Tại sao bị sinh non

Tuổi thai là khoảng thời gian em bé phát triển trong tử cung của người mẹ. Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của bà mẹ. Xác định tuổi thai chính xác rất quan trọng vì trẻ càng sinh non thì càng có nguy cơ gặp phải một số vấn đề sức khỏe và kém phát triển. Trẻ sinh non có thể sẽ cần hỗ trợ y tế nhiều hơn cho phổi, tim, dạ dày và ruột, kiểm soát nhiệt độ và chế độ ăn.

Một đứa trẻ sinh ra trong thời gian trước 37 tuần tuổi thì được coi là sinh non.

Mức độ sinh non thường được tính theo tuổi thai là:

  • Cực non: từ 23-28 tuần
  • Rất sớm: 28-32 tuần
  • Sinh non vừa phải: 32-34 tuần
  • Sinh non muộn: 34-37 tuần.

Hầu hết trẻ sinh ra sớm hơn tuần thai thứ 32 cần được trợ giúp về hô hấp. Trẻ có thể được chăm sóc trong một đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh.

1. Sinh non có ảnh hưởng tới cân nặng và sức khỏe của trẻ?

Trẻ sơ sinh nhẹ cân là khi trẻ có cân nặng dưới 2,5kg. Trẻ có thể vừa sinh non vừa nhẹ cân. Có nhiều trường hợp trẻ sinh đủ số tuần nhưng vẫn bị nhẹ cân do không nhận được đủ chất dinh dưỡng khi ở trong tử cung. Những em bé này nhẹ cân nhưng sự phát triển vẫn phù hợp với tuổi thai và thường không phải can thiệp y tế gì. Thông thường, trẻ sinh non thường có cân nặng thấp vì trong những tuần cuối của thai kỳ là thời gian trẻ tăng cân vượt trội so với những tháng trước đó.

Trẻ sinh non tháng thường không có vấn đề gì nghiêm trọng về lâu dài. [Ảnh minh họa]

Sự sống còn của trẻ sinh non phụ thuộc vào tuổi thai của trẻ. Ví dụ, trẻ sinh non sau 24 tuần có khả năng sống sót tới hơn 50%.

Trẻ sinh non tháng thường không có vấn đề gì nghiêm trọng về sức khỏe lâu dài. Trẻ sinh cực non [sinh ở tuần thứ 28 trở xuống] có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển. Nhưng ngay cả ở những trẻ sinh cực non, các vấn đề phát triển nghiêm trọng vẫn khá hiếm gặp. Hầu hết trẻ sinh non tiếp tục phát triển như trẻ sinh đủ tháng. Thời gian mang thai càng dài thì con bạn càng ít có nguy cơ gặp phải bất kỳ mối lo ngại nào về sức khỏe hoặc sự phát triển.

2. Các yếu tố nguy cơ gây sinh non

Một số bệnh lý của bà mẹ mang thai có thể gây sinh non. [Ảnh minh họa]

Trong khoảng một nửa số ca sinh non, người ta không tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chỉ ra những yếu tố căn bản có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh non ở bà mẹ mang thai:

  • Đã có một lần sinh non trước đó;
  • Một số tình trạng của tử cung hoặc cổ tử cung, như u xơ tử cung hoặc cổ tử cung yếu;
  • Mang đa thai [thai đôi hoặc nhiều hơn];
  • Nhiễm trùng ở mẹ hoặc tình trạng sức khỏe của mẹ khi mang thai có nghĩa là ca sinh cần được tiến hành nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho mẹ và con - ví dụ như tiền sản giật;
  • Các tình trạng của bà mẹ như đái tháo đường và tăng huyết áp...

Ngoài ra một số yếu tố khác có thể gây sinh non liên quan đến lối sống của bà mẹ mang thai như: chế độ dinh dưỡng kém, hoạt động thể chất quá nhiều, hút thuốc, uống rượu và sử dụng chất kích thích, quá căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, béo phì, mẹ mang thai nhẹ cân và thiếu chăm sóc trước khi sinh. Tuổi của bà mẹ mang thai dưới 17 tuổi hoặc trên 35 tuổi cũng có thể là một yếu tố dẫn đến sinh non.

Phụ nữ hút thuốc lá có gần gấp đôi nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non. Bỏ thuốc lá sớm nhất, ngay từ khi bạn bắt đầu mang thai, sẽ làm giảm nguy cơ sinh non.

