Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là gì năm 2024

01/09/2010

Là nhiễm trùng gây tổn thương nhiều cơ quan, có vi khuẩn trong máu. Nguyên nhân có thể: Thứ phát: E.colin, liên cầu, Listeria Thứ phát: Thường là Klebsialla, tụ cầu, Pseudomonas 1.Chẩn đoán: Dựa vào lâm sàng và cấy máu 1.1. Lâm sàng – Tiền sử + Trẻ có đẻ non hoặc đẻ thấp cân không. + Mẹ có sốt trước khi đẻ không, có nhiễm trùng trước đẻ không. + Thời gian vỡ ối trên 12 giờ trước đẻ + Nước ối đục, bẩn, hôi + Có hồi sức lúc đẻ – Triệu chứng thực thể nghèo nàn không đặc hiệu. + Rối loạn thân nhiệt: Sốt hoặc hạ thân nhiệt + Tiêu hóa: Bỏ bú, nôn, chướng bụng, ỉa chảy, gan lách to, xuất huyết tiêu hóa + Hô hấp: Khó thở, tím tái, có thể ngừng thở. + Tuần hoàn: Mạch nhanh, có thể sốc nhiễm trùng + Thần kinh: Li bì hoặc kích thích, co giật, liệt. Thóp phồng nếu có viêm màng não mủ + Da: viêm tấy lan tỏa hoặc viêm loét mủ nhiều. + Phù cứng bì nếu nhiễm trùng nặng 1.2. Các xét nghiệm – CTM, tiểu cầu – Cấy máu – Cấy dịch các ổ nhiễm trùng: da, rốn, phân, nước tiểu… – Chọc tủy sống nếu nghi ngờ viêm màng não, xét nghiệm tế bào, protein, đường, muối trong nước não tủy. 1.3. Chẩn đoán – Chẩn đoán xác định: cấy máu [+] – Nghi ngờ nhiễm trùng huyết + Khi có một số triệu chứng lâm sàng nêu trên và các xét nghiệm gợi ý nhiễm trùng huyết như: + CTM: BC giảm [≤ 5000/mm3 hoặc ≥ 25.000/mm3] Tỷ lệ bạch cầu hạt non/bạch cầu hạt trưởng thành ≥ 0.2 Tiểu cầu 10mg/l 2. Điều trị 2.1. Kháng sinh: Dùng kháng sinh ngay khi nghi ngờ nhiễm trùng huyết. Thường dùng kháng sinh có phổ rộng,phối hợp 2 loại hoặc dựa vào vi khuẩn trẻ bị nhiễm để sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ. – Nếu bệnh nhân chưa được điều trị kháng sinh: phối hợp: + Ampecillin: 100mg/kg/24 giờ +Gentamicin: 5mg/kg/24 giờ – Nếu trẻ đã được điều trị ở tuyến trước với thuốc trên nhưng không đỡ, phối hợp: +Tacefoxym: 100mg/kg/24 giờ +Amikaxin: 15mg/kg/24 giờ – Nếu trẻ đã được điều trị ở tuyến trước với thuốc trên nhưng không đỡ, phối hợp: +Tacefoxym: 100mg/kg/24 giờ +Amikaxin: 15mg/kg/24 giờ – Có kết quả KSĐ: điều trị theo KSĐ – Thời gian điều trị kháng sinh: 10-15 ngày và đến khi kết quả cấy máu [-], hết các dấu hiệu lâm sàng 2.2. Điều trị hỗ trợ – Chống suy hô hấp – Nuôi dưỡng đầy đủ – Bồi phụ điện giải, nước, thăng bằng toan kiềm nếu có rối loạn. – Chống sốc nếu có Theo Hưỡng dẫn Chẩn đoán, điều trị bệnh trẻ em

Nhiễm trùng máu là một trong những mối đe dọa hàng đầu có nguy cơ tử vong cao, tạo gánh nặng về chi phí điều trị, thời gian nằm viện và sự đề kháng kháng sinh. Ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ tử vong cao từ 20-50%, nhiễm trùng máu sơ sinh là tình trạng nặng có thể kèm theo viêm màng não mủ. Việc chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng máu sơ sinh.

Bài viết dưới đây tổng hợp ý kiến của các chuyên gia y tế xung quanh bệnh nhiễm trùng máu sơ sinh, giúp độc giả hiểu rõ hơn bệnh lý này có thể chữa khỏi được không?

1. Nhiễm trùng máu là gì?

Nhiễm trùng máu [hay nhiễm trùng huyết, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng huyết, hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan] là những tập hợp bệnh lý xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể, tiết ra chất độc dẫn đến suy đa cơ quan, rối loạn đông máu hoặc suy gan, suy thận…

2. Vì sao trẻ bị nhiễm trùng máu sơ sinh?

ThS.BS Nguyễn Thị Anh Tiên [Khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM] cho biết, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch [là cơ quan phòng vệ của cơ thể] chưa phát triển hoàn chỉnh, nhất là trẻ nhẹ cân và sinh non.

Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus trong bào thai, lúc sinh, hoặc sau khi sinh. Đa số nhiễm vi khuẩn là do trẻ hít hoặc nuốt phải vi khuẩn sống bình thường trong đường sinh dục của mẹ khi đi qua trong lúc sinh; Sau đó vi khuẩn hoặc virus đi vào phổi hoặc vào máu của bé.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus. Một số loại virus như Herpes hay thủy đậu có thể gây ra bệnh nặng ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non. Virus có thể đi vào máu của trẻ sơ sinh khi trẻ còn trong bụng người mẹ bị nhiễm virus này, hoặc nhiễm sau sinh nếu tiếp xúc với người mắc bệnh.

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đa số các trường hợp nhiễm bệnh phải được điều trị tích cực, nguy hiểm nhất là sốc nhiễm khuẩn.

Nhiễm trùng máu sơ sinh tình trạng nhiễm trùng cấp tính mức độ nặng ở trẻ từ lúc sinh cho đến 28 ngày tuổi.

3. Các tác nhân gây nhiễm trùng máu thường gặp

Tác nhân gây nhiễm trùng máu là do vi khuẩn hoặc vi nấm. Nhiễm trùng huyết, bao hàm cả tác nhân gây bệnh, ngoài vi khuẩn, vi nấm, có thể do virus. Trong thực tế nhiễm trùng máu do virus rất khó xác định.

Vi khuẩn gram âm

Vi khuẩn gram âm chủ yếu là vi khuẩn đường ruột họ Enterobacteriaceae như: Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia và các vi khuẩn Enterobacter…; ngoài ra còn có Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia pseudomallei. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng huyết thứ phát xuất phát từ ổ nhiễm khuẩn ban đầu, do thao tác y tế không vô khuẩn, do dụng cụ y tế không tuyệt đối vô khuẩn…

Vi khuẩn gram dương

Khác với vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương có một bức tường tế bào dày, thường gặp là tụ cầu, liên cầu, não mô cầu, phế cầu… nguy hiểm nhất là tụ cầu vàng [S. aureus], đặc biệt là loại tụ cầu kháng lại Methicillin [MRSA: Staphylococcus aureus kháng methicillin]. Nhiễm khuẩn huyết gram [+] thường ổ tiên phát ở da, cơ, mụn nhọt, đinh dâu, chín mé, hậu bội, vết thương nhiễm khuẩn, viêm cơ. Viêm tai, mũi, họng, xoang, răng, ổ mủ sâu: áp xe quanh thận, dưới cơ hoành. Dụng cụ y tế: Đặt sonde, catheter.

Vi khuẩn kỵ khí

Vi khuẩn kỵ khí là nhóm vi khuẩn đơn bào có kích thước rất nhỏ, thường là Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.

Nấm

Các loại nấm bao gồm: Candida, Trichosporon asahii.

4. Nhiễm trùng máu sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng máu sơ sinh có diễn tiến nặng trong khoảng thời gian rất nhanh, tiên lượng khó lường trước, tỷ lệ tử vong rất cao. Các triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết trẻ sơ sinh thường rất đa dạng, phức tạp nhưng không đặc hiệu do dễ nhầm lẫn với các bệnh lý bẩm sinh như suy tim, suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa…

Nhiễm trùng huyết có thể gây biến chứng nguy hiểm như:

Sốc nhiễm khuẩn: Biến chứng này có thể gây suy hô hấp, suy tim, đột quỵ, suy các cơ quan và tử vong kể cả khi đã được điều trị tích cực.

