáp án:

Đáp án: C

Câu 4. Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?

A. Ao sâu nước cả

B. Cải chửa ra cây

C. Bầu vừa rụng rốn

D. Đầu trò tiếp khách

Đáp án:

Đáp án: A

Câu 5. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “cả” trong câu “Ao sâu nước cả khôn chài cá”

A. To

B. Lớn

C. Dồi dào

D. Tràn trề

Đáp án:

Đáp án: B

Câu 6. Từ câu thơ thứ hai đến câu sáu, tác giả nói về sự thiếu thốn về vật chất nhằm mục đích gì?

A. Miêu tả cảnh nghèo của mình

B. Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình

C. Không muốn tiếp đãi bạn

D. Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc

Đáp án:

Đáp án: D

→ Lối nói hóm hỉnh, hài hước giúp tác giả nói tới những thiếu thốn về vật chất không có để tiếp đãi bạn, nhưng tình cảm thì luôn dạt dào, đong đầy

Câu 7. Bài thơ có cụm từ “ta với ta” giống hệt về ý nghĩa của cụm từ này trong bài Qua Đèo Ngang, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án:

Đáp án B

→ Cụm từ ta với ta trong bài Qua Đèo Ngang để nói về sự hiện diện chỉ có nhân vật trữ tình cô đơn, buồn tẻ một mình bản thân, còn với bài Bạn đến chơi nhà “ta với ta” là người nói với người bạn.

Câu 8. . Nhận xét về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà?

A. Tình bạn chân thành, thắm thiết, trong sáng, không màng tới vật chất

B. Tình bạn nghèo nàn, thiếu thốn đủ đường

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B sai

Đáp án:

Đáp án: A

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời:

Quảng cáo

- Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng. Là diễn tả nỗi cô đơn khi đối diện với chính mình.

- Trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình. Diễn tả niềm vui, tuy hai mà một trong ngày gặp lại. Đó là tình bạn tri kỉ, thân thiết gắn bó.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề