Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa các ngành. Là sự chuyển dịch sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của lao động trong điều kiện kinh tế-xã hội ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.

Cơ cấu kinh tế là thuộc tính của hệ thống kinh tế, nó phản ánh tính chất và trình độ phát triển của hệ thống kinh tế. Sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng của Cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế ngành của một quốc gia, địa phương nếu hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững và ngược lại.

Cơ cấu kinh tế là gì?

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành nghề, bộ phận kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau tạo thành một hệ thống hình thành nên nền kinh tế của một quốc gia, dựa trên mục tiêu và định hướng của khu vực, quốc gia đó. Cơ cấu kinh tế bao gồm: Có nhiều loại cơ cấu kinh tế như: Cơ cấu khu vực kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu theo thành phần kinh tế,  cơ cấu thương mại quốc tế, cơ cấu theo khu vực thể chế,..

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì?

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa các ngành. Là sự chuyển dịch sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của lao động trong điều kiện kinh tế-xã hội ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Dễ hiểu hơn là ngành nào có tốc độ phát triển mạnh hơn thì sẽ tăng tỉ trọng của ngành đó, ngành nào có tốc độ phát triển thấp hơn thì điều chỉnh giảm tỉ trọng của ngành đó cho phù hợp tổng thể chung của nền kinh tế.

Nền kinh tế ngày càng phát triển thì sự phân hóa ngành ngày càng tăng, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Trong giai đoạn chuyển mình thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng rõ cho thấy sự phát triển của năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội.

Các loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế

– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Là sự vận động chuyển dịch vị trí, tỷ trọng của các ngành kinh tế và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng để phù hợp với năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội.

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành tại Việt Nam những năm gần đây được đánh giá có sự thay đổi rõ rệt. Điều đó được thể hiện ở sự sụt giảm tỷ trọng các ngành nông – lâm –ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ở các ngành công nghiệp và dịch vụ.

– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng: Là sự chuyển dịch tỷ trọng các ngành kinh tế xét theo từng vùng. Để có thể khai thác tối đa nguồn lực của từng địa phương, cần có những chính sách phân bổ riêng cho từng khu vực dựa trên điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội.

Thành phần kinh tế nhà nước có tỷ trọng suy giảm, tuy nhiên vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Ngược lại, thành phần kinh tế tư nhân lại có tỷ trọng ngày càng tăng mạnh. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng lên nhanh chóng kể từ khi nước ta gia nhập WTO.

– Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Là sự chuyển dịch các ngành kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh, vùng trọng điểm kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và nguồn lực của mỗi quốc gia.

Việt Nam hiện hình thành và hoạt động trên 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của 3 vùng lãnh thổ cũng có sự chuyển dịch đáng kể.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Các nhân tố làm ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được chia thành 3 nhóm:

Nhóm 1, các nhân tố địa lý – tự nhiên như: Khí hậu, đất đai, tài nguyên khoáng sản, nguồn nước, nguồn năng lượng. Đây là nguồn tư liệu sản xuất và tiêu dùng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hình thành cơ cấu kinh tế. Trong đó, Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý chính trị – kinh tế đặc biệt với nhiều tiềm năng phát triển du lịch, thích hợp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nhóm 2, nhân tố kinh tế – xã hội bên trong đất nước như: Quan hệ sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cung – cầu thị trường, trình độ phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đang được các quốc gia trên thế giới đánh giá có nguồn nhân lực tốt, thích hợp.

Nhóm 3, nhân tố bên ngoài đất nước như: Quan hệ kinh tế đối ngoại và phân công lao động quốc tế. Với những thế mạnh của Việt Nam, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia và các tổ chức quốc tế lựa chọn đưa vào danh sách đối tác quan trọng khi cân nhắc các quyết định đầu tư.

Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta

Cho bảng số liệu

Bảng 29.2. Cơ cấu gía trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ [Đơn vị: %]

Vùng 1996 2005
Đồng bằng sông Hồng 17,1 19,7
Trung du và miền núi Bắc Bộ 6,9 4,6
Bắc Trung Bộ 3,2 2,4
Duyên hài Nam Trung Bộ 5,3 4,7
Tây Nguyên 1,3 0,7
Đông Nam Bộ 49,6 55,6
Đồng bằng sông Cửu Long 11,2 8,8
Không xác định 5,4 3,5

Hãy nêu nhận xét về sư chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta năm 1996 và 2005

* Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy:

- Vùng Đông Nam Bộ có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ cao nhất, năm 1996 chiếm 49,6%, đến năm 2005 chiếm 55,6%.

- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ nước ta qua năm 1996 và 2005 có sự thay đổi:

+ Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có xu hướng tăng tỉ trọng giá trị sản xuất [từ 17,1% lên 19.7% và 49,6% lên 55.6%].

+ Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất theo vùng: Trung du miền nui Bắc Bộ [từ 6,9% xuống 4,6%], Bắc Trung Bộ [3,2% xuống 2,4%], Duyên hải Nam Trung Bộ [53% xuống 4,7%], Tây Nguyên [1,3% xuống 0,7%], đồng bằng sông Cửu Long [11,2% xuống 8,8%].

* Nguyên nhân: Có sự thay đổi như vậy trong cơ cấu là vì trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tập trung khai thác lãnh thổ theo chiều sâu và phát huy thế mạnh vùng nên vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là hai vùng với nền tảng công nghiệp từ lâu sẽ có tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh hơn cả so với các vùng còn lại.

Cho bảng số liệu sau:
. Câu 2 trang 52 Sách bài tập [SBT] Địa lý 12 – BÀI 20. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995-2010

[Đơn vị:%]

Năm

Nông-Lâm-Ngư nghiệp

Công nghiệp-xây dựng

Dịch vụ

1995

27.2

28.8

44.0

1997

25.8

32.1

42.1

1998

25.8

32.5

41.7

2000

24.5

36.7

 

Quảng cáo

 

38.8

2005

21.0

41.0

38.0

2010

20.6

41.1

38.3

a] Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995-2010.

b] Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó

Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995-2010

b, – Cơ cấu GDP ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp giai đoạn 1995-2010 giảm [27.2-20.6%]

–  Cơ cấu GDP ngành Công nghiệp-xây dựng tăng mạnh từ 1995-2010  [28.8-41.1%]

– Cơ cấu GDP ngành dịch vụ từ 1995-2010 giảm nhẹ

Xu hướng chuyển dịch như vậy là phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Nguyên nhân:

Đường lối Đổi mới đúng đắn, phù hợp với xu hướng chuển dịch của thế giới và khu vực.

– Nhu cầu của thị trường phức tạp và tăng nhanh

– Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa nền kinh tế, chuyển từ nước Nông nghiệp sang nước Công nghiệp.

Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay?

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí cho phép: 
+ khai thác hiệu quả thế mạnh về tự nhiên, kinh tế-xã hội của mỗi vùng
+ Phát triển hợp lí, đồng đều giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và các vùng kinh tế

+ Khai thác và phát triển tổng hợp sức mạnh của đất nước, tạo sự phát triển nhanh và bền vững

- Việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Gợi ý làm bài

- Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

- Việc phát huy thế thế mạnh của từng vùng đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước.

- Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chủ Đề