Nội dung cơ bản của chiếu Cần vương 13 tháng 7 Nam 1885 là gì

Hưởng ứng chiếu Cần vương, nhân dân ta ở khắp mọi nơi, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu văn thân yêu nước đã sôi nổi đứng lên chống Pháp.

Tháng 7 năm Ất Dậu [8-1885], tiến sĩ Trần Văn Dư thay mặt Nghĩa hội Quảng Nam ra Bản cáo thị kêu gọi toàn dân trong tỉnh đứng lên đáp nghĩa Cần vương chống Pháp.

Ngày 4-9-1885, nghĩa quân dưới quyền chỉ huy của Trần Văn Dư bao vây chiếm tỉnh thành La Qua. Quân triều đình do Bố chánh Bùi Tiến Tiên, Tuần phủ Nguyễn Ngoạn bỏ thành rút chạy. Nghĩa quân làm chủ tình thế. Nhưng đến tháng 9, quân Pháp và quân Nam triều dưới quyền chỉ huy của tướng Schants đã phản công chiếm lại thành. Sau đó, cướp lấy thời cơ, quân Pháp và quân Nam triều tiếp tục truy kích, tấn công căn cứ của nghĩa quân ở Đại Lộc, Quế Sơn, Tam Kỳ… Trước sức mạnh và vũ khí tối tân của địch, lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng. Đến tháng 10-1885, các căn cứ chỉ huy như Dương Yên, An Lâm, Đại Đồng bị địch bao vây và lần lượt thất thủ.

Trước tình thế nguy ngập đó, Trần Văn Dư đã bàn với bộ tham mưu [gồm Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Nguyễn Thành] về kế “giải binh quy điền” nhằm bảo toàn lực lượng, chuẩn bị kế hoạch lâu dài sau này. Trần Văn Dư bàn giao mọi việc lại cho Nguyễn Duy Hiệu thay ông lãnh đạo Nghĩa hội.

Tháng 12-1885, ông quyết định ra Huế để gặp vua Đồng Khánh [Trần Văn Dư vốn là phụ đạo giảng tập của Đồng Khánh] nhằm thương nghị với triều đình, tìm một lối thoát trong tình thế khó khăn của Nghĩa hội. Nhưng vừa đến La Qua [tỉnh thành Quảng Nam] thì gặp Châu Đình Kế, quyền Tổng đốc Quảng Nam bắt giữ và báo với quan Pháp là đã “bắt được tướng giặc”. Ông bất khuất, đối đáp lại một cách đanh thép. Châu Đình Kế đã âm mưu với quân Pháp, đem bắn ông ngay tại góc thành tỉnh, ngày 13-12-1885.

Đầu năm 1886, Nguyễn Duy Hiệu chính thức làm Hội chủ mới Nghĩa hội thay Trần Văn Dư. Ông đã chọn thung lũng Trung Lộc thuộc Quế Sơn, nơi đất đai màu mỡ, có nhiều vườn cây trái và cánh đồng lúa lớn, xung quanh có núi cao bao bọc, làm nơi đặt tổng hành dinh của Nghĩa hội với tên gọi là Tân tỉnh Trung Lộc.

Do sự chênh lệch quá lớn về quân số và vũ khí, sau một số trận chiến đấu, nghĩa quân không cản nổi bước tiến của giặc. Nhận thấy bước suy vong của Nghĩa hội là không thể tránh khỏi, Nguyễn Duy Hiệu bàn định với phụ tá Phan Bá Phiến:

“Nghĩa hội ba tỉnh, ông với tôi thật chủ trương. Việc đã không thể làm thì chỉ có chết mà thôi. Nhưng hai ta cùng chết một lúc là vô ích. Ông hãy chết trước. Phần tôi sẽ giải tán Hội, rồi đem thân mặc cho Pháp bắt. Người Pháp tra hỏi, tôi sẽ cực lực giải thoát cho Hội. Một mình tôi chết không đáng tiếc, còn Hội ta sau này có kẻ làm thành chí ta, tức là ta sống đó!”.

Trước đề nghị chí tình mà cũng rất quyết đoán của người đồng chí thiết cốt, mà cũng là thủ lãnh của phong trào, Phan Bá Phiến đã khẳng khái nhận lời, rồi lấy túi thuốc độc mang theo bên mình, dốc vào mồm, tự tận.

Chứng kiến xong cái chết của người đồng chí tâm phúc, Nguyễn Duy Hiệu theo đường sông Trường Giang về lại nơi cố hương Thanh Hà. Sau khi về nhà viếng mẹ già, Nguyễn Duy Hiệu ra miếu thờ Quan Công giữa bãi cát Thanh Hà, mặc áo dài đen, đầu vấn khăn cẩn thận, ngồi xếp bằng, tự tại ngay trước bàn thờ Quan Vân Trường, rồi cho người đi báo Nguyễn Thân đến bắt ông.

Trước cái gọi là Hội đồng Viện Cơ mật của triều đình Đồng Khánh cũng như trước phái viên của Tòa Khâm sứ, Nguyễn Duy Hiệu chỉ cung khai sau trước một lời: “Nghĩa hội Quảng Nam ở ba tỉnh, không dưới vài trăm, đều là những người có tên tuổi, nhưng cam tâm làm giặc duy chỉ có mình Hiệu mà thôi. Kỳ dư đều bị ép theo. Họ sợ bị thiêu hủy nhà cửa, không dám không theo, ngoài ra không có bụng gì khác. Vậy chém một mình Hiệu cũng đủ, chớ nhọc lòng hỏi tội những kẻ khác làm gì”.

Sáng ngày rằm tháng 8 năm Đinh Hợi [1-10-1887], tức một ngày sau khi Đồng Khánh phê duyệt bản án tử hình, lãnh tụ Nghĩa hội Nguyễn Duy Hiệu ung dung ra pháp trường với nụ cười trên môi. Ông đã để lại hai bài thơ tuyệt mệnh. Câu cuối của bài thơ tuyệt mệnh thứ hai của Nguyễn Duy Hiệu “Ký ngữ phù trầm tư thế giả? Hưu tương thành bại luận anh hùng”, sau này được Huỳnh Thúc Kháng dịch:

Chìm nổi trên đời ai đó tá?

Chớ đem thành bại luận anh hùng!

Cái chết đầy tính chất bi tráng của hai thủ lĩnh Nghĩa hội Quảng Nam là Nguyễn Duy Hiệu và Phan Bá Phiến đã khép lại một phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân, tuy ngắn ngủi, nhưng không kém phần sôi động, oanh liệt.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Những câu hỏi liên quan

Nội dung cơ bản nhất của chiếu Cần vương là gì?

A. Khẳng định quyết tâm chống Pháp

B. Khôi phục quốc gia phong kiến

C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.

D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

Ngày 13 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương khi đang ở đâu?

A. Đồn Mang Cá

B. Căn cứ Ấu Sơn [Hà Tĩnh]

C. Căn cứ Tân Sở [Quảng Trị]

D. Kinh thành Huế

Ngày 13 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi lực lượng nào giúp vừa cứu nước?

A. Văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước

B. Tư sản, công nhân và nông dân

C. Văn thân, sĩ phu và địa chủ phong kiến

D. Nông dân, địa chủ phong kiến

Ngày 13 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi lực lượng nào giúp vừa cứu nước?

A. Văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước

B. Tư sản, công nhân và nông dân

C. Văn thân, sĩ phu và địa chủ phong kiến

D. Nông dân, địa chủ phong kiến

* Phong trào Cần Vương: là phong trào phò vua, giúp vua Hàm Nghi chống giặc cứu nước.

* Nội dung:

- Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

- Lên án sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.

- Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tam kháng chiến chống Pháp đến cùng.

* Ýnghĩa: Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân ra sức giúp vua vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, vua giỏi.

- Khẩu hiệu “Cần vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối TK XIX mới chấm dứt

Nội dung của chiếu Cần vương là gì, Ý nghĩa của chiếu Cần Vương, Tác dụng của chiếu Cần Vương, Mục đích của chiếu Cần Vương là gì..

Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

Cùng tìm hiểu thêm về: Nội dung của chiếu Cần vương là gì, Ý nghĩa của chiếu Cần Vương, Tác dụng của chiếu Cần Vương, Mục đích của chiếu Cần Vương là gì, Nội dung cơ bản của chiếu Cần vương là gì Trắc nghiệm.


Phong trào Cần Vương là phong trào phò vua, giúp vua Hàm Nghi chống giặc cứu nước. Chiếu Cần Vương, tên chính thức là Lệnh dụ thiên hạ cần vương, là lệnh dụ của vua Hàm Nghi nhà Nguyễn, tuyên bố ngày 13 tháng 7 năm 1885 [tức ngày mùng 2 tháng 6 năm Ất Dậu] tại căn cứ Tân Sở thuộc Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị khi phe chủ chiến của triều đình Huế thất bại trong trận chiến Kinh thành Huế ngày 5 tháng 7 năm 1885, nhà vua phải xuất bôn. Đây là lời dụ kêu gọi sĩ phu và dân chúng toàn quốc nổi dậy chống lại sự đô hộ của người Pháp lên đất nước Đại Nam sau Hiệp ước Giáp Thân [1884].

