Những trường đại học có tỉ lệ thất nghiệp cao

Đó là lời nhận định của ông Nguyễn Văn Cường, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Theo ông Cường, hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam còn thấp. Mặc dù tỉ lệ lao động qua đào tạo đã tăng liên tục trong thời gian qua nhưng xét trong tương quan lực lượng kinh tế và so với các nước trong khu vực khác thì tỉ lệ lao động của nước ta còn quá thấp so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

CỤ thể, tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ hiện chỉ chiếm 21,8% lực lượng lao động, chỉ bằng 1/3 các nước và các nền công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, ở nhiều nước tỉ lệ này phổ biến là 50%.

Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số lao động có bằng cấp. Tuy nhiên, nếu tính trên 1.000 dân, số lao động có trình độ cao đẳng trở lên ở Việt Nam mới chỉ đạt khoảng gần 30 người/1.000 dân trong khi con số tương ứng của Hàn Quốc là 52 và Nhật Bản là 70.

Theo khảo sát của World Bank, so với các nước như Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, đầu tư nhà nước trên đầu sinh viên của Việt Nam rất thấp. Năm 2013, Việt Nam đầu tư trung bình 645 USD/sinh viên, trong khi ở Singapore, con số này là 12.013 USD/sinh viên [gấp gần 20 lần Việt Nam].

Đó là chưa kể đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực cao cấp, các kỹ sư kỹ thuật, công nhân kỹ thuật trình độ cao do cấu trúc đào tạo lao động còn có nhiều bất hợp lý.

“Cơ cấu lao động theo bằng cấp phát triển lệch lạc đưa nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Thực trạng "thừa thầy thiếu thợ" là một vấn đề nan giải mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thời gian tới”, ông Cường nhận định.

Cũng theo ông Cường, trong nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động có trình độ càng cao, tỉ lệ thất nghiệp càng lớn. Năm 2016, tỉ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 1,11% so với 2,9% - tỉ lệ thất nghiệp chung, năm 2017 tỉ lệ này 0,86% so với 2,38% - tỉ lệ thất nghiệp chung của cả nước.

“Điều đáng nói là tỉ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học trở lên luôn cao hơn gấp nhiều lần so với lao động có trình độ thấp hơn”.

Ông Cường lấy dẫn chứng, năm 2016, tỉ lệ thất nghiệp của lao động có trình độ đại học trở lên là 0,51%/tổng lực lượng lao động, cao gấp 1,6 tỉ lệ thất nghiệp ở lao động trình độ cao đắng, gấp 2,6 lần tỉ lệ thất nghiệp ở lao động trình độ trung cấp chuyên nghiệp và gấp 6 lần lao động dạy nghề.

Năm 2017, tỉ lệ thất nghiệp của nhóm lao động trình độ đại học trở lên là 0,46% trên tổng lực lượng lao động, cao gấp 3,2 - 3,9 lần tỉ lệ thất nghiệp ở 3 nhóm lao động có trình độ thấp hơn.

Xu thế này theo ông Cường, một mặt phản ánh sự lãng phí trong đầu tư cho đào tạo và sử dụng lao động trình độ cao, mặt khác cho thấy sự chưa tương xứng giữa bằng cấp và chất lượng thực sự của lao động được đào tạo, đồng thời đặt ra yêu cầu đào tạo phải phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường thay vì đào tạo cái mà người lao động muốn.

“Lao động có bằng cấp, chứng chỉ ở Việt Nam, nhất là lao động có trình độ cao chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển; bằng cấp được đào tạo chưa đạt được tiêu chuẩn quốc tế nên đội ngũ này đang có nguy cơ mất dần thế cạnh tranh.

Bên cạnh đó, còn một nguy cơ khác là lao động nước ta không những không cạnh tranh được ở thị trường nước ngoài, mất cả thị trường trong nước khi phải đối phó với dòng lao động "chảy ngược", có năng suất lao động cao hơn từ nước ngoài đổ vào khi hội nhập”, ông Cường nói.

Trường Giang

-Từ một đứa trẻ ham chơi điện tử, không có định hướng gì cho tương lai nhưng cuối cùng tôi đã tìm được một công việc mà bản thân luôn ao ước.

Theo Điều tra lao động việc làm năm 2019 Tổng cục Thống kê mới công bố gần đây, trình độ Trung cấp có tỷ lệ thất nghiệp thấp trong tổng số lao động thất nghiệp với tỷ lệ 4,7%. Trong khi trình độ Đại học chiếm tỷ lệ thất nghiệp cao hơn rát nhiều, chiếm đến 14.9%. Điều này phản ánh một vấn đề vẫn còn nan giải của thị trường lao động Việt Nam.

Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, trình độ Trung cấp cho tỷ lệ thất nghiệp thấp, tỷ trọng của nhóm “tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông” trong cơ cấu thất nghiệp là cao nhất tương ứng 24,3% và 22,5%, tiếp đến là nhóm có trình độ từ đại học trở lên 14,9% trong tổng số người thất nghiệp.

Nhóm chiếm tỷ trọng thấp nhất trong số lao động thất nghiệp là sơ cấp nghề, chưa qua đào tạo và trung cấp với tỷ lệ tương ứng là 1,9%, 2,1% và 4,7%. Theo Tổng cục Thống kê, điều này cho thấy thị trường lao động vẫn đang rất cần công việc giản đơn hoặc không đòi hỏi trình độ cao.

Nhóm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất có thể do lực lượng học sinh mới tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông còn có ý định tiếp tục đi học nên chưa sẵn sàng tham gia thị trường lao động, riêng nhóm người có trình độ từ đại học trở lên tỷ lệ thất nghiệp cũng tương đối cao, có thể do họ đang cố gắng tìm một công việc phù hợp với trình độ đào tạo. Tỷ lệ thất nghiệp của nữ cao hơn của nam ở nhóm cao đẳng và từ đại học trở lên tương ứng là 62% và 56,2%.

Những năm gần đây, các trường trung cấp đã giải quyết được phần nào tỷ lệ thất nghiệp của nhiều bạn trẻ, những bạn có trình độ trung cấp có tỷ lệ thất nghiệp thấp. Thời điểm hiện tại cũng vậy, khi người tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường có tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng nhờ chính sách phân luồng và nhu cầu thực tế của các nhà tuyển dụng, các bạn sinh viên tốt nghiệp Trung cấp vẫn có thể dễ dàng tìm được công việc phù hợp.

Các nhà tuyển dụng hiện nay rất quan tâm đến sinh viên từ các trường trung cấp. Một phần vì chương trình đào tạo gắn liền với thực hành nghề nghiệp, các ngành đào tạo là những ngành “hot”, thực tế phù hợp theo nhu cầu xã hội. Chương trình học Trung cấp bổ sung thêm các môn đào tạo kỹ năng mềm, thời gian đào tạo ngắn hơn Cao Đẳng, Đại học nhưng vẫn đảm bảo khi tốt nghiệp Trung cấp ra trường, các em có đủ năng lực để bắt đầu ngay với công việc. Chính vì vậy Trình độ trung cấp có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn nhiều so với trình độ Đại học.

Một lý do khiến sinh viên có trình độ Đại học có tỷ lệ thất nghiệp cao vì chương trình học bậc cao đẳng, đại học vẫn còn nặng về lý thuyết, sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học lại “khó tính” hơn trong việc chọn cho mình một công việc phù hợp.

Học Trung cấp đang là hướng đi đang rất được khuyến khích hiện nay theo Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. Hơn nữa, thực tế cũng đã chứng minh, trình độ trung cấp có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn trong những năm gần đây, sinh viên Trung cấp tốt nghiệp có cơ hội tìm được việc làm ngay rất cao. Chính vì vậy, nhiều phụ huynh và các em học sinh cũng tìm hiểu cho mình những trường Trung cấp uy tín, chất lượng để có thể theo học.

Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô là một trong số trường đang đào tạo Trung cấp uy tín, chất lượng trên địa bàn Hà Nội. Trường được thành lập năm 2002, đến nay đã trải qua 19 năm hình thành và phát triển, trường được đánh giá cao trong giảng dạy và đã đào tạo được nhiều lứa học sinh thành công. Ngoài Trung cấp chính quy dành cho các bạn đã có bằng THPT, trường còn đang đào tạo hệ Trung cấp 1 năm dành cho người đã có 1 văn bằng TC, CĐ, ĐH ngành khác muốn học chuyển đổi để phù hợp nhu cầu công việc và hệ Trung cấp 2.5 năm dành các bạn đã có bằng THCS.

Nếu lựa chọn học Trung cấp khiến cơ hội việc làm của bạn trở nên rộng mở, thì đừng ngần ngại đăng ký khóa học Trung cấp chuyên nghiệp chính quy tại trường Trung cấp công nghệ và Quản trị Đông Đô. Đây sẽ là bước đệm để bạn tiến đến thành công về công việc trong tương lai.

Tổng hợp

Tại hội nghị về giáo dục nghề nghiệp mới đây, ông Nguyễn Văn Cường, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cho hay tỷ lệ lao động qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam còn thấp.

Mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục thời gian qua, xét trong tương quan lực lượng kinh tế và so với các nước trong khu vực khác, nó vẫn còn thấp so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ hiện chiếm 21,8% lực lượng lao động, bằng 1/3 các nước và các nền công nghiệp mới như Hàn Quốc, Singapore. Ở nhiều nước, tỷ lệ này phổ biến là 50%.


Sinh viên ngành Y thực tập trên mô hình. Ảnh: H.A.

Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số lao động có bằng cấp. Tuy nhiên, số lao động có trình độ cao đẳng trở lên ở Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 30 người/1.000 dân, trong khi con số tương ứng của Hàn Quốc là 52 và Nhật Bản 70.

Theo khảo sát của World Bank, so với các nước như Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, đầu tư tính trên đầu sinh viên của Việt Nam rất thấp. Năm 2013, Việt Nam đầu tư trung bình 645 USD/sinh viên, trong khi ở Singapore, con số này là 12.013 USD/sinh viên [gấp gần 20 lần Việt Nam].

Đó là chưa kể tình trạng thiếu nguồn nhân lực cao cấp, các kỹ sư kỹ thuật, công nhân kỹ thuật trình độ cao, do cấu trúc đào tạo lao động còn có nhiều bất hợp lý.


Sinh viên trường cao đẳng y dược được hướng dẫn thực hành. Ảnh: H.A.

Cơ cấu lao động theo bằng cấp phát triển lệch dẫn đến tình trạng thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Thực trạng "thừa thầy thiếu thợ" là một vấn đề nan giải.

Trong nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, người có trình độ càng cao, tỷ lệ thất nghiệp càng lớn. Năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 1,11% so với 2,9% [tỷ lệ thất nghiệp chung]. Năm 2017, tỷ lệ này 0,86% so với tỷ lệ thất nghiệp chung 2,38%.

Điều đáng nói, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học trở lên luôn cao hơn nhiều lần so với lao động có trình độ thấp hơn.

Năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp của lao động có trình độ đại học trở lên cao gấp 1,6 lần tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ cao đẳng, gấp 2,6 lần tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trình độ trung cấp chuyên nghiệp và gấp 6 lần lao động dạy nghề.

Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động trình độ đại học trở lên cao gấp 3,2-3,9 lần tỷ lệ thất nghiệp ở 3 nhóm lao động có trình độ thấp hơn.


Sinh viên Cao đẳng nghề Việt Mỹ.

Năm 2012, 15,43% lao động có trình độ đại học trở lên làm nghề có chuyên môn kỹ thuật bậc trung trở xuống. Đến năm 2017, tỷ lệ này tăng lên đến 23%.

Xu thế này một mặt phản ánh sự lãng phí trong đầu tư cho đào tạo và sử dụng lao động trình độ cao, mặt khác cho thấy sự chưa tương xứng giữa bằng cấp và chất lượng thực sự của lao động được đào tạo. Giáo dục cần đặt ra yêu cầu đào tạo phải phù hợp nhu cầu sử dụng lao động của thị trường thay vì đào tạo điều người lao động muốn.

Như vậy, lao động có bằng cấp, chứng chỉ ở Việt Nam, nhất là lao động có trình độ cao, chưa đáp ứng được với yêu cầu phát trển. Bằng cấp được đào tạo chưa đạt được tiêu chuẩn quốc tế nên đội ngũ này đang có nguy cơ mất dần thế cạnh tranh. Điều này có nguy cơ dẫn đến lao động nước ta không những không cạnh tranh được ở thị trường nước ngoài, mà còn mất cả thị trường trong nước khi phải đối phó với dòng lao động "chảy ngược", có năng suất lao động cao hơn từ nước ngoài đổ vào khi hội nhập.

Huỳnh Anh - Zing News.

Video liên quan

Chủ Đề