3. Những dấu hiệu sinh non

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc bệnh viện theo dõi thai kỳ cho bạn. Những dấu hiệu này có thể có hoặc không có nghĩa là bạn đang chuyển dạ, nhưng tốt nhất bạn nên luôn kiểm tra chúng:

  • Đau lưng âm ỉ
  • Cảm giác rằng em bé của bạn đang đẩy xuống hoặc cảm giác áp lực trong xương chậu của bạn
  • Sưng phù ở tay, chân hoặc mặt
  • Cơn co thắt xảy ra hơn 4 lần trong 1 giờ
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Mờ mắt, nhìn đôi hoặc các rối loạn về mắt khác
  • Đau quặn bụng liên tục, đau phần bụng dưới như đau bụng kinh
  • Chuyển động của bé chậm lại hoặc dừng lại
  • Có chất lỏng hoặc máu chảy ra từ âm đạo của bạn.

4. Bà mẹ mang thai cần lưu ý gì?

Cách tốt nhất để đảm bảo thai kỳ của bạn suôn sẻ là bạn cần luôn khám thai định kỳ và thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh.

  • Ăn uống theo nhu cầu cơ thể và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu bia và tuyệt đối không sử dụng chất kích thích.
  • Hoạt động thể chất đều đặn và phù hợp.
  • Quản lý căng thẳng, tránh trầm cảm và lo lắng thái quá.
  • Kiểm soát cân nặng và những bệnh lý liên quan đến thai kỳ.

Ngay cả khi bạn thực hiện đúng những yêu cầu trên khi mang thai, bạn vẫn có thể bị sinh non. Tuy nhiên, thực hiện tốt những điều này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ tai biến sản khoa và sinh non. Bạn yên tâm là đã làm tất cả những điều tốt nhất cho con mình.

Trẻ sinh non với những nguy cơ mà cha mẹ cần chú ý

Xem thêm video đang được quan tâm

Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân.


Sinh non đều có thể gây biến chứng và gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ. So với trẻ đủ tháng, trẻ sinh càng ít tuần tuổi càng có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý phức tạp. Chính vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân sinh non có thể giúp chúng ta phòng tránh tốt hơn.

Sinh non tức là em bé chào đời quá sớm, trong khoảng thời gian từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non dễ dẫn đến bị suy hô hấp, chậm phát triển thần kinh, mắc nhiều bệnh lý mạn tính, cũng là nguyên nhân hàng đầu dễ gây tử vong.

Có ba trường hợp xảy ra như sau:

– Sinh cực non lúc thai dưới 28 tuần.

– Sinh rất non là sinh khi thai từ 28 đến 33 tuần 6 ngày.

– Sinh non muộn là sinh khi thai từ 34 đến 36 tuần 6 ngày.

Trẻ sinh non thường dễ mắc các bệnh như suy hô hấp, các bệnh về thần kinh,…

2. Nguyên nhân sinh non từ phía mẹ

2.1. Do tiểu sử sinh non, sẩy thai

– Với những mẹ đã từng sinh non thì có tới 30%-50% nguy cơ tái phát sinh non thêm lần nữa. Càng có nhiều lần sinh non trước đó, khả năng mẹ phải đối mặt với vấn đề này càng cao. Đặc biệt các mẹ sinh lần thứ 3 thì nguy cơ sinh non đặc biệt cao.

– Các mẹ có tiểu sử sẩy thai hay nạo phá thai có khả năng ảnh hưởng đến các lần mang thai tiếp theo, và sinh non là một trong những tình trạng thường gặp.

2.2. Do các dị tật ở tử cung

Một số dị tật phổ biến như hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, cổ tử cung hé mở,… gây bất lợi cho quá trình sinh sản của phụ nữ. Tùy theo mức độ và phân loại, một số dị dạng tử cung có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai từ tuần thứ 6 – tuần thứ 8 và nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển.

– Mẹ lớn tuổi mới bắt đầu mang thai hoặc người mẹ quá nhỏ dưới 17 tuổi đều có nguy cơ sinh non cao.

– Mẹ mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm ruột thừa,… khiến sức khỏe không đảm bảo và tăng các nguy cơ sinh non.

– Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình mang thai của mẹ bầu. Khi căng thẳng kéo dài, cơ thể mẹ sẽ tiết ra cortisol và epinephrine – chất làm giải phóng hormone corticotropin trong cơ thể kích thích quá trình chuyển dạ sinh sớm hơn dự kiến.

– Khoảng cách giữa các thời gian mang bầu cách nhau quá ngắn khiến cơ thể chưa kịp phục hồi. Người mẹ nên chờ ít nhất 18 tháng để phục hồi. Thời gian có em bé lần sau nên đảm bảo cơ thể được bổ sung dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là các mẹ sinh mổ.

– Thực tế chỉ ra rằng, trong thời kỳ mang thai phụ nữ dùng đồ có cồn và chất kích thích làm tăng nguy cơ sinh non và thai chết lưu tương đối cao. Phụ nữ có bầu cũng không nên hút thuốc hay tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, các chất phóng xạ, gây nguy hiểm đến thai nhi

– Mẹ làm việc quá sức, công việc lao động nặng nhọc và phải đứng quá nhiều trên 6 giờ/ngày kèm theo việc thiếu dinh dưỡng khi mang bầu cũng tác động lớn đến thai nhi.

Người mẹ tâm lý căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân sinh non phổ biến.

3. Nguyên nhân sinh non bắt nguồn từ thai nhi

– Mang song thai hoặc đa thai: Thông thường có khoảng 60% trẻ sinh đôi và 90% trẻ sinh ba sẽ có nguy cơ sinh non. Các trường hợp này thường sẽ được bác sĩ chẩn đoán và định hướng xử lý ngay từ khi khám thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

– Đa ối và dư ối: Tình trạng nước ối bao bọc xung quanh thai nhi vượt ngưỡng tiêu chuẩn thai kỳ. Đa ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng, trong đó sinh non là một trong những rủi ro mẹ có thể mắc phải.

– Vỡ ối non: Đây là trường hợp bị vỡ ối khi em bé dưới 37 tuần. Trong tình huống này bác sĩ sẽ phán đoán và đưa ra hướng xử lý phù hợp.

– Trường hợp thai dị dạng: Kết hợp với trường hợp đa ối càng làm tăng nguy cơ sinh non và đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

4. Do nhau thai

– Trường hợp nhau bong non: Xảy ra khi tình trạng bánh nhau bong khỏi thành tử cung toàn bộ hay một phần trước khi nhai nhi sinh ra. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu nhau bong non vào gần ngày dự sinh, có thể buộc phải sinh non.

– Nhau tiền đạo: Trường hợp mẹ bị xuất huyết quá nhiều khi gặp biến chứng của nhau tiền đạo, mặc dù thai nhi chưa đủ tháng nhưng có thể bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai gấp. Trẻ sinh non trong trường hợp này có nguy cơ bị suy hô hấp.

Khám thai định kỳ giúp bác sĩ theo dõi sát sao sức khỏe của mẹ và bé

5. Một số lưu ý và phòng tránh sinh non

– Mẹ bầu nên chăm sóc bản thân trong quá trình mang thai thông qua chế độ dinh dưỡng đầy đủ cả protein, vitamin, chất đạm, uống nhiều nước. Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ góp phần giúp chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.

– Vận động và tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,… theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tránh làm việc quá sức hoặc làm việc trong thời gian quá lâu.

– Khám thai định kỳ để bác sĩ có những phán đoán chính xác các nguy cơ biến chứng thai kỳ có thể xuất hiện.

– Chăm sóc răng miệng cũng là một phần quan trọng mẹ bầu cần để ý. Vì prostaglandins sinh ra khi viêm nướu sẽ kích thích việc sinh non. Vệ sinh sức khỏe răng miệng bằng cách đánh răng hàng ngày và khám nha khoa nếu có bất kỳ vấn đề bất thường.

Trên đây là một số nguyên nhân có thể dẫn tới sinh non. Những chị em có các yếu tố nguy cơ như nêu trên, trước khi mang thai cần thông báo cho bác sĩ biết để được tư vấn mang thai an toàn; Trong quá trình mang thai, cần thăm khám thường xuyên hơn để bác sĩ kịp thời phát hiện và can thiệp sớm. Chúc các mẹ sẽ có một thai kỳ an toàn và vượt cạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề