Nitrate là gì

Nitrate là hợp chất vô cơ và chất dẫn xuất của nó là nitrite hiện hiện trong nguồn nước, các loại rau, củ, quả và dưới dạng hóa chất bảo quản thực phẩm.

Do tính chất dễ hòa tan và tích hợp, nên chất này dễ tồn lưu trong môi trường đất, nước rồi hấp thu vào rau củ từ việc sử dụng phân bón, sự ô nhiễm nguồn phân gia súc.

Chất nitrate và sức khỏe

Trong điều kiện tự nhiên nitrate bị vi khuẩn trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrite. Chính chất này ngăn trở quá trình kết hợp của oxy với  hemoglobin [hồng cầu] để tạo thành hợp chất bền vững methemoglobin, gây ra hội chứng thiếu oxy mô, trong y văn gọi là “hội chứng cyanose” với triệu chứng da, niêm xanh tím, khó thở, co giật, thậm chí tử vong. Ở người trưởng thành do có men khử nitrate nên khó có thể kích hoạt quá trình phân giải nitrate - nitrite; ngựợc lại ở trẻ em do hệ thống tiêu hóa có độ pH cao nên chưa hình thành men khử này.  Chính vì vậy trẻ em dưới 12 tháng tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng tuổi, nếu dùng nguồn nước hoặc rau quả nghiền có hàm lượng nitrate cao dễ bị ngộ độc [nên còn gọi là hội chứng “blue baby”].

Các loại rau pi-na, cải xoắn, củ dền, khoai tây…. thường chứa hàm lượng nitrate rất cao

Nồng độ nitrate bao nhiêu có thể gây ra nguy hiểm?

Theo Tổ chức Lương – Nông [FAO] hàm lượng nitrate trên 100ppm là giới hạn nguy hiểm. Trong một số rau, củ thường hiện diện hàm lượng nitrate cao như củ dền, cà rốt, khoai tây, cải xoắn, rau pi-na, cải bắp…có hàm lượng từ 800mg – 3.500mgKNO3/kg, tùy theo vùng địa lý và tập tính dùng phân bón có gốc nitơ. Trong nguồn nước giếng có nơi chứa trên 100ppm chất nitrate [Tiêu chuẩn nguồn nước uống là < 10 ppm nitrate; Tiêu chuẩn về nitrate của Việt Nam là 50ppm] Trong ngành công nghệ thực phẩm, chỉ cho phép sử dụng muối nitrate [KNO3, NaNO3] từ 50mg – 500mg/kg tùy loại sản phẩm [nhằm mục đích chống nấm mốc và diệt khuẩn- đặc biệt là loại vi khuẩn kỵ khí Cl. botulinum, đồng thời tạo màu đỏ và hương vị hấp dẫn]. Ngoài ra nitrate tự nó không phải là chất gây ung thư, nhưng là nghi phạm gián tiếp gây ra ung thư khi nó biến thành nitrite, rồi chất này kết hớp với gốc amine tự do trong thịt tạo thành phức chất nitrosamines trong quá trình xử lý nhiệt độ cao [đối với đồ hộp, lạp xưởng, xúc xích, cá xông khói……]. Cần lưu ý thêm là khả năng “có thể” gây ung thư [dạ dày, đại tràng, tuyến giáp, tuyến tiền liệt] là suy luận từ kết quả thực nghiệm trên động vật thời gian dài, liên tục cho ăn thục phẩm có hàm lượng nitrate và nitrite khá cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì liều nitrate chấp nhận hàng ngày [ADI] của người trưởng thành là 3,7mg/kg thể trọng [không áp dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi].

  Sản phẩm thường có ướp muối diêm [nitrate, nitrite]: Xúc xích, lạp xưởng, cá hun khói  …

Theo nhiều chuyên gia Dinh dưỡng với liều lượng giới hạn trung bình 200mg nitrate một người hàng ngày, lượng nitrate ăn vào từ rau, củ, quả của một người  trong những trường hợp cá biệt có thể cao hơn mức giới hạn trên, mặc dù theo đề tài nghiên cứu tại Mỹ năm 2010 cho thấy lượng nitrate một nggười ăn vào hàng ngày dao động từ 65mg – 73mg; nhưng điều này không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe vì trong rau, củ có chứa vitamin C- có tính chống oxy hóa, nên sẽ ngăn chặn nitrate chuyển thành nitrite và càng không thể hình thành phức chất nitrosamines nguy hại. Vài nhà khoa học gần đây còn đưa ra luận điểm táo bạo khi cho rằng: với nirate có từ rau củ thì chỉ có lợi cho sức khỏe [ngoại trừ trẻ em dưới 1 tuổi], vì các loại vi khuẩn trong đường ruột có khả năng ngăn chặn nitrate biến thành nitrite; mà nó lại chuyển thành nitrite oxide [NO], đây là chất có tác dụng mở rộng mạch máu, giúp sự lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn, nghĩa là có lợi cho bệnh nhân hẹp mạch vành tim, cao huyết áp, xơ vữa động mạch!

Cách loại trừ hàm lượng nitrate từ nguyên liệu thực phẩm và nguồn nước:

 Đối với khu vực có hàm lượng nitrate cao trong đất hoặc nguồn nước, người ta có thể khử chế nguồn nước bằng phương pháp lọc ion, phương pháp thẩm thấu ngược [RO], đun sôi, chưng cất. Đối với nguồn rau, củ nên dùng tươi càng sớm càng tốt, nếu bảo quản vài ngày lượng nitrate sẽ gia tăng. Đối với loại có hàm lượng nitrate cao cần gọt vỏ, thái mỏng, ngâm nước [tối thiểu 15 phút] trước khi chế biến- Đặc biệt khi dùng làm thức ăn cho trẻ em. Riêng đối với các loại thực phẩm có ướp muối nitrate [muối diêm] tốt nhất là chúng ta chỉ nên sử dụng hạn chế.

                                                       Ngọc Lệ

Tài liệu TK:

1.Frequently Asked Questions on nitrate and nitrite in food

[ by the BfR of 11 June 2013];

2.The content of nitrates and nitrites in fruits, vegetables and other foodstuffs - Nabrzyski M, Gajewska R – Polish [2010];

3.Infant Methemoglobinemia: The Role of Dietary Nitrate in Food and Water - Frank R. Greer, MD; Michael Shannon, MD - The Committee on Nutrition,  and the Committee on Environmental Health [2012].

Nitrite, lại là một cái tên khá xa lạ với rất nhiều người, nó có mặt rất nhiều trong tự nhiên nhưng lại không gây hại nhiều cho con người khi tiếp xúc do chỉ ở hàm lượng rất nhỏ.

Tuy nhiên, với những nguồn nước bị nhiễm Nitrite ở hàm lượng nặng sẽ gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của con người.

Vì vậy, bài viết Nitrite là gì và những tác hại của Nitrite đối với sức khỏe của con người sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về nó và có giải pháp phù hợp để phòng những tác hại mà nó gây ra.

Nitrite là gì?

Nitrite là một dạng hợp chất của Nitơ và Oxy, tồn tại phổ biến trong tự nhiên có trong đất, nước và có cả trong thực phẩm và rau củ nhưng hàm lượng không đáng kể.

Nitrite có công thức hóa học là NO2- thường gặp dưới dạng muối với sodium, potassium, và còn Mg2+, NH4+

Được hình thành trong quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ và Nitrite trong nước chính là sản phẩm trung gian của quá trình chuyển Amoniac thành Nitrite bởi sự hoạt động của vi khuẩn.

Trong đất nitrite được sinh ra nhờ vi khuẩn cố định đạm có trong đất

Nitrite chủ yếu được dùng trong bảo quản thực phẩm như là thịt ướp muối, nước uống, các sản phẩm thịt chế biến sẵn…

Nitrite còn có tên là muối diêm bắt nguồn từ hình dạng tinh thể nó có màu trắng nhìn rất giống với muối ăn của chúng ta.

Hàm lượng nitrite có trong nước chứng tỏ nguồn nước đó đã bị ô nhiễm trong thời gian dài.

Nitrite chỉ có thể tồn tại trong nước thời gian rất ngắn vì khi gặp oxi có trong nước nitrite sẽ chuyển hóa thành nitrat.

Nitrat là một hợp chất hữu cơ phổ biến nhất trong tự nhiên và tồn tại chủ yếu trong môi trường còn nitrite được dùng chủ yếu trong bảo quản thực phẩm thịt chế biến sẵn để làm tươi, giữ màu, ngăn chặn vi khuẩn.

Nitrat không độc nhưng nitrite thì rất độc đối với sức khỏe con người khi nhiễm phải, gây ra các bệnh về thiếu oxy trong máu.

Trong sản xuất thịt chế biến sẵn người ta thường bổ sung nitrite để ức chế sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn trong thịt, giúp thịt lâu hư tránh các trường hợp ngộ độc thực phẩm do thịt bị ôi thiu.

Ngoài ra, việc bổ sung nitrite còn có tác dụng giúp thịt có màu đỏ tươi đẹp bắt mắt, nitrite sẽ kết hợp với myoglobin một sắc tố tạo màu sắc cho thịt tạo thành hợp chất Nitrosomyoglobin giữ cho thịt có màu đỏ tươi dù đã qua chế biến ở nhiệt độ cao và giúp gia tăng hương vị đặc biệt cho thịt.

_________________________Một số thông tin bạn nên đọc:___________________

____________________________________________________________________

Nguyên nhân gây ô nhiễm nitrite

Có nhiều nguyên nhân và nguồn gốc dẫn đến ô nhiễm nitrite, nitrat bao gồm nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo

Từ tự nhiên

Trong tự nhiên ô nhiễm nitrite, nitrat do cấu tạo của địa chất và sự hình thành của địa tầng: các hiện tượng xói mòn, xâm thực, hiện tượng sét trong tự nhiên,… giúp giải phóng các hợp chất của Nitơ dẫn đến quá trình nitrite, nitrat hóa diễn ra.

Trong tự nhiên các hợp chất này có khả năng được đồng hóa và đưa về trạng thái cân bằng.

Từ nhân tạo

Dưới tác động sinh hoạt, sản xuất của con người đã gây ra nhiều tác động xấu dẫn đến sự nhiễm nitrite trong nước và trong đất được sinh ra khi phân hủy các hợp chất hữu cơ.

– Hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng quá mức lượng phân bón hữu cơ, phân chuồng, thuốc trừ sâu, hóa chất, nuôi súc vật làm Nitrite được sinh ra do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ này.

Lượng nitrite được sinh ra sẽ ở trong đất và nhiễm vào trong nước nhất là nguồn nước ngầm khi nitrite được nước mưa mang theo xâm nhập vào nguồn nước ngầm.

– Sự rò rỉ của các đường ống cống, các hệ thống hầm phân hoạt động không đúng cách.

– Hệ thống xử lý nước thải

Trong nước thải chứa một lượng lớn nitrite, nitrat nên hệ thống xử lý nước thải sau khi xử lý nước nitrite sẽ theo đường nước thải đi vào môi trường tự nhiên.

– Chất thải động vật

– Chất thải từ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Tác hại của nitrite đối với con người

Các tác hại của nitrite

– Nitrite nhiễm vào cơ thể sẽ kết hợp với các acid amin có trong cơ thể và trong thức ăn hằng ngày tạo thành hợp chất nitrosamine đây là hợp chất tiền ung thư.

+ Nitrosamine tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ tích tụ trong gan, trong dạ dày gây nhiễm độc gan thậm chí là ung thư gan, ung thư dạ dày.

+ Nitrosamine còn có khả năng phá hỏng cấu trúc DNA, làm tăng nguy cơ tăng bạch cầu cấp tính, ung thư tuyến tụy, trực tràng, dạ dày.

– Nitrite trong cơ thể sẽ oxy hóa hemoglobin trong tế bào hồng cầu thành methemoglobin.

Methemoglobin không có khả năng vận chuyển oxy từ các phế nang đến các tế bào và vận chuyển CO2 từ tế bào trở về phổi như hemoglobin.

– Cơ thể người trưởng thành và trẻ em trên 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa có khả năng hấp thụ và đào thải nitrat nên ít bị ảnh hưởng bởi methemoglobin.

– Trẻ em dưới 6 tháng tuổi trong máu chưa hình thành đủ enzyme chuyển hóa methemoglobin về lại hemoglobin nên rất mẫn cảm với nitrite.

=> Vì vậy đối với các gia đình có trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cần nên lưu ý để trẻ không bị nhiễm nitrite nhé.

Triệu chứng và biểu hiện

– Khi cơ thể bị ngộ độc nitrite cơ thể sẽ bị giảm chức năng hô hấp do hemoglobin lúc này đã bị chuyển hóa thành methemoglobin không có khả năng vận chuyển Oxy cho máu gây khó thở, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

+ Nitrate được biết là không gây hại tuy nhiên khi vào cơ thể dưới tác động của một số vi khuẩn đường ruột nitrate sẽ chuyển thành nitrite.

+ Nitrite sẽ oxy hóa hemoglobin trong hồng cầu tạo ra methemoglobin không có khả năng vận chuyển oxy và thán khí như hemoglobin và tiếp tục chuyển thành methemoglobiamin là một hợp chất ngăn chặn việc liên kết và vận chuyển Oxy vì vậy gây bệnh thiếu Oxy.

+ Methemoglobin có khả năng chuyển đổi trở lại thành hemoglobin nhờ enzyme trong cơ thể nhưng enzyme này có rất ít ở trẻ sơ sinh nên trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với nitrite.

– Nitrite gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài sẽ khiến trẻ bị bệnh da xanh thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa không thể hấp thụ và đào thải nitrite. Trong máu chưa hình thành đủ enzyme chuyển hóa methemoglobin về lại thành hemoglobin.

– Nitrite có khả năng gây ung thư khi kết hợp với các acid amin tạo thành hợp chất nitrosamine là hợp chất tiền ung thư, hợp chất này tích tụ lâu trong cơ thể không được đào thải ra ngoài sẽ gây ung thư ở người

Cách khắc phục Nitrite trong nước

– Để loại bỏ lượng nitrite, nitrat trong nước gia đình bạn có thể sử dụng các thiết bị lọc nước sinh hoạt, thiết bị lọc nước uống trực tiếp hiện đại hiện nay đang được tin dùng và sử dụng rộng rãi hiện nay mang đến cho bạn một nguồn nước đạt chuẩn sạch của bộ y tế, an toàn cho sức khỏe gia đình bạn.

Các sản phẩm máy lọc nước uống trực tiếp hiện nay sử dụng công nghệ lọc RO và Nano không chỉ có thể loại bỏ được hoàn toàn lượng nitrite, nitrat có trong nước mà còn loại bỏ được đến 99,9% các tạp chất, vi sinh vật, kim loại nặng cho bạn nguồn nước hoàn toàn tinh khiết có thể uống trực tiếp ngay mà không cần phải qua bước xử lý nào nữa.

– Các loại rau củ muối chua khi chưa có vị chua sẽ có chứa hàm lượng nitrite cao, lượng nitrite này sẽ mất đi khi rau củ có vị chua nên chúng ta thường được khuyên chỉ nên ăn rau củ muối chua khi đã có vị chua để tránh bị ung thư.

Tuy nhiên khi rau củ muối đã quá chua hàm lượng nitrite lúc này cũng tăng cao.

Vì vậy rau củ muối chua chỉ nên ăn khi vừa đủ chua không nên ăn lúc chưa muối chua và lúc đã quá chua để tránh cơ thể bị nhiễm nitrite

Nitrite có trong giai đoạn đầu của quá trình ngâm chua và sau khi rau củ đã quá chua là do quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ sản sinh ra nitrite.

Mức độ nguy hiểm của Nitrite trong nước rất ít gặp nhưng bạn cũng không nên chủ quan về những nguy hiểm mà nó có thể gây ra cho sức khỏe của bạn, hãy áp dụng các phương pháp tốt nhất để đảm bảo sức khỏe của bạn luôn tốt nhất

Mọi thông tin thắc mắc cần được giải đáp, bạn đọc có thể liên hệ theo các liên hệ bên dưới đây:

Địa chỉ: 37NH, Đường số 14A, Tân Thuận Tây, Quận 7, Hồ Chí Minh

Website: //truongtien.com.vn

Điện thoại: 090 992 32 15

Email:

Hastag: #truongtien #maylocnuoctruongtien #maylocnuocpucomtech #hotrotruongtien #maylocnuocnonglanh

Nguồn bài viết: //truongtien.com.vn/nitrite-la-gi-nhung-tac-hai-cua-nitrite-doi-voi-con-nguoi/

Video liên quan

Chủ Đề