Nhức nửa đầu bên trái là bệnh gì năm 2024

Hơn 50% người trưởng thành trên toàn thế giới bị đau đầu. Cơn đau có thể lan tỏa cả đầu hoặc chỉ ở một vị trí nào đó như nửa đầu bên trái. Tình trạng đau nửa đầu bên trái nếu chỉ xuất hiện thoáng qua thường không đáng lo ngại nhưng nếu kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn,… tuyệt đối không được chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Nếu thời gian gần đây bạn thường xuyên bị đau nửa đầu bên trái và muốn hiểu rõ hơn về bệnh, đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Đau nửa đầu bên trái là bệnh gì?

Đau nửa đầu bên trái không phải là bệnh, nó có thể là triệu chứng của bệnh lý đau nửa đầu migraine, đau đầu do căng thẳng, đau đầu cụm hoặc kết quả của một vấn đề sức khỏe khác như một khối u não, đột quỵ, nhiễm trùng,…

Khi bị đau nửa đầu bên trái, người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói, đau buốt ở một vị trí nhất định bên trái đầu. Một số trường hợp cơn đau có thể lan đến cổ, răng, sau mắt. Đi kèm với triệu chứng đau đầu bên trái còn có nhiều dấu hiệu khác như thay đổi tầm nhìn, nhạy cảm với âm thanh, chóng mặt buồn nôn, nôn,…

Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau đầu mà người bệnh có thể thấy cơn đau diễn tiến nặng hơn vào một thời điểm nào đó trong ngày như buổi tối, sau khi ngủ dậy,…

Đau nửa đầu trái có thể là dấu hiệu của bệnh lý đau nửa đầu

Nguyên nhân đau nửa đầu bên trái

Đau nửa đầu bên trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Yếu tố thần kinh

Đau dây thần kinh chẩm: Các dây thần kinh chẩm chạy từ đỉnh tủy sống, lên cổ, đến đáy hộp sọ. Khi các dây thần kinh này bị tổn thương hoặc viêm có thể gây ra cơn đau dữ dội như dao đâm ở phía sau đầu hoặc đáy hộp sọ. Cơn đau kéo dài từ vài giây đến vài phút.

Viêm động mạch tế bào khổng lồ: Là tình trạng viêm ở lớp biểu mô của lòng mạch, bệnh thường ảnh hưởng đến các động mạch ở vùng đầu, đặc biệt là thái dương nên còn được gọi là viêm động mạch thái dương. Bệnh có thể gây đau đầu, đau hàm, đau vai, hông, cùng với những thay đổi về thị giác.

Đau dây thần kinh sinh ba: Là tình trạng đau đớn, mãn tính liên quan đến dây thần kinh sinh ba. Cơn đau do bệnh gây ra thường dữ dội và đột ngột như sốc trên khuôn mặt.

Yếu tố lối sống

Do chế độ ăn uống: Bỏ bữa khiến não thiếu glucose để duy trì hoạt động; thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, uống nhiều rượu, bia là những yếu tố nguy cơ góp phần dẫn đến chứng đau nửa đầu, trong đó có đau nửa đầu bên trái.

Mất ngủ: Những người thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc cũng dễ bị đau nửa đầu hay nhức đầu bên trái hơn bình thường.

Căng thẳng: Khi bạn căng thẳng, hệ thống thần kinh sẽ truyền tín hiệu đến tuyến thượng thận giải phóng adrenaline và cortisol. Những hormone này có thể làm căng cơ và thay đổi lưu lượng máu, gây đau đầu.

Lạm dụng thuốc

Một sự thật ít người biết là thuốc điều trị đau đầu có thể khiến cơn đau đầu tăng nặng nếu lạm dụng trong thời gian dài. Tình trạng đau đầu do lạm dụng thuốc có thể xảy ra hằng ngày và thường bắt đầu vào buổi sáng, sau khi thức dậy.

Các loại thuốc có thể gây đau đầu nếu tự ý lạm dụng bao gồm: Aspirin, acetaminophen [Tylenol], ibuprofen [Advil], sumatriptan [Imitrex] và zolmitriptan [Zomig], các dẫn xuất ergotamine; thuốc giảm đau theo toa như oxycodone [Oxycontin], tramadol [Ultram] và hydrocodone [Vicodin].

Nhiễm trùng và dị ứng

Đau nhức nửa đầu trái có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm,… Dị ứng cũng có thể gây đau đầu do tắc nghẽn trong xoang, gây đau và áp lực phía sau trán và gò má.

Ngoài ra, các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm màng não, viêm não cũng có thể gây ra những cơn đau nửa đầu trái dữ dội cùng với triệu chứng sốt cao, co giật, cứng cổ.

Nguyên nhân khác

  • Đội mũ quá chật: Thường xuyên đội mũ bảo hiểm, dụng cụ bảo vệ đầu hoặc các loại mũ nón thông thường quá chật có thể gây áp lực lên phần đầu gây đau toàn đầu hoặc đau một bên đầu.
  • Chấn thương sọ não: Tai nạn giao thông, té ngã mạnh,… khiến não bị chấn thương cũng dẫn đến đau đầu, lú lẫn, buồn nôn, nôn.
  • Tăng nhãn áp: Tình trạng tăng nhãn áp ngoài gây đau mắt, mờ mắt còn gây đau đầu dữ dội.
  • Huyết áp cao: Một số ít trường hợp huyết áp cao có thể gây đau đầu.
  • Đột quỵ: Cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu đến não hoặc chảy máu bên trong não dẫn đến đột quỵ có thể gây đau đầu dữ dội, đột ngột.
  • Khối u não: Khối u bất thường trong não có thể gây ra cơn đau đầu vô cùng dữ dội, đột ngột, đi kèm với các triệu chứng khác như giảm thị lực, lú lẫn, nói lắp, đi lại khó khăn, động kinh.

Đau đầu trái dữ dội có thể do khối u bất thường trong não gây ra

Đau nửa đầu bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

Triệu chứng đau nửa đầu bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý mà người bệnh không nên chủ quan như:

  • Đau nửa đầu: Đau nửa đầu trái là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh lý đau nửa đầu. Lúc này, người bệnh thường có cảm giác đau dữ dội hoặc đau nhói một bên đầu. Cơn đau thường đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn và nôn, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, thay đổi tầm nhìn, có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở mặt,…
  • Đau đầu do căng thẳng: Đau đầu do căng thẳng cũng có thể gây đau nửa đầu bên trái hoặc bên phải. Khi bị đau đầu do căng thẳng, người bệnh sẽ có cảm giác đầu như bị một giải băng quấn quanh, thắt chặt; cảm thấy áp lực dọc theo hai bên đầu và cả phía sau đầu; vai và cổ cũng có cảm giác đau.
  • Đau đầu cụm: Đau đầu từng cụm là một trong những loại đau đầu gây khó chịu nhất. Đặc trưng của đau đầu cụm là cơn đau xảy ra một bên và rất nghiêm trọng. Ngoài cơn đau một bên đầu, người bệnh còn có triệu chứng mắt đỏ và chảy nước mắt, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, đổ mồ hôi,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Như đã chia sẻ ở trên, hiện tượng đau đầu nửa đầu trái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi bị đau nửa đầu bên trái dữ dội, đau đột ngột, cơn đau kéo dài không thuyên giảm, đi kèm với các triệu chứng sốt, cứng cổ, mất thị lực, nhìn đôi, tay chân tê yếu, nói lắp, cơn đau tăng lên khi di chuyển hoặc ho… Tốt nhất, nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, nếu cảm thấy đau nửa đầu sau khi bị va đập, chấn thương cũng nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám sớm. Đặc biệt, nếu cơn đau đầu khiến người bệnh mất ý thức, hôn mê phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Cách chẩn đoán đau nửa đầu bên trái

Để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái, đầu tiên bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe, hỏi người bệnh một số vấn đề liên quan đến tiền sử bệnh như:

  • Bị đau nửa đầu trái từ khi nào? Cảm giác đau ra sao?
  • Có triệu chứng nào khác ngoài cảm giác đau hay không?
  • Vị trí đau cố định hay thay đổi liên tục?
  • Cơn đau thường bị kích hoạt bởi điều gì? Cơn đau giảm đi do đâu?
  • Trong gia đình có ai từng bị đau nửa đầu hay không?
  • Bản thân đã từng bị đau nửa đầu hay đau đầu chưa?

Sau khi thăm khám lâm sàng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện kiểm tra vùng đầu – não bằng các biện pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, chụp MRI,…

  • Chụp CT: Kỹ thuật này sử dụng một loạt tia X để tạo ra các hình ảnh cắt ngang về não, giúp chẩn đoán chảy máu trong não và một số bất thường khác nếu có.

Chụp MRI: Kỹ thuật này sử dụng các nam châm mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra các hình ảnh chi tiết về não và các mạch máu trong não. Hình ảnh não khi chụp MRI sẽ chi tiết hơn chụp CT. Dựa vào hình ảnh thu được, có thể chẩn đoán chảy máu trong não, khối u, vấn đề về cấu trúc và nhiễm trùng.

Chụp MRI não có thể giúp phát hiện bất thường trong não, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau đầu bên trái

Cách điều trị đau nửa đầu bên trái như thế nào?

Điều trị tại nhà: Khi bị đau nửa đầu trái, người bệnh có thể làm dịu cơn đau tại nhà bằng cách:

  • Đắp một miếng gạc ấm hoặc mát lên đầu, cổ hoặc cả hai.
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm, tập thở sâu hoặc nghe một bản nhạc nhẹ để thư giãn, giảm bớt căng thẳng.
  • Ăn một miếng bánh ngọt nếu lượng đường trong máu hạ thấp.
  • Massage nhẹ cổ, vai, đầu và thái dương.
  • Nghỉ ngơi trong không gian tối, yên tĩnh.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen [Advil] hoặc acetaminophen [Tylenol].

Điều trị lâm sàng: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây đau nửa đầu trái, bác sĩ có thể kê các loại thuốc trị đau đầu như thuốc chẹn beta, thuốc kháng histamin, thuốc giãn cơ hoặc thuốc chống trầm cảm; dùng thêm vitamin hoặc chất bổ sung. Hoặc chỉ định phương pháp điều trị bằng mặt nạ oxy, liệu pháp phản hồi sinh học.

Riêng những trường hợp đau nửa đầu bên trái do bệnh lý hoặc do chấn thương cần tập trung khắc phục nguyên nhân trước, sau khi khỏi bệnh tình trạng đau đầu cũng theo đó biến mất.

Xem thêm: 17 cách trị đau nửa đầu hiệu quả nhất

Song song với việc tuân theo các chỉ định điều trị của chuyên gia, người bị đau nửa đầu trái nên chủ động bổ sung thêm các dưỡng chất tự nhiên cho não bộ. Bởi vì, dù đau nửa đầu bên trái xảy ra do nguyên nhân nào đi nữa thì khi cơn đau xuất hiện đều có tác động tiêu cực đến não bộ. Việc bổ sung dưỡng chất chăm sóc não bộ từ sớm có thể giúp bảo vệ cấu trúc và chức năng của não, giúp giảm đau đầu và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý về não một cách hiệu quả.

Hoạt chất tốt cho não bộ được giới chuyên gia khuyên dùng, đầu tiên phải kể đến Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry. Hai hoạt chất “vàng” này có thể vượt qua hàng rào máu não, loại bỏ các gốc tự do trong lòng mạch máu, tăng cường lưu thông máu lên não, từ đó hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng đau đầu, đau nửa đầu.

Tiếp đến, là các hoạt chất có trong Ginkgo Biloba, các nghiên cứu khoa học cho thấy Ginkgo Biloba có khả năng làm tăng tính thấm của hàng rào máu não, “mở khóa” cho 2 hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene của Blueberry vào bên trong tế bào não giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh, đồng thời giúp giảm xơ vữa và ngừa huyết khối, điều hòa máu và dưỡng chất lên não.

Đặc biệt, khi kết hợp các hoạt chất có trong Blueberry kết hợp với Ginkgo Biloba lại với nhau, khả năng trung hòa gốc tự do, bảo vệ và chống lão hóa tế bào thần kinh sẽ được nhân đôi. Nhờ đó, hỗ trợ khắc phục tình trạng đau đầu, đau nửa đầu, phòng ngừa tai biến mạch máu não [đột quỵ] một cách an toàn và hiệu quả từ gốc.

Hiện nay, 2 tinh chất tự nhiên này đều có trong sản phẩm viên uống bổ não OTiV. Chỉ với 1 viên OTiV mỗi ngày, có thể giúp người bệnh hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát đau đầu, đau nửa đầu trái hiệu quả từ gốc.

Đau nửa đầu bên trái nên uống thuốc gì?

Hầu hết các cơn đau nửa đầu bên trái có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn, bao gồm ibuprofen, aspirin và paracetamol [Hapacol]. Bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau mạnh hơn hoặc thuốc giãn cơ nếu bạn có chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu căng thẳng nghiêm trọng.

Đau nửa đầu bao lâu thì khỏi?

Thông thường, các cơn đau nửa đầu có thể kéo dài từ 4 đến 72 giờ. Các trường hợp đau nhẹ có thể mau kết thúc hơn. Với các trường hợp nghiêm trọng, thời gian đau nửa đầu có thể kéo dài và kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau như buồn nôn hay nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, mùi hôi,…

Đau nửa đầu là bệnh gì?

Đau nửa đầu là đau đầu nguyên phát, phổ biến. Triệu chứng có thể bao gồm đau nhói một hoặc hai bên, buồn nôn, nhạy cảm với kích thích giác quan [ví dụ: ánh sáng, âm thanh, mùi], triệu chứng tiền triệu không đặc hiệu, và các triệu chứng thần kinh thoáng qua xuất hiện trước đau đầu [aura].

Đau một bên đau trái là bị gì?

Đau nửa đầu bên trái thường xuất hiện do những nguyên nhân nguyên phát như căng thẳng, đau đầu cụm hay đau nửa đầu migraine. Một số ít trường hợp có thể do chấn thương, nhiễm trùng, bệnh lý mạch máu, thần kinh, viêm xoang, ảnh hưởng của thuốc điều trị hoặc biến chứng của bệnh mạch máu.

Chủ Đề