Phân biệt truyền thống tốt đẹp và hủ tục lạc hậu cho ví dụ chúng mình

Truyền thống tốt đẹp là gì? Hủ tục lạc hậu là gì? Làm thế nào để phân biệt truyền thống tốt đẹp và hủ tục lạc hậu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. Mời các bạn tham khảo!

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần [những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…] hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một số truyền thống tốt đẹp:

  • Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa…
  • Về văn hóa: các tập quán, cách ứng xử…
  • Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca…

Ví dụ để phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với những hủ tục, tập quán lạc hậu là:

  • Ví dụ truyên thống tốt đẹp: Phụ nữ Việt Nam mặc chiếc áo dài mỗi dịp lễ hội
  • Ví dụ về hủ tục, tập quán lạc hậu: Tục phơi xác chết hàng chục ngày rồi mới mai táng của người Mông ở Hà Giang

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và ý nghĩa của truyền thống dân tộc.

a. Cùng suy nghĩ:

  • Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
  • Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết?
  • Cho ví dụ để phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với những hủ tục, tập quán lạc hậu.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần [những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…] hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một số truyền thống tốt đẹp:

  • Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa…
  • Về văn hóa: các tập quán, cách ứng xử…
  • Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca…

Ví dụ để phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với những hủ tục, tập quán lạc hậu là:

  • Ví dụ truyên thống tốt đẹp: Phụ nữ Việt Nam mặc chiếc áo dài mỗi dịp lễ hội
  • Ví dụ về hủ tục, tập quán lạc hậu: Tục phơi xác chết hàng chục ngày rồi mới mai táng của người Mông ở Hà Giang

Câu hỏi: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Hướng dẫn trả lời: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần [những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp...] hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu hỏi: Dân tộc ta có nhiều truyền thống tốt đẹp. Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà em biết.

Hướng dẫn trả lời: Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào, như:

+ Truyền thống yêu nước;

+ Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm;

+ Truyền thống đoàn kết;

+ Truyền thống nhân nghĩa;

+ Truyền thống cần cù lao động;

+ Truyền thống hiếu học;

+ Truyền thống tôn sư trọng đạo;

+ Truyền thống hiếu thảo...

- Các truyền thống về văn hoá [các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hoá Việt Nam]

- Các truyền thống về nghệ thuật [nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca..]

- Những nghề truyền thống [nghề ươm tơ dệt lụa, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề khảm trai...]

Câu hỏi: Em hãy cho biết tên một số làng nghề nổi tiếng ở nước ta.

Hướng dẫn trả lời: Một số làng nghề nổi tiêng: Làng lụa Vạn Phúc - thuộc Hà Đông - Hà Nội; làng tranh Đông Hồ - Bắc Ninh; gạch Bát Tràng - Hà Nội; làng nghề đúc đồng [Phường Đúc - Thành phố Huế], nghề thêu, nghề làm nón, nghề khảm trai... ở Thừa Thiên - Huế; làng nghề thủ công mĩ nghệ ở phố cổ Hội An - Quảng Nam...

Câu hỏi: Bên cạnh những truyền thống tốt đẹp mang ý nghĩa tích cực, còn có truyền thống, thói quen, lối sống tiêu cực. Em hãy nêu một vài ví dụ mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

- Những tập quán lạc hậu, những hủ tục...

- Nếp nghĩ, lối sông tuỳ tiện...

- Các tục lệ ma chay, cưới xin... lãng phí, mê tín dị đoan...

Câu hỏi: Em hiểu thế nào là phong tục, hủ tục?

Hướng dẫn trả lời:

- Phong tục: Thói quen lâu đời đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được nhiều người thừa nhận và làm theo [có mặt tích cực cần phát huy, có mặt tiêu cực cần khắc phục].

- Hủ tục: Phong tục đã lỗi thời, không còn phù hợp với quan niệm về văn hoá, văn minh, đạo đức và nếp sống của xã hội hiện đại.

Câu hỏi: Thế nào là kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc?

Hướng dẫn trả lời: Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc đó là trân trọng, bảo vệ, tích cực tìm hiểu, học tập, thực hành theo những chuẩn mực giá trị truyền thống để cái hay, cái đẹp của truyền thông dân tộc ta tiếp tục phát triển và toả sáng.

Câu hỏi: Vì sao nói, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường phát triển, công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đất nước?

Hướng dẫn trả lời: Mỗi dân tộc muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với các nền vãn hoá khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu được tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng, cái bản sắc của dân tộc. Nếu không biết thừa kế, giữ gìn và phát huy truyền thông đó, mỗi dân tộc có thể sẽ đánh mất bản sắc riêng của mình và bị đồng hoá bởi các dân tộc khác, các nền văn hoá khác.

Hiện nay, trong điều kiện xã hội ta đang đổi mới, mở cửa, giao lưu rộng rãi với các nước, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thông, bản sắc dân tộc, chạy theo những cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị văn hoá tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi: Đối với mỗi cá nhân, việc thừa kế và phát huy truyền thống dân tộc có ý nghĩa như thê nào?

Hướng dẫn trả lời: Đối với mỗi cá nhân, việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc giúp ta dễ dàng hoà nhập vào cộng đồng dân tộc, phát triển nhân cách của mình trên cơ sở tiếp thu các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.

Câu hỏi: Ý nghĩa, vai trò của truyền thống đối với sự phát triển của mỗi dân tộc?

Hướng dẫn trả lời: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng giá trị, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và của mỗi cá nhân. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc?

Hướng dẫn trả lời:

- Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Chúng ta cần lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thông dân tộc.

Câu hỏi: Hàng năm chúng ta kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn trả lời: Ngày Nhà giáo Việt nam 20-11 được tổ chức hàng năm thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Vào ngày đó, các thế hệ học sinh nhớ đến công ơn của các thầy giáo, cô giáo - những người đã có công dạy dỗ mình.

Câu hỏi: Hàng năm chúng ta kỉ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27 - 7 có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn trả lời: Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27 - 7 được tổ chức hàng năm thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc. Vào ngày đó, các thế hệ tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh những người đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

 

Câu hỏi: Phân biệt phong tục và hủ tục?

Trả lời:

Phân biệt phong tục và hủ tục:

- Phong tục là thói quen, là nề nếp được được hình thành trong quá trình phát triển của xã hội, từ hoạt động đời sống của con người và truyền từ đời này sang đời khác được xã hội công nhân.Phong tục được gọi là bắt buộc như nghi thức, nghi lễ thì cũng khác với các hoạt động thường ngày thường xuyên của chúng ta.

- Hủ tục lànhững thói quen,nghi thức cổ về những điều linh thiêng nhưng có thể dẫn đến những việc làm không tốt khiến xã hội lên án.

Mời bạn đọc cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về phong tục và hủ tục qua bài viết dưới đây.

I. Phong tục

1. Phong tục là gì?

- Phong tục là toàn bộ những hoạt động trong sinh hoạt của con người được hình thành và tạo lập trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.

- Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương tầng lớp xã hội hay thậm chỉ một dòng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành nhiều loại. Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người, như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão… Hệ thống phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm, hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con người, mà với cư dân nông nghiệp là từ đất gieo hạt, cấy hái đến thu hoạch, với ngư dân là theo mùa đánh bắt cá,… Hệ thống các phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm như phong tục mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông. Phong tục là một bộ phận của văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của một dân tộc, một địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí chế định nhiều ứng xử của cá nhân trong cộng đồng.

2. Vai trò của phong tục, tập quán trong đời sống xã hội

Phong tục mang lại nhiều ý nghĩa đối với đời sống xã hội và đối với chế độ quản lý của Nhà nước:

- Phong tục làm cho sắc thái văn hóa trở nên đa dạng, phong tục giúp chúng ta phân biệt được cộng đồng này, dân tộc này, nước này khác với cộng đồng khác, dân tộc khác, nước khác. Sống đúng với phong tục của nước mình, dân tộc mình mới là sống đúng với truyền thống. Phong tục Việt Nam nói chung và các phong tục của dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng là một đề tài vô tận, bởi nước ta có 54 dân tộc với rất nhiều phong tục, nghi lễ văn hóa khác nhau. Có thể nói, phong tục là nét đặc trưng của một quốc gia, một dân tộc, thậm chí là một làng, một xã, một thôn, một gia đình,…

- Việc duy trì các nếp sống để trở thành phong tục là một điều mang ý nghĩa cả về mặt ý thức lẫn tâm linh. Đối với một số phong tục như lì xì đầu năm, xin chữ hay chúc tế,phong tục thờ cúnggia tiên, phong tục “Lễ ba ngày”, phong tục an táng người chết, phong tục về cưới hỏi,… tất cả đều là niềm tin của người dân dành cho những tín ngưỡng, những lưu truyền của cha ông ta từ ngàn đời cho đến nay. Đồng thời, việc duy trì những phong tục thường niên này tạo niềm tin cho những người thực hiện rằng sẽ có được những điều tốt lành, sẽ được ông bà trên cao ủng hộ, được mọi người yêu mến và học hỏi, từ đó, tạo nên một niềm tin nội tâm mãnh liệt, tạo thành động lực cho từng người luôn tin vào những điều tốt đẹp, luôn tin vào cuộc sống, có ý chí vươn lên, không bao giờ từ bỏ và cũng không để bản thân vướng vào những điều đen tối.

- Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới hiện nay, không chỉ đơn thuần dựa vào ý nghĩ chủ quan mà phải biết vận dụng thuần phong mỹ tục vào nếp sống, nếp suy nghĩ, hành động, cách đối nhân xử thế, hợp với trào lưu tiến hóa. Có những phong tục cổ truyền xuất xứ từ kinh nghiệmthực tiễntrong cuộc sống thời xưa, đến nay không hợp thời nữa, trở thành đồi phong bại tục, ta cũng cần nghiên cứu để biết nguyên do, từ đó mới vận dụng cho thích hợp với hiện tại và tương lai, hoặc tìm những phong tục hay để bổ kết mà loại trừ dần những cái dở. Chính đặc tính này của phong tục mà những giá trị tốt đẹp luôn được lưu giữ và truyền lại, còn những điều không còn phù hợp với thời đại nữa như phong tục nhuộm răng, phong tục rải tiền vàng mã, phong tục cướp vợ ở các đồng bào dân tộc thiểu số, phong tục về ma chay cưới hỏi ở một số đồng bào vùng sâu vùng xa,… đều bị loại trừ hoặc được cải tiến thành những cái tốt đẹp hơn.

- Phong tục cũng góp phần không nhỏ trong ổn định trật tự xã hội, đóng góp một phần lớn trong việc quản lý và quán triệt đời sống xã hội của những người đứng đầu trong một nhóm cộng đồng dân cư. Việc hình thành phong tục đã là một yếu tố tiên quyết để những người trong cùng một cộng đồng dân cư thống nhất với nhau về tư tưởng, cùng nhau hành động theo một hướng, tạo nên sự ổn định nhất định trong đời sống. Từ đó, những người đứng đầu là những người có trách nhiệm quản lý một cộng đồng dân cư có thể dựa theo những phong tục đó để có những quyết sách quản lý phù hợp, cũng có những ý tưởng dựa trên niềm tin của cộng đồng dân cư vào những phong tục đó để ổn định trật tư xã hội một cách tốt nhất, ngày càng đưa cộng đồng dân cư đó hướng đến những điều tốt đẹp, văn minh, tiến bộ, bài trừ những hủ tục lạc hậu, không còn phù hợp với thời đại, đem lại những điều không tốt đẹp, gây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, phong cách, lối sống, sức khỏe của con người.

II. Hủ tục

1. Hủ tục là gì?

- Hủ tụclàphong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu.Theo cách hiểu thông thường hiện nay thì hủ tục là những thói hư], tồi tàn làm cho xã hội bị trì trệ, chậm phát triển. Những hủ tục thường mang màu sắc mê tín đã trở thành vật cản, là gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người, nhất là các dân tộc thiểu số

- Hủ tục bắt nguồn từ đời sống tinh thần của nhân dân, tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử.Các hình thức của hủ tục đã luôn tự thay đổi để thích nghi với xã hội mà nó đang tồn tạiHủ tục không phải là thứ thiên kinh, địa nghĩa. Các hủ tục vẫn có thể thay đối nếu những người đang sống tại nơi tồn tại những hủ tục được giáo dục tốt

2. Những phong tục tập quán lạc hậu có ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống của người dân
- Nạn tảo hôn dẫn đến sinh con sớm, sinh con nhiều trong khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên ảnh hưởng đến sức khỏe.Tảo hôn, trẻ thất học, xa gia đình sớm, các em chưa ý thức được cuộc sống vợ chồng, vì thế hạnh phúc không thể đảm bảo, dẫn đến li hôn, cuộc sống dang dở, bất hạnh, tảo hôn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình và xã hội.

- Khi ốm không đưa đến các cơ sở y tế chữa bệnh mà chỉ tin vào việc cúng bái, gây hậu quả không tốt cho người bệnh ảnh hưởng đến tính mạng.

- Quan niệm trọng nam khinh nữ, phải có con trai lối dõi dẫn đến việc sinh đẻ không có ké hoạch, con cái đông, dẫn đễn điều kiện sống thiếu thốn,trẻ không được đến trường gây nhiều khó khăn cho gia đình và xã hội.

- Hiện tượng mê tín dị đoan, lên đồng, bói toán, xem quẻ, xin xăm gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.

- Vứt rác bừa bãi ; Ăn ở mất vệ sinh gây ô nhiễm môi trường dẫn đến các đại dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, cộng đồng……..

 

Chủ Đề