Tăng đông máu: Fibrinogen [một protein rất cần thiết cho sự hình thành cục máu đông] sẽ được chuyển thành Fibrin, tạo nên các cục máu đông trong vi tuần hoàn làm nặng nề thêm tổn thương tại các cơ quan. Nhiễm trùng máu làm giảm nồng độ của protein C, protein S, antithrombin III và TFPI, những yếu tố có tác dụng điều hòa quá trình đông máu. Khi hiện tượng này xảy ra có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, tắc mạch ở các cơ quan, trẻ có thể tử vong nếu bị nhồi máu phổi, máu não, thiếu máu cơ tim…

Nguy cơ suy đa tạng: Đây là biến chứng rất nặng, trẻ sơ sinh mắc trường hợp này phải được điều trị tích cực, lọc máu liên tục, thậm chí phải thở máy để thay thế các chức năng của gan, thận đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Chăm sóc trẻ sinh non phải đảm bảo điều kiện vô trùng phòng tránh bệnh nhiễm trùng máu sơ sinh.

5. Nhiễm trùng máu sơ sinh có chữa khỏi không?

Ths.BS Nguyễn Thị Ân [Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long] cho biết, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, tuổi, sức khỏe tổng quát của trẻ và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng máu.

Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng huyết. Nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng huyết, trẻ sơ sinh sẽ được dùng kháng sinh ngay lập tức, ngay cả trước khi có kết quả xét nghiệm. Khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ điều chỉnh lộ trình điều trị phù hợp với nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết và các cơ quan đã bị ảnh hưởng.

Ngày nay với sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán, trang thiết bị hỗ trợ tim mạch, hô hấp và kháng sinh thì việc chữa trị nhiễm trùng máu sơ sinh đã có kết quả khả quan, giảm được tỷ lệ tử vong rất nhiều. Việc điều trị bao gồm cả công tác chẩn đoán sớm, loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng từ ổ nguyên phát, hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, chống rối loạn đông máu và kháng sinh.

Trước khi sử dụng kháng sinh nên cấy máu và các bệnh phẩm khác để làm kháng sinh đồ và chọn ra kháng sinh phù hợp. Tuy nhiên, không cần phải chờ kết quả của kháng sinh đồ mới bắt đầu điều trị mà nên dùng kháng sinh phổ rộng ngay sau khi lấy bệnh phẩm.

6. Nhiễm trùng máu sơ sinh có lây không?

Nhiễm trùng máu là bệnh hoàn toàn không lây lan, đặc biệt không lây qua tiếp xúc thông thường.

Việc chủ động phòng ngừa nhiễm trùng máu là vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng máu có xu hướng kháng các loại kháng sinh, gây khó khăn cho công tác điều trị.

Việc điều trị nhiễm trùng máu sơ sinh phụ thuộc vào các triệu chứng, sức khỏe tổng quát của trẻ và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng máu.

7. Nhiễm trùng máu sơ sinh điều trị bao lâu?

Theo bác sĩ Bệnh viện Vinmec, việc điều trị và tiên lượng nhiễm trùng sơ sinh ngoài phụ thuộc vào tình trạng hiện tại, mức độ và nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng còn phụ thuộc vào việc đáp ứng kháng sinh của từng cá nhân khác nhau. Do đó, thời gian điều trị bệnh của trẻ bác sĩ sẽ đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Các bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh phù hợp, liều lượng theo lứa tuổi và cân nặng đảm bảo vừa hiệu quả điều trị vừa an toàn cho bé.

Thời gian điều trị kháng sinh 10 - 15 ngày và đến khi có kết quả cấy máu [-] hết các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng huyết. Trong trường hợp nhiễm trùng máu có kèm theo viêm màng não mủ, thời gian dùng kháng sinh đặc trị kéo dài ít nhất 3 tuần.

Ngoài việc sử dụng khác sinh để điều trị, các phương pháp khác như: Chống suy hô hấp; Nuôi dưỡng đầy đủ; Bồi phụ điện giải, nước, thăng bằng toan kiềm nếu có rối loạn; Chống sốc nếu có cũng được áp dụng trong phác đồ điều trị nhiễm trùng máu sơ sinh.

8. Phòng ngừa nhiễm trùng máu sơ sinh cần làm gì?

Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh có thể gây nhiều biến chứng khó lường, thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhi. Khi thấy trẻ có triệu chứng nhiễm trùng máu, cha mẹ cần đưa tới bệnh viện ngay để chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả, hạn chế nguy cơ xảy ra những biến chứng khó lường.

Chủ Đề