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến. Nội dung 2 tờ chiếu Cần vương tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, xác định tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến, nhằm mục đích “diệt trừ giặc Pháp và bọn phản quốc”, đồng thời còn kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến phò vua, cứu nước.

Chiếu Cần vương ban ra đã đánh dấu một mốc mới trong lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam hồi cuối thế kỷ XIX.

  • Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. 
  • Lên án sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.
  • Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến chống Pháp đến cùng. 

Từ xưa sách lược chế ngự giặc không ngoài đánh, giữ, hòa, ba điều mà thôi. Đánh thì chưa chắc có cơ hội, giữ thì khó đạt đủ sức lực, hòa thì đòi hỏi không chán. Đang lúc thế sự muôn khó vạn khăn như vậy, bất đắc dĩ phải dụng quyền. Thái Vương dời sang đất Kỳ, Huyền Tông thăm chơi nẻo Thục, người đời xưa cũng đều có làm cả.

Nước ta gần đây bỗng gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào nguôi nghĩ đến tự cường tự trị.

Phái viên Tây ngang bức, càng ngày càng quá. Trước đây, chúng tăng thêm binh thuyền, buộc theo những điều không thể được, ta chiếu lệ tiếp đón, không chịu nhận một thứ gì. Người kinh đô náo sợ, nguy biến chỉ trong sớm chiều. Đại thần lo việc quốc gia chỉ nghĩ kế nước được yên, triều đình được trọng; cứ cúi đầu nghe mệnh, ngồi để mất cơ hội, sao bằng thấy âm mưu biến động của giặc mà đối phó trước? Ví như việc đến không tránh được thì cũng còn có ngày nay để lo cho tốt cái lợi sau này, ấy là do thời thế xui nên vậy. Phàm đã dự chia mối lo này, tưởng cũng dự biết. Biết thì phải dự vào, nghiến răng dựng tóc, thề giết hết giặc, nào ai không có lòng như thế? Gối gươm, đánh chèo, cướp giáo, lăn chum, chẳng lẽ không có ai sao? Vả thần tử đứng ở triều chỉ có theo nghĩa thôi, nghĩa ở đâu thì sự chết sống ở đấy. Hồ Yển, Triệu Thôi nước Tấn, Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật nhà Đường là người thế nào đời cổ vậy?

Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này, không thể hết sức giữ toàn, đô thành bị hãm, Từ giá phải dời, tội ở mình trẫm, xấu hổ vô cùng. Chỉ duy luân thường quan hệ, trăm quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, tất không bỏ trẫm, kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, kẻ giàu bỏ của trợ giúp quân nhu, đồng bào đồng trạch chẳng từ gian hiểm, phải thế chứ? Đến như cứu nguy chống đỡ, mở chỗ nguy khốn, giúp nơi bức bách, không tiếc tâm lực, ngay sau lòng trời giúp thuận, chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành an, thu lại cõi bờ chỉ cơ hội này, phúc của tôn xã tức là phúc của thần dân, cùng lo với nhau thì cùng nghỉ với nhau, há chẳng tốt sao? Nhược bằng lòng sợ chết nặng hơn lòng yêu vua, nghĩ lo cho nhà hơn nghĩ lo cho nước, làm quan thì mượn cớ tránh xa, đi lính thì đào ngũ trốn tránh, dân không biết hiếu nghĩa cứu gấp việc công, sĩ cam bỏ chỗ sáng đi vào nơi tối, ví không phải sống thừa ở đời thì áo mũ mà hóa ra cầm thú ngựa trâu, ai nỡ làm thế? Thưởng cũng hậu mà phạt cũng nặng, triều đình tự có phép tắc, chớ để hối hận sau này! Phải nghiêm sợ tuân hành!

Ngày 2 tháng 6 niên hiệu Hàm Nghi thứ nhất [1885]

  • Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân ra sức giúp vua vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, vua giỏi. 
  • Khẩu hiệu “Cần vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối TK XIX mới chấm dứt 

Trên đây là bài viết Nội dung của chiếu Cần vương là gì, Ý nghĩa của chiếu Cần Vương, Tác dụng của chiếu Cần Vương, Mục đích của chiếu Cần Vương là gì, Nội dung cơ bản của chiếu Cần vương là gì Trắc nghiệm, thanhcadu.com chia sẻ.

Video liên quan

Chủ Đề