Nôn ra dịch vàng đắng là bệnh gì

Dịch mật được tiết ra từ gan, có màu vàng đến hơi xanh, có vị đắng và tính kiềm [pH từ 7 đến 7,7]. Dịch mật được tiết ra khoảng 700 đến 800 ml mỗi ngày và được dự trữ bình thường trong túi mật. Đến bữa ăn, túi mật co bóp và chuyển dịch mật trong túi mật vào tá tràng.

Vai trò của dịch mật là tiêu hóa chất béo, giúp hấp thụ các vitamin tan trong dầu như A,D,E,K; kích thích tăng tiết và hoạt hóa dịch tụy, dịch ruột; tạo môi trường kiềm ở ruột, kích thích nhu động ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn lên men thối.

Ngoài chức năng tiêu hóa, mật còn giúp loại bỏ bilirubin-sản phẩm thoái hóa của Hemoglobin trong hồng cầu. Bình thường môn vị [phần cuối dạ dày] là van một chiều không cho các chất từ tá tràng trào ngược lên dạ dày, nhưng vì một lý do nào đó van môn vị đóng không kín dẫn tới dịch mật trào ngược dạ dày rồi từ đó trào ngược lên thực quản nếu van tâm vị mở.

1. Nguyên nhân của trào ngược dịch mật lên dạ dày

-Loét dạ dày tá tràng làm cơ môn vị yếu hơn bình thường; ứ đọng thức ăn lâu trong dạ dày cũng làm tăng áp lực dạ dày khiến cơ tâm vị và môn vị yếu .

-Các biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày: sau các phẫu thuật về dạ dày như cắt bỏ một phần dạ dày hay cắt dạ dày để giảm cân trong béo phì thì van môn vị hoạt động không ổn định gây nên hiện tượng đóng không khít

-Phẫu thuật túi mật: Người ta thấy có sự gia tăng trào ngược dịch mật ở những bệnh nhân đã cắt bỏ túi mật.

2. Triệu chứng và chẩn đoán

-Đau bụng thượng vị là triệu chứng hay gặp, đau tức hay từng cơn; cảm giác nóng rát cồn cào vùng ngực, bụng trên.

-Ợ nóng, đắng miệng.

-Nôn ra chất lỏng xanh vàng, đắng họng [đây là dấu hiệu quan trọng nhất gợi ý chẩn đoán trào ngược dịch mật]

-Ho khan khàn giọng do dịch mật trào lên thực quản

-Đầy bụng, chậm tiêu, giảm cân

-Nội soi dạ dày tá tràng là biện pháp quan trọng để chẩn đoán trào ngược dịch mật. Nên gây mê nội soi vì lúc đó co bóp dạ dày, đóng mở môn vị, tâm vị ít chủ động hơn từ người bệnh. Qua nội soi có thể nhìn thấy hình ảnh trực tiếp dịch mật từ tá tràng trào qua lỗ môn vị, thấy dịch mật đọng từng đám ở các nếp niêm mạc thân vị, phình vị. Ngoài ra ta có thể phát hiện các tổn thương của dạ dày, thực quản. Tuy nhiên nội soi chỉ phát hiện được dịch mật trào lên tại thời điểm soi nên vẫn  còn có hạn chế.

3. Điều trị

Trào ngược dịch mật dạ dày nếu không điều trị có thể gây biến chứng trào ngược thực quản dạ dày,viêm loét và ung thư thực quản. Do đó cần tư vấn cho người bệnh nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Thuốc chữa bệnh viêm dạ dày trào ngược dịch mật

–  Nhóm thuốc có cơ chế làm giảm hoặc loại bỏ mật: như Questran và Colestid, cisaprid trong đó thuốc Cisaprid được dùng để chữa bệnh cho trẻ em, tuy vậy chúng vẫn có những tác dụng phụ nhất định nên rất cần cẩn thận khi sử dụng. Dùng ursodeoxycholíc acid làm giảm triệu chứng đau bụng,buồn nôn và nôn dịch mật đang được bàn luận thêm

–  Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton: tuy không được sự ung hộ hoàn toàn của các bác sĩ trên thế giới tuy vậy phương pháp này vẫn được tiến hành điều trị trào ngược dịch mật cho bệnh nhân. Phía phản đối cách chữa này cho rằng thuốc ức chế bơm proton có thể hạn chế lượng axit tiết ra nhưng lại gia tăng tình tràng trào ngược dịch vị.

Biện pháp điều trị bệnh viêm dạ dày trào ngược dịch vị bằng phẫu thuật

– Phương pháp antireflux: với mục đích khắc phục khả năng co thắt của cơ vòng thực quản. Cơ vòng thắt chặt thì axit cũng như dịch mật không thể trào ngược lên trên.  Một phần của dạ dày, nằm gần ngay thực quản sẽ được gói lại và khâu vòng quanh cơ thắt thực quản.

– Phương pháp Roux-en-Y: phương pháp này không đảm bảo xử lý được bệnh, khả năng bệnh nhân chữa được chữa được chứng trào ngược dịch mật với biện pháp phẫu thuật này là 50-90%. Bác sĩ tiến hành dẫn ống mật nối chung với hỗng tràng. Điều này có nghĩa là lượng dịch mật sẽ được chuyển đến hỗng trang thay vì đổ trực tiếp và tá tràng như trước.

4. Phòng bệnh

-Chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no

-Không nằm nghỉ, ngủ ngay sau bữa ăn, tốt nhất nằm sau bữa ăn 1 tiếng; Khi ngủ nằm đầu cao hơn chân khoảng 10 đến 15 cm.

-Tránh các thực phẩm giàu chất béo, giấm, hành tây, cà chua, cam quýt, socola, thực phẩm nhiều gia vị

-Không sử dụng rượu bia, đồ uống có gas, cà phê

-Không hút thuốc lá

-Giảm cân

-Không thức khuya, tránh stress.


Buồn nôn ra nước miếng trong, tăng tiết bọt có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề của sức khỏe, bạn cần hết sức chú ý. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả.

Buồn nôn ra nước miếng trong có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn rất có thể đang gặp phải các vấn đề sức khỏe sau:

Chảy nước miếng là dấu hiệu điển hình, phổ biến của chứng khó nuốt. Các triệu chứng khác có thể là đau khi ăn, buồn nôn, khó thở.

Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc của dạ dày bị viêm. Buồn nôn, nôn, đau ở dạ dày chính là những dấu hiệu nhận biết bệnh dễ nhất. Nếu tình trạng buồn nôn nhiều có thể dẫn tới tăng tiết nước bọt.

Hội chứng này có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính. Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng buồn nôn ra nước miếng trong.

Buồn nôn ra nước miếng trong có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích

Đây là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn gây ra. Một trong những triệu chứng đầu tiên của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn. Sau đó sẽ là nôn mửa, sốt, tiêu chảy. 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến người bệnh bị khó khăn khi nuốt thức ăn, buồn nôn và tăng tiết nước bọt. Ngoài các triệu chứng này, ợ chua, miệng thấy đắng là cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh.

Buồn nôn rát họng, tăng tiết bọt là dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản

Những vết loét ở dạ dày, thực quản, ruột khiến cơ thể người bệnh cảm thấy đau rát ở vùng ngực và dạ dày, nôn, buồn nôn, chứng khó tiêu và có thể lẫn máu trong phân.

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, ví dụ như tình trạng nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ của thuốc. Cũng như các bệnh đường tiêu hóa khác, bệnh có triệu chứng là buồn nôn, tăng tiết nước bọt.

Ung thư tuyến tụy có thể gây ra sự tăng tiết axit trong dạ dày, dẫn đến tình trạng chảy nước miếng. Ngoài ra, buồn nôn cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh bên cạnh các triệu chứng khác như: giảm cân không lý do, đau vùng bụng,…

Lo lắng, stress có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu,… Buồn nôn, tăng tiết nước bọt là triệu chứng rất phổ biến của rối loạn lo âu lan tỏa.

Khi bị quai bị, bạn sẽ có thể bị khó nuốt và dẫn đến tình trạng chảy nước miếng. Bên cạnh đó, biến chứng viêm tụy của quai bị có thể gây buồn nôn, đau bụng. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, đau bụng kèm theo sốt và cơ thể đau nhức, tốt nhất hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Khi bị quai bị, có thể bị khó nuốt và dẫn đến tình trạng chảy nước miếng

Khi bị buồn nôn, nôn, tăng tiết nước bọt, bạn cần thực hiện các việc sau:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng buồn nôn ra nước miếng trong hoặc nôn. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài thì tốt nhất người bệnh nên đi khám để được các bác sĩ kiểm tra. 

Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Bên cạnh đi khám, một chế độ dinh dưỡng chuẩn khoa học sẽ giúp giảm thiểu tình trạng buồn nôn, tăng tiết nước bọt.

Người bị buồn nôn ra nước miếng trong, tăng tiết bọt nên ăn gì? 

Dưới đây là những thực phẩm bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để giảm thiểu tình trạng buồn nôn, nôn, chảy nước miếng trong. Tất cả đều là những nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp:

Gừng tươi

Gừng có tính ấm, có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, giúp giảm các cơn buồn nôn hiệu quả. Chỉ cần một ly trà gừng hoặc một viên kẹo gừng, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái và dịu đi cơn buồn nôn.

Gừng có tính ấm, có tác dụng kháng viêm giúp giảm các cơn buồn nôn hiệu quả

Dưa hấu

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn nôn ra nước miếng trong, tăng tiết nước bọt là do cơ thể bị mất nước. Khi không bổ sung đầy đủ nước khiến các cơ quan như hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Do đó, một ly nước ép dưa hấu giúp giải quyết tình trạng này nhanh chóng. Các hoạt chất có trong dưa hấu như kali, magnesium đều là những khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể khi bị mất nước.

Khoai tây

Trong khoa tây rất giàu kali, một khoáng chất cần thiết giúp giảm thiểu tình trạng buồn nôn cho cơ thể. Bạn có thể ăn khoai tây nướng hoặc chế biến thành các món ăn đa dạng trong bữa ăn hàng ngày.

Chuối

Ăn một quả chuối khi cơ thể thấy mệt mỏi, buồn nôn chắc chắn là lựa chọn sáng suốt để cải thiện tình trạng trên. Nguyên nhân là do trong chuối rất giàu alkaloid, giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, hưng phấn. Từ đó cải thiện tình trạng đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn.

Trong chuối có nhiều hoạt chất giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, buồn nôn

Táo

Táo là trái cây giàu chất xơ, có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong đường ruột và giảm cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ để tránh phản tác dụng.

Bánh quy

Bánh quy giúp hấp thụ axit trong dạ dày. Từ đó làm giảm tình trạng buồn nôn hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên ăn chậm rãi, từng chút một và nên ăn bánh có vị nhạt.

Những thực phẩm người bị buồn nôn tăng tiết bọt nên kiêng

Ngoài bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe như trên. Người bị buồn nôn ra nước miếng trong, tăng tiết nước bọt cũng nên tránh các thực phẩm sau:

  • Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ăn cay nóng như tỏi, ớt,…
  • Thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh như xúc xích, thịt hun khói,…
  • Đồ ăn chứa đường hóa học như nước ngọt, nước có gas,…
  • Các chất kích thích và đồ uống có cồn như thuốc lá, cà phê, bia, rượu.

Những thực phẩm này có thể khiến cho tình trạng buồn nôn, tăng tiết nước bọt trở nên trầm trọng hơn.

Khi thấy buồn nôn ra nước miếng trong, tốt nhất tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp hạn chế các vấn đề về sức khỏe, trong đó có tình trạng buồn nôn. Bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt khoa học hàng ngày. Cụ thể:

  • Ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc.
  • Tránh làm việc căng thẳng kéo dài.
  • Giữ tinh thần luôn lạc quan, thoải mái.
  • Có chế độ tập luyện hàng ngày, đều đặn.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè.

Bạn đang lo lắng về tình trạng buồn nôn ra nước miếng trong, buồn nôn tăng tiết bọt hoặc buồn nôn quá nhiều không rõ nguyên nhân? Bạn cần một dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý? Bệnh viện Hồng Ngọc chính là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn.

Bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – cơ sở thứ 7 thuộc Hệ thống y tế Hồng Ngọc

Dịch vụ y tế của Hồng Ngọc được đông đảo khách hàng tin tưởng bởi:

  • Hệ thống y tế phủ rộng khắp các quận của Hà Nội với 7 cơ sở gồm 2 bệnh viện và 5 phòng khám đa khoa hiện đại.
  • Đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm với bệnh nhân
  • Có 25 khoa phòng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe từ cơ bản đến chuyên sâu
  • Hệ thống thiết bị máy móc hiện đại, được nhập khẩu đồng bộ từ nước ngoài 
  • Có nhiều tiện ích vượt trội từ hệ thống bệnh viện khách sạn 5*

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề